Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em

Việt Hương |

Những trẻ em, phụ nữ mang thai và nam giới vượt biên bị bỏ mặc cho đến chết mới được tìm thấy trên chiếc thuyền cao su trôi dạt trên biển Địa Trung Hải trong 1 thảm họa di cư.

Một tổ chức từ thiện Tây Ban Nha đã tìm thấy 167 người di cư vẫn còn sống và 13 người khác đã thiệt mạng trong một cuộc giải cứu những con thuyền cao su trên hành trình vượt biển sống còn.

Theo Tổ chức Di cư Thế giới, cho đến nay, hơn 2200 người di cư đã thiệt mạng vì cố gắng băng qua Địa Trung Hải đến Châu Âu, tức là trung bình có 10 người chết một ngày.

Cuộc cứu hộ gần đây diễn ra cách bờ biển Sabratha (Libya) 15 dặm, những người di cư trên con thuyền là người vùng hạ Saharan và cuộc hành trình thất bại đã làm hơn chục người tử vong.

Liên minh Châu Âu (EU) đã gia hạn hoạt động của lực lượng hải quân nhằm kiểm soát nạn buôn người trên Địa Trung Hải đến cuối năm 2018 và đồng thời kiểm soát tình trạng buôn lậu dầu từ Libya.

Chiến dịch Sophia với máy bay và tàu hải quân giám sát vùng Địa Trung Hải, mục đích nhằm ngăn chặn mạng lưới buôn lậu và hỗ trợ lực lượng bảo vệ bờ biển của Libya như một cách nhằm kiểm soát dòng người đang cố gắng vượt biên một cách nguy hiểm từ Libya đến Italia trên những chiếc thuyền không đảm bảo an toàn.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 1.

Những nhân viên cứu hộ của tổ chức Proactiva Open Arms đưa thi thể người di cư thuộc vùng hạ Saharan trên chiếc thuyền cao su ở vùng biển Địa Trung Hải ra ngoài. Theo nhóm cứu hộ Tây Ban Nha, khoảng hơn 120 người di cư đã được cứu nhưng 13 người đã chết, trong đó có cả phụ nữ có thai và trẻ em.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 2.

Nỗi đau hằn sâu trên khuôn mặt của một người phụ nữ được giải cứu cùng với những người khác cố vượt biển Địa Trung Hải.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 3.

Hàng chục người di cư với những chiếc ao phao màu cam nổi bật trên con thuyền trôi dạt bập bềnh khoảng 15 dặm ngoài khơi bờ biển Sabratha, Libya.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 4.

Nhân viên cứu hộ đưa một thi thể người nhập cư trên chiếc cáng màu cam ra ngoài trong khi nhiều thi thể nạn nhân khác vẫn nằm gần đó.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 5.

Những người di cư châu Phi, một số mặc ao phao, một số không, đang gần như tuyệt vọng giơ tay để được cứu khỏi con thuyền đang chìm dần.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 6.

Một thi thể đã được bọc kín và buộc vào cáng để mang đi khỏi đoàn người di cư đang ngồi trên thuyền cứu hộ.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 7.

Hai cậu bé ngồi trên thuyền sau khi được nhân viên cứu hộ tổ chức NGO Tây Ban Nha Proactiva Open Arms giải cứu.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 8.

Một người di cư châu Phi với đôi mắt sợ hãi cố gắng lên chiếc thuyền cứu trợ của tổ chức Proactiva Open Arms sau khi bị rơi xuống từ chiếc thuyền cao su thủng ở biển Địa Trung Hải.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 9.

Một người di cư vẫn cố giơ hai ngón tay chữ V với camera gần đó dù cho hàng chục người trên chiếc thuyền đang chìm dần.

Thời tiết ấm lên làm số lượng người di cư vượt biển Địa Trung Hải tăng lên và gia tăng áp lực lên các lực lượng cứu hộ.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia cho biết, hơn 8.000 người di cư đã được cứu ngoài khơi bờ biển Libya trong khoảng thời gian chỉ 48 tiếng đồng hồ tháng trước.

Người phát ngôn Hải quân Libya, Tướng Ayoub Qassem cho biết thêm, hầu hết người di cư còn trẻ tuổi đến từ Cameroon, Sudan, Mali và Senegal và vượt biên trên những chiếc thuyền cao su tạm bợ.

Những người di cư bị bắt hoặc được cứu bởi lực lượng bảo vệ bờ biển Libya thường được đưa vào các trung tâm giam giữ cho đến khi về nhà.

Nhưng nhiều người đã trở thành nạn nhân của việc tống tiền hoặc bị lợi dụng bởi những kẻ buôn người - một bộ phận đã lợi dụng những bất ổn tại Libya suốt thời gian qua để kiếm lời một cách tàn nhẫn có thể dẫn đến chết người.

Tính đến tháng 1 vừa qua, hơn 90.000 người di cư đã đến được bờ biển Italia, tăng 14% so với cùng thời gian này năm ngoái.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 10.

Hàng chục người với gương mặt sợ hãi khi chiếc thuyền chở họ đang chìm dần.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 11.

Một người di cư da màu với chiếc áo sặc sỡ đang bấu víu khi nhân viên cứu hộ cố gắng kéo anh lên tàu.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 12.

Những người di cư vùng hạ Saharan ngồi trên thuyền cứu hộ sau khi được kéo từ dưới nước lên bởi các nhân viên cứu hộ Tây Ban Nha.

Ám ảnh kinh hoàng khi đến miền đất hứa: Người sống vượt biên cùng thi thể thai phụ, trẻ em - Ảnh 13.

Những nhân viên cứu hộ đang vận chuyển một thi thể người di cư khác ở vùng biển ngoài khơi Libya. .

Thủ tướng Fayez al-Sarraj - người đứng đầu Chính phủ đoàn kết Libya đã yêu cầu chính quyền Italia giúp đỡ, đưa tàu vào vùng lãnh hải Libya để đối phó với nạn buôn người.

Thủ tướng Italia Paolo Gentiloni nói, ông Sarraj đã gửi một lá thư yêu cầu chính quyền Italia hỗ trợ về kĩ thuật cho các đơn vị hải quân Italia trong cuộc chiến chung chống nạn buôn người trên vùng biển Libya.

Ông Gentiloni cho biết Bộ Quốc phòng đang xem xét yêu cầu của Libya và giải pháp sẽ được đưa ra thảo luận giữa hai bên chính quyền Libya và nghị viện Italia.

Ông cũng nói thêm, nếu Italia phản ứng lại một cách tích cực thì chắc chắn sẽ là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống nạn buôn người.

Động thái này chắc chắn sẽ hạn chế số lượng thuyền chở người di cư từ bờ biển Libya vì những khủng hoảng tại đây và cũng làm giảm nhẹ áp lực cho Italia, quốc gia đang phải vật lộn với hàng ngàn người di cư được cứu sống trên biển.

Ông Sarraij nhấn mạnh “chúng ta cần cố gắng hơn nữa để chống lại nạn di cư bất hợp pháp và đảm bảo phát triển các công nghệ kiểm soát vùng biển của chúng ta”.

Video chứa hình ảnh nhạy cảm, độc giả cân nhắc kỹ trước khi xem.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại