Korotkov từ một nhân viên bình thường trở thành một trong những lãnh đạo của tình báo đối ngoại Liên Xô. Nguồn: rbth.com
Quần vợt là môn thể thao giúp cho chàng trai trẻ thoát khỏi cuộc sống vất vả thường nhật và chính nó đã thay đổi đáng kể tiến trình cuộc đời của vị tướng tương lai này. Korotkov chơi quần vợt tại câu lạc bộ thể thao Dinamo và thỉnh thoảng nhặt bóng trong các trận đấu giữa các tay vợt dạn dày kinh nghiệm khác. Một trong số họ là Veniamin Herson, một nhân viên tại Cục Chính trị Nhà nước Liên hợp (Объединённое государственное политическое управление – ОГПУ (OGPU)), an ninh mật của Liên Xô.
“Một người muốn gia nhập hội Dinamo phải làm việc trong hệ thống OGPU. Nếu không, không thể trở thành thành viên của Dinamo”, nhà văn kiêm nhà sử học của cơ quan tình báo Liên Xô Theodore Gladkov, nói. Herson thuê Korotkov làm kỹ thuật viên thang máy tại Lubyanka, trụ sở của an ninh mật vào thời điểm đó. Có lẽ, ý định duy nhất của Herson là giúp chàng trai trẻ trong sự nghiệp thể thao của mình, nhưng cuộc đời dường như có những sắp đặt khác. Sau khi làm kỹ thuật viên vài tháng, Korotkov thăng tiến lên hàng ngũ thư ký và sau đó, trở thành trợ lý cho một đặc vụ OGPU đang hoạt động, từ đó, sự nghiệp sáng chói của Korotkov bắt đầu.
Sát thủ nói chung
Không lâu sau, Korotkov đã trở thành một Giám đốc tình báo của cảnh sát mật. Để phá huy những phẩm chất đặc biệt của chàng điệp viên trẻ tuổi, các trùm tình báo đã đầu tư vào Korotkov để biến anh ta trở thành nhà tình báo đầy hiệu quả và quả cảm của Liên Xô - đất nước phải trừng phạt những kẻ phản bội, kẻ thù chính trị ở nước ngoài.
Một trong những mục tiêu đầu tiên của Korotkov là Georgy Agabekov, một điệp viên nổi tiếng của Liên Xô đã đào tẩu khỏi cơ quan tình báo và kiếm tiền bằng cách xuất bản các tài liệu có tính xâm phạm cao về tình báo Liên Xô. Y bỏ trốn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, nơi y được tình báo Liên Xô phái đến, sang Paris; cảnh sát mật Liên Xô đã kết án tử hình vắng mặt kẻ đào tẩu này.
Là một cựu điệp viên ở Iran, các ấn phẩm của Agabekov đã làm ảnh hưởng vị thế của Liên Xô ở nước này và khiến một số tình báo viên chìm của Liên Xô thiệt mạng. Khi nhận được lệnh giết kẻ phản bội, Korotkov đã nghĩ ra một âm mưu nhằm dụ Agabekov đến một điểm hẹn bí mật ở Paris bằng cách đề xuất một thương vụ buôn lậu đá quý được cho là bị đánh cắp từ Tây Ban Nha. Con mồi đã cắn câu và nhanh chóng bị đóng gói trong một chiếc vali chìm xuống đáy sông Seine.
Các vụ ám sát các kẻ thù chính trị chính trị khác cũng diễn ra sau đó. Mô tả một tình tiết mà anh được cho là đã chặt đầu một trong những người theo dõi Trotsky trong một bức thư riêng gửi cho người đứng đầu bộ máy an ninh Liên Xô Lavrenty Beria, Korotkov viết rằng anh “đã phải thực hiện công việc độc ác, khó chịu và nguy hiểm nhất” khi ở hiện trường.
