Bản báo cáo gồm 37 trang do một ủy bản gồm các chuyên gia độc lập của LHQ soạn thảo và đã được đệ trình lên HĐBA LHQ vào đầu tháng 8. Reuters đã tiếp cận bản báo cáo này, nhưng từ chối tiết lộ các chi tiết liên qua tới thời gian và địa điểm của các chuyến tàu và loại hàng hóa đã được chuyên chở. "Ủy ban đang điều tra những nghi vấn về hoạt động trao đổi các loại hóa chất bị cấm, tên lửa đạn đạo và vũ khí thông dụng giữa Syria và Triền Tiên"
Cũng theo bản báo cáo "Có hai quốc gia đã áp dụng biện pháp cấm các chuyến tàu hàng này đi tới Syria. Còn một quốc gia khác thông báo cho Ủy ban điều tra về nghi vấn các loại hàng hóa được vận chuyển thuộc hợp đồng của KOMID (Tập đoàn phát triển thương mại khai khoáng Hàn Quốc) với Syria"
Được biết, KOMID đã nằm trong danh sách đen của HĐBA LHQ từ năm 2009 và được nhận định là một cơ quan chủ chốt của chính quyền Bình Nhưỡng với nhiệm vụ mua bán các loại vũ khí và xuất khẩu các thiết bị liên quan tới tên lửa đạn đạo và vũ khí thông thường. Vào tháng 3/ 2016, HĐBA cũng đưa vào danh sách đen 2 đại diện của KOMID tại Syria.
"Bên nhận hàng là các thực thể của Syria mà theo Mỹ và Liên Minh Châu Âu nhận định chính là các công ty bình phong cho Trung Tâm nghiên cứu và học thuật khoa học Syria (SSRC). Theo ủy ban điều tra, SSRC đã từng hợp tác với KOMID trong các hoạt động chuyển chở các loại hàng hóa bị cấm trước kia"
Điều đáng nói là SSRC chính là cơ quan phụ trách chương trình vũ khí hóa học của Syria trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Các chuyên gia LHQ thông báo cụ thể họ đang điều tra sự hợp tác giữa Syria và Triều Tiên trong các chương trình tên lửa Scud và việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống tên lửa phòng không đất đối không của chính phủ Syria.
Phái bộ của Triều Tiên và Syria tại LHQ vẫn chưa bình luận nào về các nhận định trên.
LHQ đã áp đặt lệnh cấm vận với Triều Tiên kể từ 2006 do các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo. HĐBA mới đây đã thông báo siết chặt các biện pháp cấm vận sau khi Bình Nhưỡng tiến hành liên tiếp 5 vụ thử hạt nhận và 4 vụ phóng tên lửa tầm xa.
Syria đã nhất trí phá hủy kho vũ khí hạt nhân vào năm 2013 trong một thỏa thuận do Nga và Mỹ đề xuất. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao và chuyên gia về vũ khí tỏ ra nghi ngờ khả năng chính phủ nước này vẫn bí mật duy trì và phát triển các loại vũ khí hóa học mới.
Trong suốt hơn 6 năm nội chiến tại Syria, Tổ chức Cấm các loại vũ khí hóa học đã từng tuyên bố chất độc thần kinh bị cấm sarin đã được sử dụng ít nhất 2 lần và việc sử dụng khí clo như một loại vũ khí là rất phố biến tại lãnh thổ nước này. Mặc dù vậy, chính phủ Syria vẫn liên tục phủ nhận việc sử dụng vũ khí hóa học.