"Bẻ còi", bỏ làm "vua"
Năm 2013, chúng tôi có dịp lên Đắk Lắk, nhân tiện ghé thăm trọng tài Nguyễn Xuân Hòa. Nhắc đến ông Hòa, hẳn trong giới bóng đá không ai là không biết đến vị Vua áo đen này.
Cái sự nổi tiếng ấy cũng lạ lắm, nó không đến từ việc ông không có bất kỳ danh hiệu nào, mà nổi tiếng từ một vụ "tai tiếng" trên sân Chi Lăng năm 2008.
Đấy là trận đấu giữa Long An (trước đây là ĐTLA) và SHB Đà Nẵng ở vòng 16. Ở phút 74, tiền đạo người Brazil - Gustavor ghi bàn nâng tỷ số lên 3-2 cho đội khách.
Sau pha làm bàn này, BHL và các cầu thủ của SHB Đà Nẵng đã phản ứng rất dữ dội. Đỉnh điểm là họ kêu gọi các cầu thủ ra ngoài không thi đấu.
BTC đã phải họp gấp và "lạ đời", trọng tài Xuân Hòa đã quyết định không công nhận bàn thắng này.
Cú "bẻ còi" sau này đã trở thành một cột mốc đen tối của giới trọng tài Việt Nam, bởi sau đó, SHB Đà Nẵng ghi được bàn thắng ấn định tỷ số 3-2 khiến cho đội khách ức chế, trào cả nước mắt.
Bên ly cà phê Ban Mệ đặc quánh, ông Hòa ngồi tư lự và nhận rằng, hành động "đổi trắng thay đen" ấy bị tác động của những "ông vua của các ông vua".
Các trọng tài luôn đối diện áp lực to lớn.
Án được đưa ra, mặc nhiên, trăm tội được đổ lên đầu trọng tài người Đắk Lắk. Cụ thể, ông Vua áo đen này bị treo còi 4 trận.
"Khi nghe cái tin này, nhiều người hỏi tôi có "sốc" không?. Tôi bảo là không sốc vì biết trước kịch bản rồi", ngớp vội một ngụm cà phê, ông Hòa tỏ ra bình thản khi trả lời.
Sau cú "bẻ còi" ấy, trọng tài Hòa đã quyết định "bỏ nghề" ngày và luôn, vì ông cho rằng, nó quá bạc bẽo với ông. Mà nếu còn gắn bó thì ông cũng chẳng "thọ" được lâu.
Với một chân nhân viên của Sở, ông Hòa không ngừng thăng tiến và giờ đã là một quan chức với cuộc sống ổn định, gia đình êm ấm tại Buôn Mê Thuột.
"Nói thật, tôi chưa bao giờ hối tiếc, thậm chí nghĩ mình đã đúng đắn khi bỏ nghề trọng tài. Tôi cũng là người may mắn vì dù sao cũng có một công việc ổn định, có chốn đi về và được nhiều người quý mến, còn một số đồng nghiệp thì…", ông Hòa cảm thán.
Về bản chất vụ "bẻ còi" của trọng tài Xuân Hòa khác với "tiếng còi méo" của trọng tài Hà Anh Chiến. Nhưng nếu nhìn nhận, họ có cùng một "số phận". Số phận nghiệt ngã của nghề cầm còi chưa có tiếng đã đầy tai tiếng.
Rõ ràng, bây giờ để luận tội ông Chiến thì có vô vàn lý do. Nhưng để "kết tội" thì cần có cái nhìn khách quan, đó là năng lực nhận định hay là vấn đề tư tưởng.
Như Ban Trọng tài và Ban kỷ luật VFF tuyên bố, nếu đó là vấn đề về tư tưởng, nghĩa là có sự chủ động trong việc thổi quả 11m, cách vòng 16m50 của SLNA gần cả mét, thì việc treo còi vĩnh viễn trọng tài Chiến là xác đáng.
Ban Trọng tài vẫn chưa đưa ra một kết luận có tính minh bạch và Ban Kỷ luật VFF cũng chẳng có "bằng chứng" cho thấy ông Chiến có vấn đề về tư tưởng.
