"Vụ đánh bom sẽ rất lớn, nhưng sẽ giới hạn trong một mục tiêu cụ thể" - nguồn tin nói, nhưng không xác định chính xác đây là mục tiêu gì.
Tờ Jerusalem Post trong bài cover của mình cho rằng mục tiêu tấn công có thể là một cơ sở liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Còn theo các nguồn tin của tờ Maariv, Nhà Trắng đã thảo luận về lựa chọn hành động quân sự chống lại Iran từ lâu. Mặc dù Tổng thống Donald Trump không hào hứng với khả năng Mỹ tấn công Iran , nhưng ông "đang mất dần kiên nhẫn" và cho phép Ngoại trưởng Mike Pompeo, người có những tuyên bố cứng rắn về Iran, thúc đẩy những chính sách của mình.
Theo các nguồn tin, các cuộc thảo luận cấp cao về những lựa chọn quân sự có sự tham dự của những chỉ huy cấp cao, quan chức Lầu Năm Góc và cố vấn tổng thống.
Tuần trước, sau các vụ tấn công phá hoại 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman, Ngoại trưởng Mỹ lập tức quy trách nhiệm cho Iran, nhưng bị Tehran phủ nhận.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng cáo buộc của Mỹ "không có bằng chứng thực tế" và cáo buộc ngược các quan chức chính quyền của Tổng thống Donald Trump và các đồng minh vùng Vịnh "tham gia phá hoại ngoại giao để che đậy khủng bố kinh tế của họ chống lại Iran".
Hôm 18.6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo Mỹ chớ "mở chiếc hộp Pandora" ở Trung Đông sau khi Mỹ tuyên bố triển khai thêm 1.000 binh sĩ đến khu vực này.
Trong khi đó, Nga cho rằng chính sách "gây áp lực chính trị, tâm lý, kinh tế và quân sự" của Mỹ đối với Iran là "khiêu khích" và không khác gì nỗ lực "kích động chiến tranh" - theo Sputnik.