Kì lạ cây đa trăm tuổi cao nửa gang tay trong ngôi chùa cổ

Nguyễn Huệ |

(Soha.vn) - Cây đa mọc trên hương đá trước sân chùa. Qua bao năm thân cây không thay đổi chỉ cao khoảng chục cm, nhiều nhất cũng chỉ có 4 - 5 lá.

Làng Đào Xá (Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội) là làng duy nhất trên đất Việt có hai ngôi đình là đình Đông, đình Tây và một ngôi chùa nằm sát nhau theo thế kiến trúc liên hoàn. Những "sự lạ" chưa dừng lại ở đó. Người làng chứng kiến cây muỗm trước sân đình mỗi năm chỉ một nửa ra hoa, năm sau sẽ là nửa còn lại. Đặc biệt hơn, cây đa mọc trên hương đá án ngữ trước sân chùa, qua bao năm thân cây không thay đổi, nhiều nhất cũng chỉ có 4 - 5 lá.

Làng lạ Đào Xá với hai ngôi đình là đình Đông, đình Tây và một ngôi chùa nằm sát nhau theo thế kiến trúc liên hoàn.
Làng lạ Đào Xá với hai ngôi đình là đình Đông, đình Tây và một ngôi chùa nằm sát nhau theo thế kiến trúc liên hoàn.

“Từ những ngày còn để chỏm, chiều nào tôi cũng cùng nhóm bạn ra đây chơi, thấy trong cái lỗ nhỏ cắm hương trên cây hương đá không biết từ bao giờ đã có cây đa mọc ở đó. Trải qua bao đời nay nó vẫn chỉ cao chừng nửa gang tay, nhiều nhất cũng chỉ có 4 – 5 chiếc lá”, ông Phạm Văn Bình, trưởng thôn Đào Xá cho biết.

Ông Trần Văn Hiến, người trông coi ngôi đền này cũng cho hay, cây đa án ngữ ở trong cây thiên hương, trải qua bao đời nay cây vẫn xanh tốt mặc dù không phát triển thêm về chiều cao. Cây đa này đã trở thành "linh hồn" của dân làng Đào Xá.

Cây đa mọc trên hương đá án ngữ trước sân chùa. Qua bao năm thân cây không thay đổi, nhiều nhất cũng chỉ có 4 - 5 lá.
Cây đa mọc trên hương đá án ngữ trước sân chùa. Qua bao năm thân cây không thay đổi, nhiều nhất cũng chỉ có 4 - 5 lá.

Cổng tam quan đồ sộ là lối đi để mọi người bước qua sân đình, cửa chùa. Đó là một nét độc đáo rất riêng ở quần thể hai đình một chùa nơi làng Đào Xá. Đình Tây làng khởi công vào thời Chính Hòa nguyên niên (năm 1680), kiến trúc theo kiểu chữ nhị thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung. 5 năm một lần vào ngày 12/2 (âm lịch) Lễ hội tắm thánh lại được tổ chức linh đình.


	Giữa sân chùa Đào Xá, cây muỗm bóng tỏa rộng, dáng hình cổ thụ, cân đối, các cánh xòe ra đều chằn chặn tựa cái ô.

Giữa sân chùa Đào Xá, cây muỗm bóng tỏa rộng, dáng hình cổ thụ, cân đối, các cánh xòe ra đều chằn chặn tựa cái ô.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, trưởng thôn Đào Xá, ngày trước các cụ còn làm lễ rước từ 3h sáng về đầm Tự Nhiên (Hưng Yên) lấy nước về đình làng để làm lế tế Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Ngày nay, nước đầm ô nhiễm nên nghi lễ này không được duy trì. Còn đình Đông được dựng vào thời Lê theo kiến trúc liên hoàn kiểu chữ tam, thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu Việt Nam.

Được hai ngôi đình bao bọc, chùa Đào Xá tức Vân La tự cũng không thua kém thành tích của hai ngôi đình. Trải qua các triều đại, chùa cũng có tới 13 đạo sắc phong, có 36 pho tượng được bài trí thành từng lớp ở thượng điện, bái đường. Trước cửa chùa cây hương bằng đá niên hiệu đục chạm rõ ràng “Vĩnh Khánh nguyên niên tuế tại ất dậu ngũ nguyệt cốc nhật” tức dựng năm 1729. Nhiều người ví cây thiên hương đứng sừng sững trước sân chùa như bút nghiên viết lên trời xanh.

Giữa sân chùa Đào Xá, cây muỗm bóng tỏa rộng, dáng hình cổ thụ, cân đối, các cánh xòe ra đều chằn chặn tựa cái ô. Không ai trong làng biết chính xác tuổi của cây nhưng những vết nứt thời gian được in tạc cả bên ngoài và bên trong thân cây, người ta ước tính cây cũng đã được vài trăm năm tuổi. Trải qua rất nhiều đời, cây vẫn đứng đó, sừng sững như một vệ sỹ bảo vệ làng và tỏa bóng mát sân chùa.

Không ai trong làng biết chính xác tuổi của cây muỗm giữa sân chùa, nhưng với những dấu vết để lại, người ta ước tính cây cũng phải vài ba trăm năm tuổi.
Không ai trong làng biết chính xác tuổi của cây muỗm giữa sân chùa, nhưng với những dấu vết để lại, người ta ước tính cây cũng phải vài ba trăm năm tuổi.

Đào Xá được biết tới không chỉ có cảnh lạ mà con người cũng mang những nét li kì. Từ thời Pháp thuộc tới nay, trong số hàng trăm thanh niên đi bộ đội, làng đã đóng góp cho công cuộc dựng nước và giữ nước 6 phi công. Hai phi công của làng là liệt sĩ Tạ Văn Thành và Nguyễn Văn Hà đã mãi nằm xuống để bảo vệ sự bình yên cho quê hương, đất nước. “Do thể chất trai làng phi thường nên được tuyển làm phi công”, ông Bình cười giải thích về lý do vì sao làng lại có nhiều phi công đến thế.

Chúng tôi chia tay làng Đào Xá khi bóng chiều đã đổ trên mọi ngả đường. Tiếng chuông chùa ngân dài như nhắc nhở lớp trẻ chúng tôi luôn hướng về những giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại