4 vũ khí cổ lỗ có thể mang lại lợi thế cho Mỹ nếu đối đầu với Nga

QS |

Trong tình huống đối đầu Nga - Mỹ, thì những gì diễn ra sẽ không giống như đã từng xảy ra ở Iraq hay Afghanistan.

Đây có vẻ sẽ là cuộc chiến khó khăn và lợi thế không phải lúc nào cũng nghiêng về người Mỹ.

Theo trang mạng We are the Mighty - WATM, (một trang web chuyên về thông tin giải trí và đời sống của cộng đồng quân đội Mỹ. Facebook của trang này hiện có hơn 900.000 lượt like), trong trường hợp này, có 4 hệ thống vũ khí cổ lỗ, từng được thiết kế để đối phó Liên Xô nhưng vẫn có thể hữu ích đối với quân đội Mỹ khi phải đối đầu với Nga.

1. F-111 Aardvark

4 vũ khí cổ lỗ có thể mang lại lợi thế cho Mỹ nếu đối đầu với Nga - Ảnh 1.

Khi mẫu máy bay này bị loại khỏi biên chế 2 thập kỷ trước đây, người ta không mấy nuối tiếc. Song, theo WATM, F-111 có lợi thế tốc độ và có thể mang trọng tải bom rất lớn. Trước đây, Mỹ từng có 4 không đoàn F-111.

Mặc dù gặp nhiều vấn đề trong giai đoạn đầu thiết kế dự án và có chi phí giờ bay quá cao nhưng nó lại được đánh giá là máy bay tấn công đáng tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết.

Trong chiến dịch Bão táp sa mạc, những chiếc F-111E, F-111F đã thực hiện hàng trăm phi vụ mà không có bất kỳ thiệt hại nào.

Theo WATM, Nếu được kết hợp với bom CBU-105 và vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm thì F-111 có thể tiêu diệt nhiều khí tài của Nga.

2. MIM-72 Chapparal

4 vũ khí cổ lỗ có thể mang lại lợi thế cho Mỹ nếu đối đầu với Nga - Ảnh 2.

Đối đầu với một kỳ phùng địch thủ, Mỹ cần phải củng cố hệ thống phòng không trên bộ. Mặc dù được người Mỹ đánh giá là có chút thua kém A-10 nhưng cường kích Su-25 Frogfoot của Nga vẫn là một đối thủ đáng gờm.

WATM cho rằng, tên lửa vác vai FIM-92 Stinger của Mỹ không thể đảm bảo đánh trúng mục tiêu mọi lúc mọi nơi, vì thế người Mỹ cần tới hệ thống tên lửa đất-đối-không tự hành MIM-72 Chaparral.

MIM-72 Chaparral là một hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn của Mỹ được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.

Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không gồm máy bay cánh bằng, trực thăng hay UAV. Trái tim của Chaparral là tên lửa đánh chặn MIM-72 (một biến thể của AIM-9D Sidewinder) có tầm bắn 500 - 9.000 m, độ cao tiêu diệt mục tiêu 25 - 4.000 m, mang theo đầu đạn nặng 12,2 kg với hệ dẫn đường hồng ngoại thụ động.

Từ khi đưa vào phục vụ năm 1969 đến nay hệ thống Chaparral đã được liên tục cải tiến và nâng cấp, ngoài các biến thể triển khai trên mặt đất còn có phiên bản MIM-72C để lắp đặt trên các tàu hải quân.

3. Trực thăng OH-58 Kiowa

4 vũ khí cổ lỗ có thể mang lại lợi thế cho Mỹ nếu đối đầu với Nga - Ảnh 3.

Bell OH-58 Kiowa là gia đình trực thăng hạng nhẹ một động cơ do Mỹ chế tạo, chuyên đảm trách nhiệm vụ trinh sát chiến trường, vận chuyển quân và cả hỗ trợ hỏa lực trực tiếp.

OH-58 được chế tạo dựa trên nguyên mẫu trực thăng dân sự Model 206A JetRanger và phục vụ liên tục trong Quân đội Mỹ từ năm 1969 đến nay với 3 phiên bản chủ yếu OH-58A, OH-58D và OH-58F.

Thông số kỹ thuật cơ bản của trực thăng OH-58A: kíp lái 2 người; chiều dài 9,8 m; đường kính rotor 10,77 m; chiều cao 2,92 m; trọng lượng rỗng 718 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 1.360 kg.

Máy bay được trang bị 1 động cơ turbine trục Allison T63-A-700 công suất 317 shp (236 kW), cho tốc độ tối đa 222 km/h, tầm hoạt động 481 km, trần bay 5.800 m.

Vũ khí trang bị cho OH-58 gồm tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, tên lửa đối không Stinger, rocket Hydra 70, súng máy M134 minigun... kết hợp với hệ thống điện tử hàng không hiện đại giúp nó có thể làm tốt nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực.

4. Tên lửa hành trình AGM-129

4 vũ khí cổ lỗ có thể mang lại lợi thế cho Mỹ nếu đối đầu với Nga - Ảnh 4.

AGM-129 là tên lửa "tàng hình", được đưa ra khỏi biên chế Không quân Mỹ vào năm 2012. Theo WATM, mặc dù phiên bản ban đầu mang đầu đạn hạt nhân nhưng các phiên bản đần đạn thường của tên lửa này có thể dùng để đối phó với hệ thống S-400 của Nga.

Theo những thông tin được Mỹ tiết lộ, tầm bắn của tên lửa hành trình AGM-129 lên tới trên 3.000km. Để đạt được tầm bắn trên, tên lửa AGM-129 được thiết kế khí động học kết hợp với vật liệu hấp thụ sóng radar và một số tính năng khác khiến nó gần như vô hình trước radar quan sát.

Tài liệu của Không quân Mỹ cho biết, có 460 tên lửa loại này đã được chế tạo. Nếu đưa AGM-129 trở lại biên chế, theo WATM, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải tái khởi động lại dây chuyền sản xuất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại