36 người sập bẫy lừa đảo xin việc vào ngành Công an

Văn Vĩnh |

Từ tháng 7-2014 đến 3-2015, Hết cùng các bị cáo thực hiện 36 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng. Trong đó, có 30 vụ lừa chạy việc, chạy học vào ngành Công an.

Sáng 22-12, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hết (49 tuổi) mức án 25 năm tù. Đây là bị cáo cầm đầu trong đường dây chuyên lừa đảo xin việc, xin học trong lực lượng Công an xảy ra tại Cần Thơ, Hậu Giang và Lâm Đồng…

Các bị cáo Nguyễn Ngọc Nguyện (41 tuổi) mức án 14 năm tù; Dương Thanh Phong (26 tuổi, cùng ngụ TP Cần Thơ) mức án 12 năm tù; Phan Việt Hoài (26 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) mức án 5 năm tù và Hứa Thị Thùy Dung (27 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) 30 tháng tù về các tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Theo cáo trạng, năm 2006, Hết thành lập Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Tiến Đạt và làm chủ tịch HĐQT, kiêm giám đốc.

Đến năm 2014, Hết biết một số trường hợp có nhu cầu làm việc trong ngành Công an và xin học vào các trường trung cấp Cảnh sát nên nảy sinh lừa đảo.

Đi đâu, Hết cũng nổ quen biết với nhiều cán bộ cấp cao công tại tại Bộ Công an, có thể xin được vào công tác trong ngành và theo học các trường đào tạo nghiệp vụ.

Hết phân công cho hai nhân viên cấp dưới là Phong và Hoài đóng giả là cán bộ công tác tại Vụ Tổ chức (Bộ Công an) để hứa hẹn, ra giá xin vào ngành Công an từ 150-250 triệu đồng/trường hợp.

Đồng thời, cho số điện thoại của “lãnh đạo” để nạn nhân tự gọi điện xác minh (do Hết sai người thay nhau đóng vai).

Sau khi lừa nạn nhân tin tưởng, trực tiếp Hết hoặc chỉ đạo cấp dưới giả làm “cán bộ cấp cao” đến nhà nạn nhân nhận tiền.

Quá trình lừa đảo, Hết chỉ đạo Phong sao chụp các quyết định về nhân sự, tuyển dụng có chữ ký, con dấu của ngành rồi đưa cho Dung (nhân viên công ty, dưới quyền Hết) soạn thảo, ghép chữ ký, con dấu nhằm làm giả các thông báo, quyết định tuyển dụng đưa cho bị hại.

Trong thời gian lừa đảo, Hết bàn bạc với Nguyễn Ngọc Nguyện về việc lừa đảo, trường hợp nào lừa được 200 triệu đồng, Nguyện được chia 50 triệu đồng.

Nguyện gặp gỡ nhiều người và nổ có thể xin việc vào các cơ quan Nhà nước từ TP Hồ Chí Minh đến tận Cà Mau.

Thông qua một người tên Hoài, Nguyện đồng ý lo cho người người ở Đà Lạt xin cho 2 người cháu vào học trrường trung cấp Cảnh sát với giá 150 triệu đến 170 triệu/trường hợp.

Tin tưởng, gia đình nạn nhân chuyển cho Hoài 340 triệu đồng. Sau đó, Hoài trực tiếp gặp Nguyện, Hết và Phong bàn bạc.

Hết đóng giả là lãnh đạo nhà trường, hứa giúp đỡ để nhận 340 triệu đồng và chỉ đạo Phong giả làm cán bộ lên Đà Lạt xác minh lý lịch cho bị hại tin tưởng…

Với thủ đoạn trên, từ tháng 7-2014 đến 3-2015, Hết cùng các bị cáo thực hiện 36 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 3 tỷ đồng. Trong đó, có 30 vụ lừa chạy việc, chạy học vào ngành Công an.

Hai vụ lừa xin việc vào ngành bảo hiểm xã hội, xin vào công ty xổ số, xin việc vào bệnh viện…

Theo HĐXX, các giao dịch mà Hết và Nguyện đã thực hiện với các bị hại trong các trường hợp bị lừa đảo là giao dịch bất hợp pháp nên tuyên buộc các bị cáo nộp sung công số tiền đã chiếm đoạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại