Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Nét độc đáo trong cách thức sử dụng tên lửa chống tăng

Sao Đỏ |

Một số hình thức chiến thuật tưởng như đã không còn được sử dụng thì nay lại quay trở về đúng với nguyên bản.

Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam vừa phát sóng một phóng sự về công tác huấn luyện chiến đấu tại Tiểu đoàn tên lửa chống tăng 371 - Binh chủng Pháo binh.

Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger), Việt Nam gọi bằng tên định danh B72 đã được đưa vào sử dụng từ Kháng chiến chống Mỹ, nó sử dụng cơ chế điều khiển bằng tay thông qua dây dẫn khá thô sơ.

Trọng lượng tên lửa B72 tương đối nặng nề, khả năng xuyên phá giáp không cao như những loại hiện đại, nhưng đây vẫn là "sát thủ diệt tăng" chủ chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Nét độc đáo trong cách thức sử dụng tên lửa chống tăng - Ảnh 1.

Triển khai tên lửa chống tăng B72 ngoài thực địa. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Tầm bắn nằm trong khoảng 500 m - 3.000 m, tức là phải vượt qua cự ly tối thiểu thì mới thực hiện được thao tác lái đạn, cho nên trong đội hình chiến thuật của Quân đội Liên Xô, phía trước khẩu đội tên lửa chống tăng bao giờ cũng phải bố trí những tổ mang súng phóng rocket kiểu RPG-7 để lấp khoảng trống.

Trong điều kiện thực chiến tại Việt Nam, cách thức trên đã được rút gọn nhưng vẫn đủ để phát huy hiệu quả. Tuy nhiên trong khoa mục huấn luyện của Tiểu đoàn 371, chúng ta vẫn thấy sự có mặt của chiến sĩ mang RPG-7.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Nét độc đáo trong cách thức sử dụng tên lửa chống tăng - Ảnh 2.

Súng phóng rocket RPG-7 (B-41) nằm trong đội hình chiến thuật của trung đội tên lửa chống tăng. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Gần đây Việt Nam đã công bố dự án cải tiến tên lửa chống tăng có trong biên chế. Sau nâng cấp, ATGM có thể xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ, sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và bổ sung chế độ bán tự động.

Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s, đủ khả năng diệt xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m.

Xem video: Huấn luyện tên lửa chống tăng B72. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Huấn luyện tên lửa chống tăng B72

Tuần qua, Tổng cục Kỹ thuật đã tiến hành chấm các nội dung thuộc Hội thi tăng - thiết giáp toàn quân năm 2017 tại Lữ đoàn 405 - Quân khu 3.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Nét độc đáo trong cách thức sử dụng tên lửa chống tăng - Ảnh 4.

Đội hình xe tăng, xe thiết giáp trong biên chế Lữ đoàn 405. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Đơn vị đã thực hiện tốt các khoa mục như thi vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) tốt; khai thác VKTBKT giỏi; hoạt động ngày kỹ thuật và khu kỹ thuật; thi đề tài sáng kiến kỹ thuật và kiểm tra nhận thức về công tác chuyên môn kỹ thuật.

Đây là dịp để Lữ đoàn 405 thống nhất các quy định trong thực hiện nề nếp chính quy chuyên ngành tăng thiết giáp; nâng cao chất lượng đồng bộ của VKTBKT; đồng thời nâng cao trình độ nhận thức, năng lực thực hành, quản lý, khai thác và trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Nét độc đáo trong cách thức sử dụng tên lửa chống tăng - Ảnh 5.

Xe thiết giáp chở quân Type 63 vẫn trong tình trạng kỹ thuật tốt sau thời gian dài sử dụng. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Nét độc đáo của Lữ đoàn 405 đó là đơn vị có trong biên chế rất đa dạng các loại phương tiện khác nhau, từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, xe tăng lội nước PT-76, cho đến cả xe thiết giáp chở quân bánh xích K63 do Trung Quốc sản xuất.

Xem video: Chấm thi kỹ thuật tăng - thiết giáp tại Quân khu 3. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Chấm thi kỹ thuật tăng - thiết giáp tại Quân khu 3

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại