Vụ "bác sỹ Kinh Công": Bao giờ có đủ điều kiện mới cho tuyển sinh

Hoàng Đan |

Chiều 28/12, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế đã tổ chức họp báo về việc đào tạo ngành y khoa của trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội.

Đúng 16 giờ buổi họp báo chính thức bắt đầu với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế.

Buổi họp báo có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD và ĐT; ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội...


Quang cảnh buổi họp báo

Quang cảnh buổi họp báo

Theo báo cáo của trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, sau khi nghiên cứu, khảo sát nhu cầu xã hội kết hợp với việc tham khảo một số trường đa ngành có đào tạo ngành Y khoa và ngành Dược học của cả nước, trường đã đăng ký mở ngành Y đa khoa và Dược học.

Trường đã mời ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Y tế và ông Trịnh Quân Huấn về làm cố vấn.

Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ đã quyết định thành lập khoa Y, mời GS Lê Anh Tuấn, nguyên giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm trưởng khoa, thành lập khoa Dược, mời GS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Y tế làm trưởng khoa.

Trường đã lập tờ trình và Đề án đăng ký mở hai ngành nói trên căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Y tế.

Phó Hiệu trưởng Đinh Văn Tiến cho biết, trường đã đầu tư cơ sở vật chất, các phòng học, phòng thực hành tại Từ Sơn, mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy với giá trị lên tới 100 tỷ đồng.

Ngày 5/10 vừa qua, đoàn thẩm định liên Bộ Giáo dục, Y tế đã kiểm tra các điều kiện về hồ sơ, đội ngũ giảng viên, vật chất và trang thiết bị.

Trong buổi họp báo, ông Nguyễn Đức Cường, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố biên bản kiểm tra việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện các điều kiện để đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học.

Theo ông Cường, sau khi kiểm tra, đoàn kiểm tra thống nhất đánh giá, đối với ngành Dược học: Bộ GD &ĐT và Bộ Y tế đồng ý để trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo ngành Dược học từ năm 2016.

Nếu thực hiện xong hợp đồng mua bán thiết bị đã kí trị giá 23 tỷ đồng, bổ sung tối thiểu 1 thạc sỹ môn Phân tích kiểm nghiệm và báo cáo Bộ Giáo dục, Bộ Y tế. Chỉ tiêu xác định theo đúng Thông tư 32/2015/TT - BGDĐT.

Đối với ngành Y đa khoa: Bộ Giáo dục và Bộ Y tế sẽ xem xét cho phép trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh sau khi trường bổ sung đội ngũ,.

Trong đó có 1 Tiến sĩ sản khoa, 6 giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành của 6 môn học và thực hiện các hợp đồng mua bán trang thiết bị đã ký trị giá 11 tỷ đồng.

Đề nghị trường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để sớm công nhận là phân hiệu của trường tại Từ Sơn, Bắc Ninh.

Kết quả kiểm tra: Về đội ngũ ngành y đa khoa: Có 56 GV, 23 tiến sỹ, PGS, GS và 11 thạc sỹ, 10 chuyên khoa I và 12 chuyên khoa II. Thiếu 1 tiến sỹ sản khoa.

Có 6 trưởng Bộ môn. Trong 37 môn cơ sở và chuyên ngành thì 6 môn chưa có GV cơ hữu đúng chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, truyền nhiễm, tâm thần, Ký sinh trùng, sinh lý bệnh miễn dịch, mô phơi, chỉ có giảng viên thỉnh giảng.

Cần bổ sung đầy đủ giảng viên cơ hữu hướng dẫn thực hành khi có sinh viên đi thực tập tại bệnh viện về giáo trình và sách tham khảo có thuận lợi là có dự án sách của Bộ Y tế nên đủ tài liệu.

Về đội ngũ ngành Dược học: Có 20 giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên, 2 chuyên khoa I, trong đó, có 14 chuyên khoa và 8 cơ sở.

Thiếu 1 GV/19 môn cơ sở và chuyên ngành, trong đó, thiếu GV chuyên ngành dạy môn phân tích kiểm nghiệm. Về sơ sở thực hành: Có đủ bệnh viện và công ty thực hành theo quy định.

Công bố kết luận: Trường đã bổ sung cơ sở vật chất và đội ngũ theo góp ý của các thành viên trong đoàn thẩm định liên ngành tại biên bản ngày 5/10.

Điều kiện cơ sở vật chất và giảng viên của Trường đã vượt so với quy định mở ngành của Thông tư 08 có tham khảo đề xuất của Bộ Y tế với Bộ Giáo dục và ĐT tại CV số 7836 năm 2014.

Việc kiểm tra kết thúc 20h30 ngày 23/12/2015.

PV VOV: Việc mở ngành Y Dược từ lâu đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Năm tới có đặt ra điểm sàn không?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Hiện nay, để chuẩn bị cho tuyển sinh 2016, chúng tôi cũng đã có những hội nghị họp với các trường và Sở, đồng thời, đưa ra câu hỏi xin ý kiến nhân dân, xã hội. Và đây cũng là câu hỏi được đưa ra như PV hỏi.

Điểm sàn là xác định điều kiện tối thiểu để vào học ngành nói chung và nếu có là ngành Y dược.

Tuy nhiên, Luật cho phép là việc tuyển sinh là tự chủ của các trường cho nên phải lấy ý kiến của các trường, các em sinh viên, toàn xã hội.

Thứ nữa, việc điểm sàn chỉ lấy từ kỳ thi tuyển sinh QG thôi còn với các trường khác thì họ có thể tự do tuyển.

Như vậy, vấn đề có ngưỡng điểm sàn hay không sẽ phải xin ý kiến và nếu được đồng ý thì sẽ đưa vào năm tới.


Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD và ĐT

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD và ĐT

PV báo Thanh Niên: Yêu cầu sớm hoàn thiện hồ sơ để công nhận phân hiệu ở Từ Sơn, Bắc ninh, thì có ảnh hưởng đến việc trường có được phép tuyển sinh khóa 1 Y đa khoa hay không?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Từ trước luật Giáo dục đại học thì nhiều trường có cơ sở khác nhau mà không thực hiện thủ tục thành lập phân hiệu theo luật giáo dục quy định. Những trường có cơ sở tại các tỉnh thì phải thực hiện quy định này.

ĐH Kinh doanh công nghệ ở HN, Nhà nước có biện pháp giãn sinh viên ra ngoại thành. Trường có cơ sở ở Bắc Ninh từ trước, Bộ không kiểm tra điều kiện mở ngành ở điều này, mà chỉ hướng dẫn để trường thành lập phân hiệu.

Khi đến lúc họ mở ngành thì chúng tôi chỉ quan tâm đến điều kiện mở có đủ không còn đất được giao thì khác.

PV: Bao giờ thì cho trường ĐH Kinh doanh Công nghệ tuyển sinh Y khoa?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Bao giờ đủ điều kiện báo cáo thì hai Bộ sẽ xem xét và trên báo cáo thì Bộ Giáo dục sẽ cho phép tuyển sinh. Chúng tôi không ấn định 2016 – 2017 mà chúng tôi yêu phải chuẩn bị đầy đủ.

 
PV: Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm mới đây đề xuất thành lập ĐH Y, vậy quan điểm của Bộ?

Ông Nguyễn Đức Hinh: Đất nước 90 triệu dân, hiện chưa đến 20 trường đào tạo bác sĩ. Tôi xem bản đồ đào tạo bác sĩ trên thế giới thì khoảng 2 triệu dân có 1 trường Y.

Nước Mỹ 151 triệu có 125 trường, Nhật có 81 trường Y sau 40 năm không thành lập thêm, Pháp 65 triệu dân có 32 trường. Để mở một trường Y và làm thế nào để đất nước có thêm trường đảm bảo chất lượng là rất khó. 
Ngày hôm qua, chúng tôi mới công bố danh sách lãnh đạo phân hiệu ở Thanh Hóa.


Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội

Ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội

PV báo Đại đoàn kết: Từ việc của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN thì Bộ có kiểm tra đến các trường tư khác, kể cả trường công?

Ông Nguyễn Đức Hinh: Việc rà soát trường tư thục và trường công là việc tôi rất ủng hộ, vì trách nhiệm với nhân dân và rõ ràng chúng ta phải làm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại