UEFA Nations League: Giải "Euro mở rộng" có gì hấp dẫn?

Đức Tiến |

Tất cả đội bóng tên tuổi của bóng đá châu Âu như Đức, Pháp, Italia, Anh, Hà Lan... sẽ lần đầu tiên tham dự UEFA Nations League - giải đấu được ví von như “Euro mở rộng” vào ngày mai (6/9).

-

UEFA Nations League là giải gì?

UEFA Nations League: Giải Euro mở rộng có gì hấp dẫn? - Ảnh 1.

Các bảng đấu của giải UEFA Nations League

Đây là giải đấu do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) sáng lập ra cách đây vài năm nhưng lần đầu tiên được áp dụng trong năm 2018. 

Giải sẽ chính thức khởi tranh vào ngày mai (6/9) và tiếp tục các vòng đấu trong tháng 10, 11/2018 và đầu năm 2019. Chắc hẳn không ít người sẽ thắc mắc khi nghe tới cái tên UEFA Nations League. Giải đấu này có liên quan gì tới Euro hay World Cup? Ai đã sáng lập ra nó, giải khởi tranh khi nào và với thể lệ ra sao?

UEFA Nations League là “sân chơi” dành cho tất cả các thành viên của UEFA. 55 đội tuyển sẽ được chia ra thành 4 nhóm (A,B,C,D) dựa theo các vị trí trên bảng xếp hạng của UEFA. Mỗi nhóm sẽ có 4 bảng đấu và mỗi bảng sẽ có từ 3,4 đội.

Các đội ở mỗi bảng sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt đi và về và chọn ra đội đứng đầu bảng. 4 đội dẫn đầu 4 bảng (ví dụ của nhóm A) sẽ chia cặp đấu và chọn ra 2 đội vào chung kết. Đội thắng cuộc sẽ có 1 vé dự Euro 2020. 3 nhóm còn lại cũng thi đấu theo thể thức tương tự và chọn ra thêm 3 vé cuối cùng.

UEFA Nations League: Giải Euro mở rộng có gì hấp dẫn? - Ảnh 2.

Chiếc cúp Nations League lần đầu được giới thiệu

UEFA dự kiến sẽ dành cho đội vô địch 4 nhóm đấu 4 tấm vé dự Euro 2020. Trong trường hợp đội bóng đó đã giành vé theo đường vòng loại thì suất này sẽ được trao cho đội đứng thứ 2.

Giải UEFA Nations League cũng mang hơi hướng của một giải vô địch quốc gia khi cho phép đội thăng hạng và xuống hạng. Ví dụ các đội dẫn đầu bảng của các hạng B, C, D sẽ được thăng 1 hạng. Ngược lại những đội tuyển đứng bét bảng của các hạng A, B, C sẽ bị rớt hạng ở giải đấu tiếp theo.

Theo lý giải của đại diện UEFA, UEFA Nations League ra đời nhằm thay thế cho những trận đấu giao hữu ít tính cạnh tranh, thiếu sức hút và hấp dẫn với người hâm mộ. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng muốn dành cho các đội bóng không thể đoạt vé dự Euro 2020 cũng như các giải đấu sau này thêm một cơ hội thay đổi số phận của mình.

Người khen hay, kẻ chê dở!

UEFA Nations League: Giải Euro mở rộng có gì hấp dẫn? - Ảnh 3.

2 đội Đức - Pháp sẽ có dịp tái ngộ tại giải năm nay

Như đã lý giải ở trên, UEFA muốn xóa bỏ những trận đấu giao hữu tốn công, tốn sức và đương nhiên thiếu cả tính cạnh tranh. Người hâm mộ sẽ không còn phải chứng kiến những trận đấu tẻ nhạt, thậm chí có tỉ số cao khó tin 8-0, 10-0... giữa 2 đội bóng có trình độ quá chênh lệch.

Sự ra đời của UEFA Nations League được nhiều người đón nhận nhưng ngược lại cũng có không ít ý kiến trái chiều.

Do việc phân nhóm dựa trên bảng xếp hạng của UEFA nên sẽ tạo ra những cặp đấu cân tài, cân sức và đặc biệt hấp dẫn. Ví dụ như nhóm A sẽ là những cuộc so tài giữa Đức – Pháp; Đức – Hà Lan; Tây Ban Nha – Anh; Tây Ban Nha – Croatia; Italia – Bồ Đào Nha...

Nhưng mọi chuyện sẽ rất khác nếu nhìn vào nhóm D. Liệu những cặp đấu giữa Georgia - Andorra, Latvia- Kazakhstan, Armenia – Gibraltar... có kéo nổi đám đông cổ động viên tới sân hay tạo ra sức hút với giới truyền thông?

Vì sao các trận cầu giao hữu thường có những cặp đấu chênh lệch về trình độ? Tất cả đều có lý do riêng. Những đội bóng yếu luôn muốn được so tài với đội bóng mạnh hơn để học hỏi, nâng cao trình độ, giúp cầu thủ cọ xát, tích lũy kinh nghiệm và biết được mình đang ở đâu “trên bản đồ thế giới”.

Trong khi đó, không ít đội bóng mạnh cũng muốn so tài với đối thủ dưới cơ ở một thời điểm nào đó. Ví dụ trước khi bước vào giải đấu lớn, các đội Đức, Tây Ban Nha, Pháp... thường chọn đối thủ yếu cho các cầu thủ thoải mái “tập bắn”. Những chiến thắng đậm luôn là “liều thuốc” tinh thần cực tốt cho toàn đội.

Dưới đây là các bảng đấu tại UEFA Nations League

Nhóm A

Bảng 1: Đức, Pháp, Hà Lan

Bảng 2: Bỉ, Thụy Sĩ, Iceland

Bảng 3: Italia, Bồ Đào Nha, Ba Lan

Bảng 4: Tây Ban Nha, Anh, Croatia

Nhóm B

Bảng 1: Slovakia, Ukraina, CH Séc

Bảng 2: Nga, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ

Bảng 3: Áo, Bosnia, Bắc Ailen

Bảng 4: Xứ Wales, CH Ailen, Đan Mạch

Nhóm C

Bảng 1: Scotland, Albania, Israel

Bảng 2: Hungary, Hy Lạp, Phần Lan, Estonia

Bảng 3: Slovenia, Na Uy, Bulgaria, Đảo Síp

Bảng 4: Romania, Serbia, Montenegro, Lithuania

Nhóm D

Bảng 1: Georgia, Latvia, Kazakhstan, Andorra

Bảng 2: Belarus, Luxembourg, Moldova, San Marino

Bảng 3: Azerbaijan, Đảo Faroe, Malta, Kosovo

Bảng 4: Macedonia, Armenia, Liechtenstein, Gibraltar.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại