Vì sao V-League tốn tiền nhưng chất lượng kém?

Tấn Phước |

Sân Vinh từng là “chảo lửa” của bóng đá Việt Nam nói chung và V-League nói riêng, tuy nhiên mùa này sân Vinh đã tắt ngấm.

Chiều 20-10, khi SL Nghệ An tiếp Hải Phòng, nhìn khán đài đìu hiu đến lạnh người. Các khán đài B, C, D không một bóng người, còn khán đài A thì vài trăm người, trong đó đa phần là vé mời. Khác hẳn trước đây, mỗi khi Hải Phòng đến Vinh làm khách thì khán giả nêm kín sân đến độ quanh sân Vinh phải có thêm "dịch vụ vé thang" tự phát (cho thuê thang để trèo tường vào sân) để phục vụ thượng đế. Còn với đội khách thì hàng ngàn khán giả Hải Phòng đi cả chục xe 50 chỗ đến Vinh cổ vũ đội nhà.

Phải nói thẳng SL Nghệ An mùa này không có mục tiêu vô địch và Hải Phòng cũng thế. Hai đội trên mà trụ hạng thì thừa sức nên khán giả xem họ "đá đấm" làm gì khi không có mục tiêu.

Những trận đấu không phương hướng, không đặt nặng yếu tố thắng thua này đã làm cho chất lượng trận đấu nhạt nhòa, ít ra là trong suy nghĩ của người hâm mộ.

Vì sao V-League tốn tiền nhưng chất lượng kém? - Ảnh 1.

Sân bóng Việt Nam càng cuối mùa càng vắng vẻ do chất lượng và mục tiêu của các đội. Ảnh: HUY PHẠM

Sân bóng Việt Nam phục vụ V-League, cơ sở vật chất, sân bãi và các cơ sở hạ tầng phụ trong các sân bóng đều xuống cấp trầm trọng. Mặt sân cỏ thì thuộc vào loại nghèo nàn nhất Đông Nam Á, đa số dùng loại cỏ lá gừng, có bẹ để đỡ tốn tiền chăm sóc. Các sếp ở đội bóng và HLV chuyên nghiệp thì xài tiền rủng rỉnh (tất nhiên đa phần là có lại quả). Họ tiêu tốn cho bóng đá rất cao nhưng chủ yếu chỉ là chi tiền cho hợp pháp và tiền lại chạy về cho những cái gật đầu dễ dãi. Bộ mặt của một CLB chuyên nghiệp nó được "show" ra ở cái sân bóng mà rõ nét nhất là khán giả chán chường.

Liệu khi V-League về giai đoạn cuối có quá nhiều trận đấu nhạt, vô thưởng vô phạt, cầu thủ không phấn đấu, rồi nhóm giữa thừa điểm trụ hạng thì tính sống còn của giải còn thực sự hấp dẫn để kéo khán giả đến xem.

Chừng nào bóng đá Việt Nam học được như Premier League hay chí ít là Thai-League với giá trị bản quyền và tiền thưởng cho từng đội có thứ hạng từ cao tới thấp xứng đáng với giá trị của họ thì mới hy vọng thay đổi. Bên cạnh đó, chừng nào các CLB sống bằng tiền của mình, bằng nỗ lực của mình thay vì xài tiền từ dự án, từ đất vàng của các ông chủ có quan hệ làm ăn với địa phương thì bóng đá Việt Nam mới chất lượng nổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại