Vác cả bầu Đức, bầu Hiển lẫn sao Hàn từng đối đầu Việt Nam ra, báo Trung Quốc "tự cắn vào lưỡi"

Kinh Luân |

Tiền là thứ duy nhất khiến bóng đá Trung Quốc có thể "vênh mặt" với thế giới, song cũng như tờ bạc có hai mặt, núi tiền đổ vào bóng đá quốc gia tỉ dân cũng thế.

Tiền là thước đo duy nhất trong bóng đá?

Vài ngày trước, tờ Sina của Trung Quốc đã có bài báo gây sốc với tựa đề mang nặng tính "cà khịa" với sự kiện thủ thành Filip Nguyễn có khả năng trở về khoác áo đội tuyển Việt Nam: "Nghèo mạt rệp! Bóng đá Việt Nam muốn nhập tịch thủ thành người Czech, nhưng chỉ trả lương tháng có 10 vạn tệ, bóng đá Trung Quốc vẫn quá mạnh so với họ".

Trong bài viết của mình, tờ báo Trung Quốc khoét sâu vào chi tiết nếu về V.League thi đấu để thuận tiện khoác áo ĐTQG Việt Nam, thủ thành Filip Nguyễn chỉ có thể nhận mức lương "bèo bọt" là 10 vạn NDT mỗi tháng, thậm chí còn mỉa mai:

"Những tin tức kiểu này không khỏi khiến người ta phải bật cười. Thực lực tài chính của bóng đá Việt Nam quá yếu, nên ngay cả khi Filip Nguyễn có nhập tịch thành công, chúng tôi cũng nghĩ cậu ấy chả lấy gì làm vui vẻ cho lắm. Là một ngôi sao từ trời Âu trở về mà lương mỗi năm chỉ hơn 1 triệu NDT, Filip Nguyễn có thể tìm cách đầu quân cho đội tuyển Trung Quốc, nhiều khả năng cậu ấy sẽ nhận được mức lương lý tưởng hơn rất rất nhiều lần".

Vác cả bầu Đức, bầu Hiển lẫn sao Hàn từng đối đầu Việt Nam ra, báo Trung Quốc tự cắn vào lưỡi - Ảnh 2.

Khi bị phản bác rằng ngoài tiền bạc, tình yêu và tinh thần cống hiến cho quê hương cũng là những thứ không kém phần quan trọng trong quyết định trở về của Filip Nguyễn, tờ Sina lập tức có bài viết với lập luận rất đằng thẳng:

"Báo Việt Nam viết rằng các cầu thủ của họ chơi bóng không chỉ vì tiền, mà vì tình yêu với bóng đá, nhưng trên thực tế, đại đa số các cầu thủ chơi bóng là để kiếm sống. Cho dù đó là Brazil, Argentina, Bờ Biển Ngà, Cameroon hay các cầu thủ Nhật Bản và châu Âu.

Trong số các tài năng hàng đầu của bóng đá Việt Nam, chẳng ai đạt được đến trình độ của Kim Min-jae - hậu vệ đang thi đấu trong màu áo CLB Bắc Kinh Quốc An. Dù còn rất trẻ, song cầu thủ này vẫn nhất quyết rời Super League sang châu Âu để hưởng mức lương cao hơn".

Đây là cú "cắn vào lưỡi" không hề nhẹ của tờ báo Trung Quốc, bởi Kim Min-jae - hậu vệ cao 1m90 với biệt danh "Quái vật", từng đối đầu với Quang Hải cùng các đồng đội U23 Việt Nam ở trận bán kết Asiad 2018 trong màu áo U23 Hàn Quốc, đến Super League bởi sức mạnh của đồng tiền, song đang tìm đường đến châu Âu, cụ thể là Tottenham Hospur không chỉ vì tiền, mà còn vì để khẳng định tài năng của mình ở trời Âu.

Vác cả bầu Đức, bầu Hiển lẫn sao Hàn từng đối đầu Việt Nam ra, báo Trung Quốc tự cắn vào lưỡi - Ảnh 3.

So sánh Super League của Trung Quốc với Premier League của Anh là điều hoàn toàn nực cười, bởi nếu như giải đấu của Trung Quốc là "gã trọc phú mới nổi", thì Ngoại Hạng Anh là "danh gia vọng tộc" với không chỉ sức mạnh tài chính ăn đứt, mà còn là danh tiếng và sự khẳng định đẳng cấp. Ở đấy, đồng tiền không phải là thước đo duy nhất cho những ngôi sao, nhất là những ngôi sao châu Á.


Tình yêu của bầu Đức, bầu Hiển là điều người Trung Quốc không thể hiểu nổi?


Bên cạnh đó, để phản bác cho lập luận rằng Super League của Trung Quốc đang rơi vào khủng hoảng khi các nhà đầu tư của bóng đá Trung Quốc dính phải khủng hoảng tài chính, tờ Sina lại mỉa mai: "Đây là lập luận rất vô lý và khó hiểu. Sức mạnh tài chính của các ông bầu Việt Nam không có cửa để so sánh với Trung Quốc, thậm chí là là nếu so sánh với các ông chủ người Trung Quốc ở thời điểm năm 2005 đi nữa, họ cũng không có cửa".

Đúng là bầu Đức hay bầu Hiển quả tình vẫn chưa thể so sánh được với các "đại gia" Trung Quốc tham gia cuộc chơi bóng đá mang tên Super League. Nhưng "thuyền to thì sóng lớn", mới đây nhất đội bóng vô địch giải VĐQG Trung Quốc mùa giải trước đã phải bị xóa sổ chỉ hơn 100 ngày đăng quang, bởi tập đoàn Suning - ông chủ của họ, bị phá sản với khoản nợ ngắn hạn lên đến gần 37 tỷ NDT (5,6 tỷ USD).

Ở đây, thứ mà các ông bầu "nhà nghèo" Việt Nam như bầu Đức, bầu Hiển tạo nên sự khác biệt chính là tình yêu với bóng đá nước nhà, là sự hi sinh vì thành công của nền bóng đá Việt Nam, thay vì chỉ đóng vai những "ông chủ", coi đội bóng là công cụ mua vui hay "trang trí" cho mình. Đây cũng là điều mà bóng đá Trung Quốc khi dùng những cầu thủ "ngoại binh" nhập tịch để lấy về thành tích cho ĐTQG nước nhà không thể hiểu được thứ gọi là "niềm tự hào dân tộc".

Vác cả bầu Đức, bầu Hiển lẫn sao Hàn từng đối đầu Việt Nam ra, báo Trung Quốc tự cắn vào lưỡi - Ảnh 5.

Quay trở lại với chủ đề chính là Filip Nguyễn, tờ báo Trung Quốc mang thống kê của thủ thành này ra để mỉa mai: "Filip Nguyễn là thủ môn của CLB Liberec - đội bóng xếp thứ 6 ở VĐGQ Czech năm ngoái. Dù mang áo số 1, song anh được thi đấu ít hơn người đồng đội là thủ thành Knobloch, dù hai người bằng tuổi nhau. Trình độ của thủ thành gốc Việt này ắt hẳn không bằng được với cựu thủ thành số 1 của Philippines - Etheridge.

Ngay cả khi đội tuyển Việt Nam có được Filip Nguyễn, khả năng cải thiện sức mạnh của họ cũng không quá cao. Đây may ra chỉ có thể là bất ngờ nho nhỏ khi đội tuyển nước này bỗng nhiên lại có được thêm một cầu thủ nhập tịch mà thôi".

Tờ báo Trung Quốc "khôn nhưng không khéo" khi cố tình "dìm hàng" thủ thành gốc Việt, bởi dù số lần xuất hiện trong danh sách thi đấu của CLB Liberec ở mùa giải trước của Filip Nguyễn có thấp hơn so với Knobloch thật (41 so với 43), nhưng số lần ra sân của thủ môn gốc Việt lại nhiều hơn hẳn (25 so với 21), với số phút thi đấu vượt trội 2.228 phút so với 1.852 phút của người đồng đội mang số áo 34.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại