30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho "hàng khủng" mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển?

Hoài Giang |

Theo thứ tự ưu tiên hiện tại của Nga, không quân sẽ được hưởng phần lớn ngân sách sau đó tới lục quân và cuối cùng mới là hải quân.

Kẻ được ưu tiên: Không quân vũ trụ Nga?

Theo Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu, việc mua sắm trang bị mới của các lực lượng vũ trang Nga đang nhanh hơn so với kế hoạch.

Ngân sách của Nga dành cho quân đội đã tăng từ 1,44 nghìn tỷ rúp lên hơn 1,5 nghìn tỷ rúp (30 tỷ USD) khiến các vũ khí trang bị mới và hiện đại hóa trong quân đội Nga đã tăng lên tới tỉ lệ 68%.

Có vẻ như việc tăng thêm 1% so với kế hoạch được công bố vào đầu năm 2019 này là quá ít, nhưng thực tế là người Nga đã được bổ sung thêm hàng trăm đơn vị vũ khí hiện đại nhất.

30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho hàng khủng mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển? - Ảnh 1.

Máy bay không người lái tấn công (UCAV) S-70 Okhotnik-B và máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 tại Syria.

Dựa theo các chỉ số đã đạt được, không còn nghi ngờ gì rằng vào năm 2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ đạt mức 70% trang bị mới và hiện đại được thiết lập kể từ năm 2013. Dấu mốc 2020 không đồng nghĩa với việc tái vũ trang sẽ dừng lại và các mục tiêu mới sẽ được công bố.

Sau quá trình can thiệp quân sự được cho là thành công tại Syria, người Nga đã có những trải nghiệm thực tế nhất, họ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu và con đường cần đi để phát triển.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một ngân sách khổng lồ mà Không quân vũ trụ Nga có được sau các "quyết định phi thường" của Tổng thống Putin về việc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tăng số lượng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 và máy bay trực thăng Mi-28NM.

Các hợp đồng đầy hứa hẹn cho các máy bay trực thăng tấn công Kamovio bổ sung và cho việc hiện đại hóa máy bay ném bom Su-34 cũng đã được công bố.

30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho hàng khủng mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển? - Ảnh 2.

Hình ảnh được cho là xe phóng của hệ thống S-500 (Nguồn Sputnik).

Các thử nghiệm với việc hoàn thiện các nền tảng tấn công mới từ trên không và yêu cầu cơ động đường không cho các đơn vị bộ binh cơ giới cũng sẽ tiếp tục quá trình tăng số lượng trực thăng vận tải.

Không quân vũ trụ Nga sẽ cần thêm các biến thể máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công.

Số tiền lớn nhất và quan trọng nhất được cho là dành để trang bị các tổ hợp phòng không S-500 cho Không quân vũ trụ Nga.

Không còn nghi ngờ gì về việc Không quân vũ trụ Nga sẽ là lực lượng được ưu tiên nhất trong gói ngân sách kể trên.

30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho hàng khủng mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển? - Ảnh 3.

Số lượng vũ khí mà quân đội Nga được cho là sẽ phải bổ sung trước thời điểm năm 2020.

Lục quân Nga sẽ không phải là "con dê cuối đàn"?

Trong bối cảnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga gần như đã được nâng cấp hoàn toàn và con số 70% trang bị mới nói chung của các lực lượng vũ trang Nga, tỉ lệ trang bị mới của lục quân ở dưới 60% có vẻ khá khập khiễng.

Nhưng xét tới quy mô khổng lồ của lục quân Nga khiến việc nâng cấp lực lượng này vô cùng khó khăn và tốn kém. Rõ ràng hàng chục nghìn đơn vị trang thiết bị quân sự hạng nặng khá khó khăn khi nâng cấp.

Ngay cả những vũ khí hiện được coi là tương đối hiện đại như xe tăng T-72 và xe bọc thép BTR-80 đã hiện đại hóa được cho là không đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại chứ chưa nói tới tương lai.

Bắt đầu từ năm 2020, cùng với việc hiện đại hóa hiện tại của các vũ khí hiện có, Lục quân Nga cần phải chuyển sang mua sắm hàng loạt vũ khí mới, tiên tiến.

Ngoài những chiếc T-14 Armata hiệu quả nhưng đắt tiền, một loạt xe bọc thép bánh hơi trinh sát sẽ yêu cầu một ngân sách lớn được phân bổ trong những năm tới.

30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho hàng khủng mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển? - Ảnh 5.

Xe chiến đấu bộ binh K-17 "Bumerang" (Nguồn Sputnik).

Tin buồn cho Hải quân Nga: Hải quân Trung Quốc và Mỹ sẽ thống trị mặt nước?

Lực lượng Hải quân rõ ràng sẽ không phải là ưu tiên trong các chương trình hiện đại hóa mới. Người Nga có lẽ sẽ phải kiềm chế tham vọng vươn ra các đại dương vì nhưng các kế hoạch lớn được cho là "đã bị lãng quên".

Sẽ không có các cụm tác chiến tàu sân bay kiểu Mỹ hay các hạm đội tàu tấn công đổ bộ kiểu Trung Quốc hay Nhật Bản trong tương lai gần.

Cùng với sự đổ vỡ của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), quá trình phát triển các loại tàu hộ tống tên lửa cỡ nhõ được trang bị tên lửa Kalibr được cho là sẽ giảm. Các tổ hợp tên lửa di động linh hoạt hơn trên đất liền và tên lửa siêu thanh sẽ thay thế vai trò của chúng.

30 tỷ USD để QĐ Nga bứt tốc: Tập trung cho hàng khủng mặc kệ TQ và Mỹ đối đầu trên biển? - Ảnh 6.

Nga đã hoàn thành các thử nghiệm hệ thống Poliment-Redut cho tàu khu trục lớp 22350 (Nguồn TASS)

Tuy vậy vẫn có một ngoại lệ với việc phát triển các khinh hạm được trang bị các tổ hợp phòng không 3K96 “Poliment-Redut” (biến thể hải quân của hệ thống phòng không S-350 Vityaz) cho mục đích phòng thủ.

Rõ ràng khả năng để đối phó với các "va chạm" trên biển với Hải quân Mỹ hay Trung Quốc của Nga là không còn nữa, do vậy họ cần phải gia tăng ưu tiên cho lực lượng tàu ngầm.

Ngoài các hợp đồng đã ký kết cho một vài tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen bổ sung, Hải quân Nga có thể hi vọng vào các tàu ngầm diesel-điện trang bị tên lửa lớp Borei.

Hải quân Nga thử nghiệm thành công hệ thống 3K96 “Poliment-Redut” (S-350 Vityaz).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại