'Ẩn tình' gì sau lời hứa ngược dòng sức ép Mỹ, ủng hộ toàn diện Nga dành cho Cuba?

Phương Đỗ |

Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã thể hiện lập trường của Nga dành cho quốc gia Mỹ Latin trước sức ép từ Mỹ.

Trong chuyến công du tới Havana, nơi Moscow đang tìm cách đẩy mạnh phát triển mối quan hệ song phương từ thời Chiến tranh lạnh, mới đây Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Cuba Rodriguez Parrilla.

Tại cuộc gặp, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nga đã chỉ trích quyết định hồi tháng tư của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng hạn chế thương mại mới lên Cuba. Ông Lavrov gọi đó là những động thái "không thể chấp nhận được" và "áp bức kinh tế trái pháp luật".

"Chúng tôi sẽ ủng hộ hoàn toàn người dân Cuba không chỉ về chính trị, đạo đức, các biện pháp phát triển hợp tác công nghệ quân sự, mà còn thông qua thúc đẩy các dự án thương mại và kinh tế, nhằm giúp đỡ cho nền kinh tế Cuba trở nên mạnh mẽ hơn trước tất cả các nguy cơ từ bên ngoài", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.

"Tôi hy vọng chúng ta sẽ thành công", ông nói. "Ngày hôm nay, chúng tôi đã thảo luận về điều này một cách cụ thể. Bộ phận kinh tế của hai nước đang liên tục làm việc cùng nhau".

Ẩn tình gì sau lời hứa ngược dòng sức ép Mỹ, ủng hộ toàn diện Nga dành cho Cuba? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez sau cuộc gặp gỡ tại Bộ Ngoại giao Cuba, Havana vào ngày 24/7. Moscow cam kết hỗ trợ Havana giữa những lệnh trừng phạt từ Washington (ảnh: AFP/getty)

Mối quan hệ của Havanad và Moscow trong quá khứ trực tiếp ảnh hưởng tới quan hệ phức tạp giữa Cuba với Washington. Cuộc Cách mạng Cuba 1952 đưa Chủ tịch Chủ tịch Fidel Castro lên nắm quyền đã khiến Mỹ giận dữ và thông qua lệnh cấm vận kinh tế toàn diện lên đảo quốc.

Chủ tịch Castro, người từng sống sót sau hàng trăm cuộc ám sát có liên quan tới CIA, qua đời vào năm 2016 với người kế nhiệm chính là em trai Raul vào năm 2011. Năm ngoái, ông Raul đã rút lui và được thay thế bởi Chủ tịch Miguel Díaz-Canel. Trong khi cựu Tổng thống Barack Obama đã phần nào "nới lỏng" những hạn chế kéo dài nhiều thập kỷ mà Washington dành cho Havana, nhiệm kỳ của ông Díaz-Canel lại bắt đầu vào một thời kỳ đặc biệt khó khăn trong quan hệ Mỹ-Cuba.

Ẩn tình gì sau lời hứa ngược dòng sức ép Mỹ, ủng hộ toàn diện Nga dành cho Cuba? - Ảnh 2.

Tàu khu trục của Hải quân Nga Đô đốc Admiral Gorshkov cập cảng Havana ngày 24/6. Đầu tuần này, một phái đoàn hải quân Nga đã có mặt tại Havana trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa đảo quốc và Mỹ (ảnh: AFP/getty)

Một loạt các cuộc tấn công bằng âm thanh bị cáo buộc là nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ tại Havana cho tới giờ vẫn chưa có được lời giải thích thỏa đáng. Theo một nghiên cứu mới công bố hôm thứ ba (23/7), các cuộc tấn công trên được cho là có ảnh hưởng và làm thay đổi não bộ các viên chức ngoại giao. Tổng thống Trump cũng tìm cách cô lập Cuba hơn nữa bằng cách thắt chặt lệnh cấm vận bất chấp những chỉ trích ngay cả từ các đồng minh châu Âu của Washington. Tháng 4/2019, chính quyền Trump công bố một loạt trừng phạt mới nhằm ngăn cản nguồn vốn từ Mỹ đổ vào Cuba. Lý do trừng phạt là do Cuba hỗ trợ cho Venezuela.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez - người kế nhiệm đồng minh thân cận của Chủ tịch Castro là Hugo Chávez vào năm 2013, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế có sự tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tháng 1/2019, nhà lãnh đạo Quốc hội thuộc phe đối lập của Venezuela Juan Guaidó bất ngờ tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời. Hành động của ông Guaidó nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh tại cả Mỹ Latin và trên thế giới. Trong khi đó, Cuba cùng một số nước trong khu vực như Bolivia, Mexico và Nicaragua vẫn công nhận và đề nghị hỗ trợ ông Maduro.

Việc Nga cũng ủng hộ cho Tổng thống Maduro – giống như Trung Quốc, Iran và một số quốc gia khác, đã khiến Washington lên tiếng chỉ trích thứ họ gọi là "ảnh hưởng nước ngoài" từ Moscow, Bắc Kinh, Tehran và những nước khác tại Caracas.

"Nghe những đại diện từ Mỹ cáo buộc rằng, ai đó ở phía đông bán cầu không thể có đối tác tại phía tây và ngược lại, thực sự là rất ngớ ngẩn. Hãy nhìn vào bản đồ những nơi Mỹ đang có căn cứ quân sự của mình", ông Lavrov phát biểu, đồng thời trích dẫn cả căn cứ của Anh trên đảo Faulkland ngoài biển Argentina. "Trong mắt tôi, dường như không có căn cứ cho một cuộc đối thoại nghiêm túc".

Năm ngoái, truyền thông đăng tin Nga có thể muốn xây dựng một căn cứ quân sự tại Cuba. Đồn đoán này làm dấy lên những ký ức về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, khi Mỹ và Liên Xô căng thẳng về việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung gần các biên giới với Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ. Các vũ khí sau đó đã được dỡ bỏ để giải quyết khủng hoảng và việc triển khai toàn bộ các tên lửa thuộc lớp này đã bị cấm theo thỏa thuận Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) 1987. Tuy nhiên, hồi tháng hai, Washington đã hủy bỏ hiệp định, và đầu tháng này, Moscow cũng đưa ra quyết định tượng tự. Tất cả các diễn biến dẫn tới những lo ngại về sự tái xuất của các tên lửa đạn đạo tầm trung trong một tương lai rất gần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại