Ấn Độ tiếp tục chỉ trích vũ khí Nga với lý do hiệu suất chiến đấu “yếu kém” của tên lửa R-77 đã khiến tiêm kích MiG-21 Bison của không quân nước này thất bại trước F-16 của Pakistan.
Theo dữ liệu được tạp chí One India đưa ra thì do sự kém hiệu quả của tên lửa R-77 mà không quân Ấn Độ chẳng thể nào tấn công được máy bay chiến đấu của Pakistan.
Trong cuộc "đọ cánh" với chiến đấu cơ Pakistan, tiêm kích MiG-21 Bison của Ấn Độ đã mang theo tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77 (hay còn gọi là RVV-AE).
Không quân Ấn Độ cho rằng tên lửa R-77 có tầm bắn chỉ vào khoảng 80 km, trong khi đó tiêm kích Pakistan đã tấn công từ khoảng cách 100 km thông qua tên lửa AIM-120-C5.
Trước tình hình trên, Ấn Độ đã quyết tâm thay thế tên lửa R-77 của Nga bằng loại I-Derby ER do Israel sản xuất. Bên cạnh tầm bắn lớn hơn lên tới 100 km thì công nghệ áp dụng trên vũ khí này cũng cao cấp hơn nhiều.
Derby (còn được gọi là Alto) là loại tên lửa không đối không tiên tiến do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu chế tạo, về cơ bản thì Derby chính là tên lửa Python-4 mở rộng với đầu dò radar chủ động.
Quá trình thiết kế Derby khởi động từ đầu thập niên 1980, tên lửa được giới thiệu vào giữa những năm 1990 và chính thức được chấp nhận đưa vào trang bị của không quân Israel từ năm 1998.
Tên lửa có chiều dài 362 cm, sải cánh 64 cm, đường kính 16 cm, trọng lượng phóng 118 kg, mang đầu đạn nặng 23 kg, tốc độ tối đa Mach 4, tầm bắn 50 km (lên tới trên 100 km ở phiên bản tăng tầm I-Derby ER).
Tên lửa có chiều dài 362 cm, sải cánh 64 cm, đường kính 16 cm, trọng lượng phóng 118 kg, mang đầu đạn nặng 23 kg, tốc độ tối đa Mach 4, tầm bắn 50 km (lên tới trên 100 km ở phiên bản tăng tầm I-Derby ER).
Tương tự Python-5, tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn Derby cũng có chế độ Khóa mục tiêu sau khi phóng - LOAL (Lock On After Launch) cực kỳ tiên tiến.
Tên lửa sẽ nhận thông tin về mục tiêu sau khi được phóng từ máy bay, việc điều hướng đạn tới vị trí dự đoán được lập trình bởi thuật toán đặc biệt, sau đó đầu dò radar chủ động trên tên lửa sẽ hoàn tất quá trình công kích.
Với Derby, các chiến đấu cơ sẽ không bắt buộc phải mang thêm tên lửa tầm ngắn, vì loại đạn này còn cả chế độ Khóa mục tiêu trước khi phóng - LOBL (Lock On Before Launch) chuyên dùng cho không chiến tầm cực gần.
Đầu dò radar chủ động trên tên lửa khi đó sẽ "bắt chết" mục tiêu, khả năng cơ động tuyệt vời ở góc hẹp khiến đối phương gần như không thể chạy thoát.
Nền tảng mang tên lửa Derby bao gồm các chiến đấu cơ đang phục vụ trong không quân Israel như F-35I Adir, F-16I Sufa, F-15I Ra'am hay K-fir... tuy nhiên nó dễ dàng tích hợp lên các loại tiêm kích khác khi có yêu cầu.
Ngoài ưu điểm vượt trội của I-Derby ER, việc Ấn Độ quyết tâm thay thế tên lửa R-77 còn đến từ nguyên nhân khác đó là số đạn này thuộc biến thể đời đầu đã quá cao tuổi, hệ số kỹ thuật không còn đảm bảo như trước kia.
https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-an-do-chi-trich-gay-gat-ten-lua-kem-coi-r77-nga-quyet-thay-bang-iderby-er-israel/813174.antd