img

Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 31-12-2022, một nhóm trẻ em độ tuổi từ 11 đến 12 đi vào công trường và được nhân viên bảo vệ phát hiện, đuổi ra. Tuy nhiên, đến khoảng 11 giờ 50 phút, khi công nhân đang nghỉ trưa thì nhóm trẻ này lại vào công trường phía mố MA không rõ mục đích.

Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 1.

Bé Thái Lý Hạo Nam (áo vàng bìa trái) là nạn nhân lọt vào trụ bê-tông sâu 35m, đường kính 25cm. Ảnh cắt ra từ clip

Đến 11 giờ 55 phút, bé Thái Lý Hạo Nam (SN 2012; ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) lọt vào trong lòng trụ bê-tông D500 tại mố MA (trụ C1-MA) có đường kính ngoài 50 cm, đường kính trong 25 cm. Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trường ngừng làm việc và công nhân đang nghỉ trưa. Trước thời điểm đó, công trình vẫn hoạt động thi công bình thường.

Ngay sau khi phát hiện, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu – Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp; Sở GTVT; Ban Quản lý dự án; tư vấn giám sát; nhà thầu thi công; chính quyền địa phương, lực lượng y tế và các lực lượng cứu hộ khác đến hiện trường.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn làm việc xuyên đêm khi vụ tai nạn vừa xảy ra

Các đơn vị thi công đã dùng các bình ôxy có tại công trình bơm vào lòng trụ; đồng thời sử dụng tất cả các thiết bị chuyên dùng để phá vỡ kết cấu chặt của lớp địa chất làm giảm ma sát xung quanh thành trụ để có thể rút trụ lên, cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông.

Quá trình giải cứu bé Hạo Nam, yếu tố cản trở quá trình cứu nạn là do ảnh hưởng về địa chất địa tầng, thiết bị được vận chuyển từ nơi xa đến nên lực lượng chức năng không thể chủ động được, phải thay đổi nhiều phương án cứu hộ. Đây là lý do chậm rút trụ bê-tông lên theo như dự tính trước đó.

Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng nỗ lực đưa bé trai lên mặt đất

Gia đình ông Thái Văn Tấn Tài (cha của bé Hạo Nam) thuộc diện khó khăn, vợ ông chỉ ở nhà trông con nhỏ mới 21 tháng tuổi; còn ông đi làm thuê nhưng thu nhập không được bao nhiêu. Hạo Nam là con trai lớn của vợ chồng ông Tài.

Nam thích học võ nhưng không dám xin tiền cha mẹ vì sợ cha mẹ lo thêm. Gần đây, sau giờ học, Nam đi nhặt sắt vụn bán để kiếm tiền đóng học phí học võ. Theo lời kể của gia đình, trước khi xảy ra vụ việc đau lòng, Nam cho cha mẹ biết đã kiếm được 21.000 đồng nên tiếp tục đi nhặt sắt để bán, mong kiếm đủ số tiền 60.000 đồng để đóng học phí học võ.

Ngày 3-1, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó Tư lệnh Quân khu 9, đã có mặt tại hiện trường để tham gia chỉ đạo công tác cứu hộ nạn nhân. Theo Phó Tư lệnh Quân khu 9, ngay sau khi nhận được thông tin bé Nam gặp nạn, Quân khu 9 đã chỉ đạo cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp sử dụng lực lượng tại chỗ để hỗ trợ công tác cứu hộ. Ngoài ra, Quân khu 9 cũng đã điều lực lượng công binh đến hiện trường tham gia cứu bé Nam.

Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 4.

Trong ngày 3-1, sau khi đến thăm hỏi, động viên và nhận thấy gia đình ông Thái Lý Văn Tài (cha của Nam) có hoàn cảnh khó khăn nên lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 9 cho biết sẽ cùng Tỉnh đội Đồng Tháp lên kế hoạch cất một căn nhà để gia đình ông Tài ổn định cuộc sống.

Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn và tai nạn bất ngờ ập tới bé Hạo Nam, cộng đồng mạng liên tục xuất hiện nhiều lời cầu nguyện cho bé Nam được bình an, sớm được cứu hộ lên mặt đất để trở về vòng tay mẹ cha.

Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 5.
Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 6.

Tuy nhiên, tối 4-1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cùng với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức họp để thông báo việc bé Hạo Nam đã tử vong.

Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 7.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thông báo việc bé Hạo Nam đã tử vong

Tại cuộc họp, ông Đoàn Tấn Bửu thông báo cho những người dự và đại diện gia đình việc bé Nam tử vong sau khi rơi xuống trụ bê-tông sau hơn 4 ngày, do nhiều nguyên nhân như đa chấn thương, thiếu dưỡng khí, môi trường nhiệt độ thấp...

Ông Thái Văn Tấn Tài đồng ý cho các ngành chuyên môn tìm cách đưa thi thể cháu lên khỏi trụ bê-tông, tổ chức xử lý thi thể, tổ chức khâm liệm và đưa cháu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ông Tài cho biết cháu lỡ mất rồi nên không có ý kiến gì. "Tôi đồng ý cho ngành chuyên môn tìm cách đưa thi thể con tôi lên khỏi trụ bê-tông; đồng thời cho gia đình đến nhận diện bé" – ông Tài nói trong xúc động.

Sau khi xác định bé Hạo Nam đã tử vong, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bé trai đang tươi cười được cho là Hạo Nam. Tuy nhiên, các ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp xác định đây là hình ảnh một bé trai khác, khiến dư luận vô cùng bức xúc trước hành động câu like, câu view của một số tài khoản mạng xã hội.

Toàn cảnh 10 ngày nỗ lực cứu bé trai lọt vào trụ bê-tông - Ảnh 8.

Hình ảnh giả mạo bé Hạo Nam khiến dư luận bức xúc

Những ngày sau đó, việc kéo trụ bê-tông lên mặt đất để đưa thi thể Nam ra ngoài vẫn được các ngành chức năng thực hiện 24/24 giờ. Quá trình tìm phương án cứu hộ có sự tham gia của Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, các chuyên gia đến từ Nhật Bản…

Ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp, Tổ trưởng Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Kênh Rọc Sen, cho biết lực lượng làm nhiệm vụ đang đẩy nhanh tiến độ đưa trụ bê-tông lên khỏi mặt đất trong thời gian sớm nhất. Trước đó, tỉnh chọn phương án khả thi đã thống nhất theo tư vấn của các chuyên gia đầu ngành trong nước. Đó là, đóng cọc ván thép xung quanh, sau đó lấy đất lên để tiến hành các biện pháp tiếp theo để đưa trụ bê-tông lên khỏi mặt đất.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp liên tục đến hiện trường để động viên lực lượng cứu hộ, cứu nạn

Đến hết ngày 10-1, công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp luôn túc trực nhiều ngày liền tại hiện trường để động viên lực

CÔNG TUẤN – NHA MÂN – LÊ KHÁNH
NGỌC TRINH