Cơn bão khủng hoảng đang tác động rất lớn tới đời sống bóng đá Việt Nam. Chưa năm nào, thị trường chuyển nhượng trước mùa giải mới lại đóng băng như vậy. Các đội hầu như chỉ có kế hoạch bán hoặc thanh lý, còn mua thì đều ở chế độ chờ.
Những ông bầu chịu chơi nhất cũng đang án binh bất động. Bỏ đống tiền để mua cầu thủ lúc này, càng khiến tình hình trở nên nan giải. Điều đó lý giải vì sao, một loạt những chân sút có số má ở V.League sau khi hết hạn hợp đồng trở thành cầu thủ tự do, đang bị thất nghiệp.
Timothy chính là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất mùa giải 2012, với 18 bàn. Ngay sau khi mùa giải kết thúc, tiền đạo người Nigeria đã chia tay CLB Hà Nội để tìm kiếm một bến đỗ “màu mỡ” hơn.
Mục tiêu của Timothy lúc này, chỉ là làm sao kiếm được thật nhiều tiền bởi anh biết, thật khó nơi đâu dễ kiếm như ở Việt Nam. Tuy nhiên, đó là những năm trước đây, còn năm nay thì Timothy khó mà ký được một bản hợp đồng theo ý mình.
Tầm cỡ ngôi sao như Huỳnh Kesley đang có nguy cơ thất nghiệp. Ảnh: SN |
Đích
ngắm đầu tiên của tiền đạo người Nigeria, chính là V.NB, đội bóng từng
một thời nổi tiếng là chịu chơi nhất V.League. Tuy nhiên, dù đã thoả
thuận bằng miệng nhưng đến phút cuối, đội bóng của HLV Nguyễn Văn Sỹ đã
từ chối.
Lưu lạc tới miền Nam, Timothy xin đầu quân cho Sài Gòn XT và B.BD, nhưng cũng không được chấp nhận.
Lưu lạc tới miền Nam, Timothy xin đầu quân cho Sài Gòn XT và B.BD, nhưng cũng không được chấp nhận.
Cả
3 đội bóng mà Timothy đến xin việc, anh đều hét giá 5 tỷ/mùa. Đó quả là
một số tiền quá lớn trong thời buổi khó khăn hiện tại. Các đội đều chấp
nhận được cá tính của Timothy, nhưng đã lắc đầu lè lưỡi vì cái giá quá
cao.
Với thương hiệu của mình, Timothy vẫn giữ nguyên giá và anh đang có nguy cơ phải thất nghiệp.
Với thương hiệu của mình, Timothy vẫn giữ nguyên giá và anh đang có nguy cơ phải thất nghiệp.
Không
như Timothy, tiền đạo Huỳnh Kesley sau khi hét 400.000 USD/năm cùng
khoản lương 20.000 USD/tháng với Sài Gòn XT nhưng không được chấp nhận.
Ngay sau đó, tiền đạo này hạ xuống 300.000 USD/năm nhưng cũng bị đội
bóng Sài thành lắc đầu.
Biết thời thế, Kesley đã quyết định hạ giá mức nữa là 150.000 USD khi tìm đến B.BD, nhưng cũng chẳng được CLB này ngó ngàng. Hạ giá nữa thì khác gì cầu thủ nội, mà giữ giá thì chẳng ai mua. Giờ thì Kesley cũng giống Timothy, có nguy cơ thất nghiệp.
Biết thời thế, Kesley đã quyết định hạ giá mức nữa là 150.000 USD khi tìm đến B.BD, nhưng cũng chẳng được CLB này ngó ngàng. Hạ giá nữa thì khác gì cầu thủ nội, mà giữ giá thì chẳng ai mua. Giờ thì Kesley cũng giống Timothy, có nguy cơ thất nghiệp.
Một
ngoại binh có tiếng tăm khác là cựu tiền vệ CLB V.HP Leandro cũng đánh
tiếng muốn đầu quân cho K.KH, nhưng vẫn đang chưa được chấp nhận.
Các
CLB đang rơi vào cảnh khó khăn về tài chính, lại không biết tương lai
về đâu, nên thị trường chuyển nhượng đang đóng băng, dù ở thời điểm này
mọi năm, đã rất nhộn nhịp. Trường hợp của Timothy, Kesley hay Leandro
giờ không hiếm ở V.League.
Tất cả cho thấy, các đội không muốn ném tiền qua cửa sổ, hoặc họ cũng...chẳng còn tiền để mà ném nữa.
Tất cả cho thấy, các đội không muốn ném tiền qua cửa sổ, hoặc họ cũng...chẳng còn tiền để mà ném nữa.
Các
sao rơi vào cảnh thất nghiệp, còn các ông bầu cũng đang đứng trước
những quyết định sẽ từ bỏ bóng đá bởi càng đầu tư, càng lỗ.
Các cầu thủ CLB BĐ Hà Nội vẫn chưa biết tương lai sẽ về đâu. Ảnh: SN |
Trong
một tuyên bố mới nhất, bầu Hiển cho biết mình đã quá mệt mỏi và muốn
rút lui khỏi bóng đá. Nhiều người cho rằng ông bầu này đang doạ, để
không bị thất thế trong vụ “1 ông chủ 2 đội bóng” mà VFF, VPF đang quyết
tâm làm tới nơi tới chốn.
Tuy nhiên, nếu quả thực bầu Hiển bỏ bóng đá thật, thì cũng nguy lắm, bởi khi đó sẽ có tới 2 đội bóng ở V.League, mà toàn là những đội có hạng như HN T&T, SHB.ĐN, rơi vào cảnh nguy khốn, hoặc giải thể, hoặc trả về địa phương.
Tuy nhiên, nếu quả thực bầu Hiển bỏ bóng đá thật, thì cũng nguy lắm, bởi khi đó sẽ có tới 2 đội bóng ở V.League, mà toàn là những đội có hạng như HN T&T, SHB.ĐN, rơi vào cảnh nguy khốn, hoặc giải thể, hoặc trả về địa phương.
Ở
V.NB, bầu Trường cũng để ngỏ khả năng có tiếp tục đầu tư vào bóng đá
nữa hay không. Ở SLNA, có thông tin Ngân hàng Bắc Á sẽ rút lui. Nếu điều
này xảy ra, SLNA sẽ gặp khó ngay bởi nhiều năm qua, họ chỉ sống nhờ bầu
sữa từ nhà tài trợ. HLV Hữu Thắng khẳng định, thông tin Ngân hàng Bắc Á
rút lui là tin đồn.
Nhưng ngay cả sự trấn an đó, cũng không giúp các cầu thủ yên lòng. Ngọc Luận là trường hợp đầu tiên ra đi tới HAGL bởi cảm thấy một tương lai bất định. Sắp tới, SLNA chắc chắn sẽ phải đau đầu trong kế hoạch giữ chân các trụ cột.
Nhưng ngay cả sự trấn an đó, cũng không giúp các cầu thủ yên lòng. Ngọc Luận là trường hợp đầu tiên ra đi tới HAGL bởi cảm thấy một tương lai bất định. Sắp tới, SLNA chắc chắn sẽ phải đau đầu trong kế hoạch giữ chân các trụ cột.
Ở phía
Nam, nơi có rất nhiều đội bóng đại gia, cũng đang án binh bất động. Bầu
Thuỵ cân nhắc chuyện có nên tiếp tục đầu tư cho bóng đá hay không.
Navibank SG thì tính chuyện bán cả đội để bớt gánh nặng tài chính. Bi
đát nhất là CLB Hà Nội, khi mà các cầu thủ vẫn đang chưa biết tương lai
của mình sẽ như thế nào, sau sự kiện bầu Kiên bị bắt.
Chuyện
một hay nhiều ông bầu bỏ bóng đá, không có gì mới mẻ và rất bình thường
trong bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên với bóng đá Việt Nam, dường như
các ông bầu đang có những phản ứng dây chuyền, trong bối cảnh nền kinh
tế khó khăn, tâm huyết cũng đã cạn.
Nhiều
ý kiến đã cảnh báo về nguy cơ hoãn tổ chức V.League mùa tới, càng khiến
nhiều CLB, cầu thủ hoang mang cực độ. Bóng đá Việt Nam sau một quá
trình phát triển nóng, giờ đang vỡ như bong bóng xà phòng, trở lại với
giá trị thực của mình và thậm chí còn thấp hơn nữa.