Vậy thì "đề nghị, hay kết án" treo còi vĩnh viễn trọng tài Chiến là việc làm thiếu sự thuyết phục.
Người ta đã từng đề cập tới từ "lấp liếm" của những người quản lý ở Ban trọng tài. Cụ thể, giống như trọng tài Hòa, ông Chiến cũng bị "trảm" để làm… tốt thí.
Vấn đề ở đây là khi đã có "tốt thí" hay đại loại là giải phẫu ung nhọt rồi, thì giới trọng tài cũng không "sạch sẽ" hơn trong mắt dư luận.
Thì đấy, người ta đang đặt ra câu hỏi: Đã rất nhiều bao nhiêu ông vua áo đen "dính phốt", tại sao ông có người nào ở "thượng tầng" đứng ra xin lỗi, hay nhận trách nhiệm về công tác quản lý?.
Giá của… Vua
Để tránh tình trạng, trọng tài bị… bắn thủng, LĐBĐ Việt Nam và các đơn vị điều hành quản lý các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã quyết định tăng thêm thu nhập cho các "ông vua áo đen".
Ngoài ra, Ban TT cũng đã sàng lọc và đưa ra những quyết định gay gắt như loại một số trọng tài nếu có… mùi.
Cuộc sống vật chất của giới trọng tài đã được cải thiện đáng kể. Như bài viết mới đây, chúng tôi đã đề cập, mức thu nhập của trợ lý trọng tài rơi vào khoảng 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, như một vị trợ lý tiết lộ, số tiền này không thể nuôi được gia đình.
Câu chuyện thu nhập từ lâu đã là câu chuyện mà người ta nói rằng, đấy "chỗ dễ bị bắn thủng" nhất của giới trọng tài. Không ít vụ "đi đêm" đã bị đưa ra ánh sáng và có cả những người phải rơi vào vòng lao lý.
Nổi tiếng nhất có lẽ là vụ ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch CLB HAGL bị cho là đã "lì xì" một nhóm trọng tài hồi đầu năm 2003 với số tiền 200 USD.
Ngay sau đó, ông bầu này đã bị khởi tố về hành vi "đưa hối lộ". Tuy nhiên, sau 2 tháng, cơ quan điều tra đã hủy bỏ quyết định khởi tố ông Đức vì chưa đủ cơ sở để khẳng định là "đưa hối lộ".
Cựu HLV nổi tiếng Nguyễn Thành Vinh của Ngân hàng Đông Á từng phải ra hầu tòa vì "bồi dưỡng" 130 triệu đồng cho tổ trọng tài Lê Văn Tú (người Khánh Hòa) tại giải hạng Nhất 2005.
Đôi khi, người ta cảm thấy mất lòng tin ở lời tuyên thệ của trọng tài.
Ông Vinh sau đó đã bị bắt và bị giam 13 tháng và rất nhiều người khác phải "xộ khám" vì dính đến vụ này.
Mấy năm qua, rất nhiều vụ việc tiêu cực của giới trọng tài được dư luận đưa ra những dấu hỏi nghi vấn.
Tuy nhiên, cũng đã nhiều lần, người ta được chứng kiến kỹ nghệ "đánh bùn sang ao", hay "đổi trắng thay đen" trong giới vua áo đen. "Sống chung với lũ", vốn là câu nói quá quen với các đội bóng tại Việt Nam.
Làm vua không dễ, nhưng khi được làm vua rồi thì có "cái giá" của nó. Một cái giá để "bôi trơn" và một cái giá phải trả cho những tiếng còi méo và cả tù tội.
Bằng chứng các ông bầu "lo liệu" cho trọng tài
Mùa giải 2012, nhờ sự giúp sức của đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ và Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) tham gia trong Ban An ninh VPF, bầu Kiên có đủ bằng chứng 7 lãnh đội cho tiền trọng tài và 10 trọng tài nhận tiền.
Trong một cuộc họp năm đó có mặt đầy đủ các "ông bầu", ông Kiên đã đọc đích danh một số ông bầu cho tiền trọng tài và những người này đều thừa nhận, cam kết không cho tiền trọng tài nữa.