Paul Kern là một người lính Hungary trong Thế chiến thứ nhất, bị đạn bắn vào đầu mà không chết, nhưng viên đạn đã lấy đi từ anh giấc ngủ trong suốt phần đời còn lại.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, chàng trai trẻ Paul Kern đã cùng hàng triệu đồng hương người Hungary đáp lời kêu gọi lên chiến trường để trả thù cho Đức vua Franz Ferdinand đã chết của họ.
Anh gia nhập quân đội Hungary và ngay sau đó là đội quân xung kích tinh nhuệ, những người dẫn đầu trong việc tiến công các chiến hào của quân đội Nga ở mặt trận phía Đông. Năm 1915, một viên đạn từ phía đối phương đã xuyên qua đầu Kern, và anh nhắm mắt lần cuối trong đời.
Đối với những người lính khác, điều này sẽ tương đương với cái chết. Nhưng Kern thì không, đôi mắt của anh đã mở trở lại trong bệnh viện dã chiến.
Paul Kern, người đàn ông không ngủ suốt 40 năm. Ảnh chụp năm 1930.
Nhưng, từ khi hồi phục ý thức cho đến khi qua đời vào năm 1955, Kern không ngủ một giây phút nào. Nên biết rằng giấc ngủ từ lâu đã được coi là một phần thiết yếu của cuộc sống con người. Có nhiều lý do vật lý và khoa học giải thích cho điều này, như giấc ngủ khiến protein trong não được giải phóng, xóa bỏ các khớp thần kinh không cần thiết và phục hồi chức năng nhận thức.
Thậm chí những người bị mất ngủ còn hay gặp ảo giác và thay đổi tính cách. Mất ngủ thậm chí đã giết chết những con chuột trong phòng thí nghiệm.
Nhưng trong suốt 40 năm còn lại sau sự cố đó, Paul Kern không gặp phải những triệu chứng trên. Vấn đề lớn nhất của anh là với việc thức 24 giờ một ngày, anh cần phải tìm việc để làm trong suốt 8 giờ nhiều hơn người bình thường đó .
Người bình thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề nếu không ngủ đủ giấc.
Các bác sĩ khi lần đầu tiên gặp phải tình trạng của Kern được cho là đã hoài nghi, nhưng anh lính này rất thoải mái trong việc cho phép bất cứ ai khám xét mình. Người đàn ông này cũng đã được chụp X-quang tại các bệnh viện từ Áo đến Úc, nhưng không có lý do gì được tìm ra ngoài việc phát hiện dấu vết đường đạn đã xuyên qua thái dương bên phải, loại bỏ một phần thùy trán của anh, và thoát ra ngoài.
Một bác sĩ đưa ra giả thuyết rằng Kern có thể sẽ ngủ thiếp đi vài giây trong suốt cả ngày, nhưng anh không nhận ra mình đã ngủ. Đáng tiếc rằng không ai nhận ra tình huống Kern ngủ thiếp đi theo cách như vậy. Các bác sĩ khác thì cho rằng viên đạn đã xé đi tất cả các vùng não cần thiết hỗ trợ cho việc ngủ của anh. Họ tin rằng anh sẽ không sống được quá lâu vì tổn thương này.
Trong suốt 40 năm sau lần chợp mắt cuối cùng, Kern cho biết việc phải liên tục tỉnh táo chỉ gây ra cho anh vài cơn đau đầu. Vấn đề chỉ xảy ra khi anh không để mắt nghỉ ngơi ít nhất một giờ mỗi ngày, để cho các dây thần kinh thị giác của mình được hồi phục. Và Kern đã dành số thời gian dư ra của mình một cách khôn ngoan, bằng cách đọc sách và dành thời gian cho những người bạn thân thiết của mình.
Tham khảo BI