Phía sau chiến tuyến của kẻ thù
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, tài năng thu thập thông tin tình báo và nắm bắt các nguồn tin tình báo ở nước ngoài của Korotkov đã chiếm ưu thế hơn so với những tài năng khác, và anh được điều động đến Đức Quốc xã với một nhiệm vụ bí mật ngay trước khi cuộc chiến với Liên Xô nổ ra - thiết lập các mối liên lạc với các đặc tình ở Đức Quốc xã, sau này được gọi là "Nhà thờ Đỏ" và cung cấp cho Liên Xô thông tin tình báo về nghiên cứu và phát triển quân sự của Đức Quốc xã. Anh ta đã liên lạc với các thủ lĩnh của "Nhà thờ Đỏ" Arvid Harnak ("Corsican") và Harro Schulze-Boysen ("Sergeant Major”), hướng nỗ lực của họ vào việc thu thập thông tin về các kế hoạch và chuẩn bị quân sự của chế độ Hitler.
Vài tháng trước khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, Korotkov đã cảnh báo Moscow về cuộc tấn công sắp tới: “Nguồn tin được đề cập gần đây đã tuyên bố rằng cuộc tấn công chống lại Liên Xô là một vấn đề đã được quyết định”, báo cáo của Korotkov gửi cho Beria nêu rõ. "Tất cả các biện pháp quân sự của Đức để chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại Liên Xô đã hoàn toàn kết thúc và một cuộc tấn công có thể xảy ra bất cứ lúc nào". Mặc dù thông điệp của Korotkov đã trùng hợp với các mật báo từ các điệp viên Liên Xô khác, nhưng Stalin được biết là đã phớt lờ những lời cảnh báo đó.
Đại tá Korotkov và Tướng Hans-Jürgen Stumpff, một trong những người ký kết đầu hàng vô điều kiện; Nguồn: rbth.com
Khi chiến tranh nổ ra, Korotkov bị mắc kẹt trong Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, nơi được các thành viên của quân đoàn Schutzstaffel phong tỏa và canh gác. Mặc dù có vẻ như vô vọng, nhưng Korotkov đã thuyết phục được người đứng đầu quân đoàn SS một cách thần kỳ để y cho anh ta ra ngoài trong một khoảng thời gian ngắn. Với lý do gặp bạn gái, Korotkov đã gặp một số nhân viên tình báo Liên Xô ở Đức, chuyển cho họ tiền và trang thiết bị để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong thời chiến. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, Korotkov đã tìm cách trốn thoát khỏi Đức Quốc xã và về được Moscow, nơi ông đào tạo và chuẩn bị cho các nhân viên tình báo Liên Xô hoạt động sau chiến tuyến của kẻ thù.
Năm 1946 A.M. Korotkov được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Tình báo Đối ngoại. Sau chiến tranh, Korotkov trở lại nước Đức bị chiếm đóng. Năm 1957-1961, ông là đại diện của KGB tại Bộ An ninh Nhà nước CHDC Đức. “Ông ấy là một trong những người sáng lập Tình báo Đông Đức, đã tiếp xúc với một người như Heinz Felfe, [một điệp viên cấp cao] của Tây Đức -người được mệnh danh là Philby người Đức, giữ những chức vụ rất quan trọng trong cơ quan phản gián [Tây] Đức và là một trong những nguồn có giá trị nhất cho phản gián Liên Xô”, nhà văn Jan Edynak của Alexander Korotkov cho biết.
Korotkov vẫn tham gia vào các hoạt động chính trị và tình báo cho đến khi qua đời vào ngày 27/6/1961. Korotkov 51 tuổi, mang quân hàm Thiếu tướng vào thời điểm đó, chết vì đứt động mạch chủ khi chơi quần vợt tại câu lạc bộ Dinamo ở Moscow. Ông đã đi vào lịch sử với tư cách là một trong những sĩ quan tình báo xuất sắc nhất của Liên Xô. Vì những công lao to lớn của trước Tổ quốc Xô viết, Korotkov đã được trao tặng Huân chương Lenin, 6 Huân chương Sao Đỏ, Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 1 và nhiều huân, huy chương khác của Liên Xô và Đức./.