Đầu tiên là tiền bản quyền truyền hình bị hét giá cao gấp đôi, khiến các đơn vị phát sóng Thái Lan không thể liều lĩnh. “Năm 2021, đài Channel 7 của Thái Lan đã giành được bản quyền AFF Cup ”, Siam Sport phân tích. “Nhưng năm nay, hợp đồng của họ với LĐBĐ Thái Lan (FAT) đã kết thúc và nếu muốn gia hạn, họ sẽ phải trả gấp đôi. Hai bên đã chấm dứt việc thương lượng gia hạn.
Giá trị vốn đã cao hơn trước, lại diễn ra ngay sau World Cup 2022, giải đấu khiến NHM bóng đá no nê nên sức hút của AFF Cup càng sụt giảm. Thái Lan kêu gọi khối kinh tế tư nhân chung tay mua bản quyền truyền hình. Song rất nhiều tập đoàn tư nhân vừa thoát khỏi ảnh hưởng của COVID-19 nên họ vẫn phải thận trọng trong chi tiêu”.
Bóng đá Thái Lan đang sa sút, khiến NHM sụt giảm niềm tin
Và cuối cùng, không thể phủ nhận sức hút của ĐT Thái Lan trong lòng người hâm mộ đang nguội dần do thành tích kém tại vòng loại Asian Cup, trong khi các đội trẻ từ U16, U19 đến U23 đều thi đấu tệ.
“Sự hâm mộ bóng đá trong nước đang sa sút thấy rõ. Nó được thể hiện qua việc lượng cổ động viên đến sân cổ vũ đã giảm kinh khủng so với những năm trước", Siam Sport viết.
"Phong độ của đội tuyển quốc gia cũng không được tốt. Kể từ sau khi đăng quang AFF Cup 2020, bóng đá Thái Lan hầu như đi lùi. Tốt nhất chỉ là tấm HCB SEA Games 2021, bị coi là kết quả không đạt chỉ tiêu. Trong khi bóng đá trẻ liên tiếp thất bại”.
Với những phân tích trên, có thể thấy niềm tin nơi NHM xứ chùa vàng đang sụt giảm, dẫn tới việc các nhà đài khó chi một khoản lớn để mua bản quyền AFF Cup 2022. Và rất có thể trận thua Đài Bắc Trung Hoa 0-1 vừa qua sẽ là một đòn quyết định, khiến tất cả ngừng ý định đưa các trận đấu ở AFF Cup về với người dân Thái Lan.