5 vũ khí Nga đủ sức phá hủy mạng lưới vệ tinh của NATO

Lê Hưng/VTC News |

Nga đã tái thiết các chương trình phát triển hệ thống vũ khí mạnh đủ sức phá hủy các mục tiêu tầm cao như vệ tinh vốn bị trì hoãn sau khi Liên Xô tan rã.

Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, mạng lưới vệ tinh rộng lớn của NATO đã hỗ trợ rất nhiều, từ liên lạc, chỉ huy và kiểm soát đến nhắm mục tiêu và giám sát, giúp các lực lượng Ukraine có những lợi thế đáng kể trong chiến đấu.

Mặc dù các nhà lập pháp Nga nhiều lần cảnh báo các tài sản vũ trụ của phương Tây đang góp phần vào nỗ lực của Ukraine sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga, nhưng Moskva đã không thực hiện các bước như vậy để tránh leo thang chiến sự. Bên cạnh đó Nga cũng đang tích cực phát triển nhiều chương trình vũ khí chống vệ tinh, được đánh giá là hiện đại hàng đầu thế giới.

5 vũ khí Nga đủ sức phá hủy mạng lưới vệ tinh của NATO - Ảnh 1.

Máy bay MiG-31D

Máy bay MiG-31D

Ba năm sau khi tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Phòng không Liên Xô năm 1981, Liên Xô bắt đầu phát triển một biến thể mới của loại máy bay này với vai trò rất khác. Tuy nhiên, công việc phát triển biến thể MiG-31D chống vệ tinh bị đình trệ sau khi Liên Xô tan rã và chỉ nhận được sự chú ý trở lại vào cuối những năm 2010.

Ngoài một hình ảnh được công bố năm 2018 cho thấy chiếc MiG-31 mang theo tên lửa chống vệ tinh không xác định, người ta biết rất ít về chương trình phát triển biến thể MiG-31 chống vệ tinh.

MiG-31 được đánh giá cao nhờ tốc độ và độ bền tốt, đồng thời là máy bay chiến đấu nhanh nhất đang hoạt động trên thế giới hiện nay. MiG-31 được thiết kế đặc biệt để có thể hoạt động trong không gian và mang được tải trọng lớn. Những khả năng này cũng giúp cho MiG-31 trở thành một máy bay tối ưu để mang vũ khí chống vệ tinh. Loại tên lửa được phát triển riêng cho MiG-31 được gọi là Kontakt.

Nga hiện trang bị hơn 100 chiếc MiG-31 với vai trò tiêm kích đánh chặn và gần 30 chiếc với vai trò tiêm kích tấn công MiG-31K và MiG-31I. Phiên bản kế nhiệm của MiG-31 hiện đang được phát triển theo chương trình PAK DP, dự kiến ​​sẽ cải thiện đáng kể khả năng tác chiến không gian của lớp này.

5 vũ khí Nga đủ sức phá hủy mạng lưới vệ tinh của NATO - Ảnh 2.

Máy bay Il-76.

Máy bay Il-76 với tia laser Peresvet

Laser Peresvet là một trong 6 hệ thống vũ khí chiến lược của Nga được công bố vào tháng 3/2018 cùng với một loạt các hệ thống tàu ngầm và tên lửa siêu thanh có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Hệ thống này bắt đầu được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2018 và đã được triển khai cùng với các bệ phóng tên lửa đạn đạo (ICBM) di động. Sau đó các chuyên gia phát hiện ra việc đưa hệ thống vũ khí laser lên máy bay vận tải Il-76 ​​sẽ mang lại hiệu quả cao hơn đối với nhiệm vụ chống các vệ tinh.

Việc phát triển hệ thống vũ khí laser gắn trên Il-76 có từ thời Liên Xô và bắt đầu từ năm 1981, mặc dù chương trình bị dừng lại sau khi Liên Xô tan rã nhưng nó đã được chính phủ Nga khởi động lại vào những năm 2010.

Chủ tịch Học viện Vũ trụ Tsiolkovsky Alexander Kovalyov chi nhánh St. Petersburg của đã gọi hệ thống chống vệ tinh trên không trong một bài báo được đăng vào đầu tháng 4/2023 là “mối đe dọa đối với các vệ tinh của kẻ thù”.

Những cuộc thử nghiệm mở rộng phát triển nâng cao thống laser này được thực hiện trên hai máy bay nghiên cứu A-60 - một loại Il-76 được hiện đại hóa và được thiết kế đặc biệt cho các thử nghiệm như vậy.

5 vũ khí Nga đủ sức phá hủy mạng lưới vệ tinh của NATO - Ảnh 3.

Hệ thống S-500.

Hệ thống tên lửa S-500 và S-550

Được đưa vào trang bị từ tháng 9/2021, hệ thống phòng không di động S-500 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi 600 km, hệ thống có nhiệm vụ chống lại máy bay địch, đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay vũ trụ, vệ tinh quỹ đạo thấp và các mục tiêu chiến lược khác.

Kế hoạch đưa S-500 và S-550 vào trang bị đã bị trì hoãn hơn bốn năm. Điều này được suy đoán là do các kỹ sư Nga muốn bổ sung thêm một số tính năng cho tên lửa để chúng có thể chống lại các mối đe dọa mới từ không gian và vũ khí siêu thanh.

S-500 và S-550 được Bộ Quốc phòng Nga rất tin tưởng trong nhiệm vụ vô hiệu hóa mạng lưới vệ tinh của NATO, S-500 dự kiến sẽ được sản xuất với số lượng lớn do nhu cầu triển khai trên nhiều khu vực quan trọng của đất nước. S-550 là một bệ phóng di động trên mặt đất vì vậy chi phí vận hành của nó thấp hơn nhiều so với các khí tài trên không như MiG-31D.

5 vũ khí Nga đủ sức phá hủy mạng lưới vệ tinh của NATO - Ảnh 4.

Hệ thống tên lửa A-235

Hệ thống tên lửa A-235

Bắt đầu được phát triển vào cuối những năm 1980, A-235 là hệ thống tên lửa di động đường bộ đầu tiên có khả năng đánh chặn các cuộc tấn công tầm xa xuyên lục địa. Hệ thống này có khả năng phòng thủ nhiều lớp với ba loại tên lửa khác nhau.

Tầm bắn xa nhất trong số này là tên lửa 51T6 có thể tấn công các mục tiêu cách xa 1.500 km ở độ cao 800 km và có thể đe dọa máy bay tầm cao và vệ tinh không gian, kể cả những vệ tinh ở quỹ đạo cao hơn mà các hệ thống như S-500 không thể tiếp cận.

Quá trình phát triển bị dừng lại vào những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã, công việc chế tạo A-235 được nối lại vào năm 2011 với các chuyến thử nghiệm được tiếp tục vào năm 2014. Là cấp cao nhất trong mạng lưới phòng không của Nga, vẫn chưa rõ A-235 sẽ được triển khai rộng rãi như thế nào do chi phí quá lớn.

5 vũ khí Nga đủ sức phá hủy mạng lưới vệ tinh của NATO - Ảnh 5.

Máy bay Porubshchik Il-22PP.

Máy bay Porubshchik Il-22PP

Máy bay tác chiến điện tử Porubshchik Il-22PP được chế tạo với nhiệm vụ chống vệ tinh. Il-22PP được phát triển để phá vỡ các radar, hệ thống dẫn đường chống máy bay và tên lửa hành trình cũng như chia sẻ mạng dữ liệu chiến thuật, nhưng theo một số báo cáo, nó cũng có thể phá vỡ các thiết bị điện tử trên vệ tinh của đối phương.

Việc sử dụng những khí tài có chi phí tương đối thấp này mang lại một phương tiện phi đối xứng để ngăn chặn hoạt động của các loại khí tài đắt tiền của đối phương, đồng thời phản ánh sự quan tâm của Nga vào chiến tranh điện tử để bù đắp cho một loạt những bất lợi về mặt vũ khí thông thường so với phương Tây.

Quân đội Nga dự kiến ​​​​sẽ bắt đầu đưa một số máy bay vũ trụ đầu tiên hoạt động vào những năm 2030 và các yếu tố từ bộ tác chiến điện tử được phát triển cho Porubshchik Il-22PP cũng có thể sẽ được triển khai rộng rãi trong không quân Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại