7 hành tinh trong hệ sao TRAPPIST-1 khó tồn tại sự sống như NASA nghĩ

Xuân Hồng |

Phát hiện gần đây của các nhà khoa học cho thấy các hành tinh trong hệ sao TRAPPIST-1 có nhiều nước đến mức khả năng xuất hiện sự sống ở đây là rất ít.

Cách đây hơn 1 năm, giới thiên văn học xôn xao về việc phát hiện ra hệ sao TRAPPIST-1 gồm bảy hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất cùng quay xung quanh một ngôi sao lùn rất có khả năng tồn tại sự sống.

Toàn bộ 7 hành tinh này đều nằm ở một ví trí mà nước (nếu có) đều sẽ không quá lạnh để bị đóng băng, hay không quá nóng để không thể duy trì sự sống.

Phát hiện này đã làm các nhà khoa học NASA cực kì hứng thú bởi rất có thể con người đã tìm ra được một hệ sao có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ rộng lớn này.

Bằng việc sử dụng một mô hình máy tính đo đạc tiên tiến, các nhà nghiên cứu tại 2 trường Đại học Arizona State và Vanderbilt kết luận rằng nước có thể chiếm đến hơn một nửa khối lượng của các hành tinh nằm ngoài rìa trong hệ thống sao TRAPPIST-1 và 15% đối với những hành tinh nằm bên trong.

Để dễ hình dung thì lượng nước khổng lồ trên Trái Đất chỉ chiếm có 0,02% khối lượng hành tinh.

Như vậy, khả năng xuất hiện sự sống trong hệ sao TRAPPIST-1 là rất nhỏ vì sẽ không có bất kỳ chu trình hóa học hay nguyên tố cần thiết cho sự sống xuất hiện với môi trường ngập nước như thế.

Ngoài ra, việc cả 7 hành tinh đều bị khóa chặt trong một quỹ đạo xung quanh một ngôi sao chủ cũng là một trở ngại cho sự hình thành sự sống ở đây.

Các hành tinh gần ngôi sao lùn TRAPPIST-1 được cho là gần như là không quay quanh trục của chúng do bị khoá trọng lực (đồng bộ chuyển động quay) với ngôi sao chủ khiến một bán cầu lúc nào cũng hướng về ngôi sao chủ, chính vì vậy một mặt của hành tinh vĩnh viễn là ban ngày còn mặt kia mãi mãi là ban đêm vì không được chiếu sáng.

(Nguồn: DailyMail)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại