Chúng ta cùng điểm qua 10 thành tựu to lớn nhất mà các nền văn mình cổ đại để lại trên khắp hành tinh.
1. Thành phố cổ đại Tiahuanaco và Puma Punku
Dấu tích thành phố cổ đại Puma Punku nằm cách dãy núi Andes 72km về phái tây. Người cổ đại khai thác được những tảng đá lớn nhất hành tinh cách đó 960km. Một số tảng đá dài đến 7,32m và nặng đến 100 tấn.
Những tảng đá khổng lồ được sắp xếp trong thành phố cổ đại Puma Punku.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những tảng đá ở Puma Punku do con người tạo tác bằng dụng cụ đá thô sơ là bằng chứng về trình độ kỹ thuật chính xác cao.
Nền văn minh Tiahuanaco của người châu Mỹ bản địa đã để lại những chiếc đầu lâu thuôn dài; hình ảnh người mũi to mũi nhỏ, môi mỏng môi dày và đội khăn xếp; một số bức tượng đá kỳ lạ "độc nhất vô nhị".
2. Thành phố cổ đại bằng đá Ollantaytambo
Dấu tích thành phố cổ đại Ollantaytambo nằm ở phía nam Peru trong khu vực của người Inca, cách thành phố Cuzco 72km về phía tây bắc.
Ollantaytambo nằm ở độ cao 2.792m so với mực nước biển, từng được gọi là Thung lũng linh thiêng. Công trình kiến trúc này được dùng làm đền thờ và pháo đài. Hoàng đế Inca Pachacuti xây dựng Ollantaytambo vào năm 1440 sau CN.
Thành phố cổ đại Ollantaytambo.
Các nhà khảo cổ cho rằng thành phố Ollantaytambo được xây dựng trên nền móng thành phố cổ đại hơn mà họ không rõ nguồn gốc.
Ollantaytambo là pháo đài, thành phố phức hợp và còn những công trình khác nữa không biết được xây dựng làm gì song nó xứng đáng được coi là thành tựu kỳ diệu về kiến trúc và kỹ thuật.
Những tảng đá lớn được đặt lên vị trí cao nhất. Đặc biệt là 6 tảng đá được đặt thẳng hàng mà các nhà nghiên cứu cho rằng được lấy từ núi khác. Không biết người cổ đại đã làm thế nào đưa chúng vượt qua sông, cánh đồng rồi đưa lên núi này.
3. Những đường vẽ Nazca như dấu tích của thần linh
Không ai biết những đường vẽ Nazca ở Peru để làm gì, ai đã vẽ nên chúng, ý nghĩa và nội dung của chúng, hay đó là đường băng cổ đại hoặc là di sản của nền văn minh từng tồn tại trong khu vực này?.
Hình vẽ Narca lớn nhất rộng 0,3km và dài 9,4km. Người xưa vẽ được hình thù lớn thế bằng cách nào?
Đường Nazca như đường băng cổ đại.
Theo các nhà khảo cổ, người Nazca sống trong khu vực này từ thế kỷ 1 đến 8 sau CN đã vẽ nên những hình thù bí ẩn đó.
Những hình thù được vẽ bằng cách cậy đi những viên đá sắt oxit trên bề mặt sa mạc nên hình vẽ chịu được sự bào mòn, không mờ phai theo thời gian.
4. Đền thờ Göbekli Tepe cổ nhất thế giới
Đền thờ Göbekli Tepe nằm ở độ cao 762m so với mực nước biển trên đỉnh núi phía đông nam Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ do một người chăn cừu người Kurd phát hiện ra và được xếp trong khu di chỉ thời kỳ Đồ đá mới vào năm 1993.
Những cột đá còn lại.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đền thờ linh thiêng này đã 12.000 năm tuổi là chiếc nôi của nền văn minh.
Sau 13 năm khai quật, các nhà khảo cổ không tìm thấy dụng cụ cắt đá nào. Họ thấy toàn dụng cụ nông nghiệp.
Không biết những cái cột cao hơn 5m chạm khắc hoàn hảo đã 12.000 năm tuổi được tạo tác thế nào mà không thấy dụng cụ gì để làm việc đó.
5. Cỗ máy cổ đại Antikythera
Cỗ máy cổ đại Antikythera được coi là dụng cụ cổ đại khó hiểu nhất hành tinh. Theo các nhà nghiên cứu, cỗ máy do người Hy Lạp sáng tạo ra, không có dụng cụ nào khác giống nó.
Cỗ máy cơ khí Antikythera .
Cỗ máy này do một nhóm thợ lặn bị lạc đường vì bão phát hiện ra vào năm 1900 trong xác một tàu thủy chìm thời La Mã vào năm 65 trước CN gần đảo Antikythera. Cho đến nay, vẫn không tìm thấy thư tịch nào nói về nó, không có cỗ máy cơ khí nào hoàn hảo hơn nó.
Cỗ máy Antikythera được làm bằng gỗ và đồng, dài 31,5cm, rộng 19cm và dày 10cm. Hệ thống truyền động bánh răng được đặt trong hộp gỗ bảo vệ, hiện nay đã bị hư hỏng. Nó có 2 cửa trước và sau chạm khắc những ký tự thiên văn.
6. Pháo đài cổ đại Sacsayhuaman
Pháo đài cổ đại Sacsayhuaman được cho rằng che giấu bí mật thời kỳ Tiền Inca. Pháo đài là công trình bằng đá cự thạch tồn tại hàng thiên niên kỷ ở nơi cổ xưa nhất hành tinh mà chúng ta không hay biết.
Pháo đài cổ đại Sacsayhuaman.
Thợ xây đã cắt gọt chính xác những tảng đá mà thợ xây hiện nay vẫn "bó tay". Giống như thợ xây thành phố Puma Punku, thợ xây pháo đài Sacsayhuaman có kỹ thuật di chuyển những tảng đá khổng lồ và sắp đặt, cắt gọt và tạo hình chúng thành công trình hoành tráng và bền vững.
7. Đại kim tự tháp Giza - công trình kỳ lạ nhất hành tinh
Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là một công trình xây dựng vĩ đại, chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá. Nó nằm ở vị trí tương ứng với các chòm sao và các kim tự tháp khác trên hành tinh một cách kỳ lạ.
Đại kim tự tháp Giza .
Chúng ta vẫn chưa biết người Ai Cập cổ đại xây kim tự tháp này như thế nào và để làm gì nhưng nó vẫn là nơi thu hút các nhà nghiên cứu, khảo cổ học và khách tham quan.
8. Bản đồ cổ đại Piri Reis
Bản đồ cổ đại Piri Reis được tìm thấy vào năm 1929 trong khi tu sửa cung điện Topkapi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tấm bản đổ và thuyền trưởng Piri Reis.
Bản đồ này vẽ chính xác địa lý lục địa châu Mỹ như thể được chụp ảnh từ trên cao trong khi vào thời điểm đó không có máy bay và trình độ của nhân loại còn bị hạn chế.
Bản đổ do thuyền trưởng Piri Ibn Haji Muhiddin Memmed (tên thường gọi là Piri Reis) vẽ và nằm trong bộ sưu tập định vị hàng hải, gọi làBahriye, gồm 210 tấm bản đồ vẽ vào năm 1513 đến 1528.
Sự hoàn hảo và chi tiết của bản đồ là chủ đề tranh luận trong suốt nhiều năm của các học giả mà không thể giải thích được vì sao ông Piri Reis vẽ được như vậy.
Ngày nay, những chi tiết trên bản đồ vẫn đúng với Mỹ Latinh và Nam bán cầu.
9. Kim tự tháp Gunung Padang cổ xưa nhất hành tinh
Kim tự tháp Gunung Padang là một phát hiện gây tranh cãi nhất hành tinh. Theo tiến sĩ địa lý Danny Hilman, kim tự tháp này là phần còn lại của của đền thờ đã mất cách đây 20.000 năm.
Kim tự tháp Gunung Padang.
Kể từ khi biết rằng tàn tích còn lại chứa đựng kim tự tháp 20.000 năm tuổi, ông Hilman coi Gunung Padang có ý nghĩa văn hóa và lịch sử quan trọng bởi nền văn minh đằng sau nó, dù cho nó được xây dựng thờ cúng, là công cụ thiên văn hay là trò đùa.
10. Những tảng đá cổ Baalbek kỳ lạ
Những tảng đá cổ Baalbek ở phía đông Lebanon, nằm cách thành phố Beirut 86km về phía đông bắc, trong thung lũng Beqaa gần biên giới với Syria.
Truyền thuyết kể rằng, đây là nơi linh thiêng, được gọi là Heliopolis - thành phố Mặt Trời của người Hy Lạp trong thời kỳ Hoàng đế Augustus, là thuộc địa La Mã.
Không ai biết chính xác niên đại tảng đá. Các nhà nghiên cứu ước tính nó ít nhất 12.000 năm tuổi, cũng có thể hơn 20.000 năm tuổi.
Những tảng đá cổ được xếp chồng lên nhau ở Baalbe.
Ở đây có 3 tảng đá dài 22m, cao 4,5m và rộng 3,5m, nặng từ 1.000 đến 2.000 tấn. 3 tảng đá lớn xếp xen kẽ 6 khối đá granite dài 10m, cao 4m và nặng hơn 300 tấn.
Mức độ bằng phẳng phiu, trơn tru của khối đá cho thấy nó được vận chuyển và sử dụng mà không bị cắt gọt.
Vì vậy, chúng được coi là những tảng đá tự nhiên lớn nhất từng được biết đến từ thời cổ đại. Tuy nhiên, cách thức vận chuyển những tảng đá nguyên khối đến vị trí xây dựng vẫn là bí ẩn.
Nguồn: Ancient Code