VFF “tự choáng" với số tiền bản quyền truyền hình

hoanghuyen |

Bản quyền truyền hình J-League năm 2009 đã có giá 5,9 tỉ yen (83 triệu USD) khiến VFF không khỏi "giật mình".

Tiền bản quyền ít vì V-League không hấp dẫn?

Mục đích ban đầu của chuyến đi tham quan, học hỏi mô hình tổ chức giải J-League của Nhật Bản hướng đến vấn đề cách thức điều hành. Tuy nhiên, sau khi nghe ông Takanishi, Tổng Thư ký kiêm Giám đốc điều hành J-League, nói về kinh nghiệm tìm kiếm nguồn tài chính phục vụ tổ chức giải, đại diện VFF đã có phần bị “giật mình”.

V-League hiện vẫn sống dựa vào nguồn tài trợ, quảng cáo. Ảnh: Hải Anh

Ba nguồn tài chính chủ yếu để J-League hoạt động gồm bản quyền truyền hình, nhà tài trợ và tổ chức sự kiện. Tổng nguồn thu trong năm 2009 của J-League lên tới hơn 11 tỉ yen (155 triệu USD). Bất ngờ nằm ở chỗ nguồn tiền lớn nhất mà J-League kiếm về đến từ việc bán bản quyền truyền hình.

Điều này hoàn toàn trái ngược so với V-League khi số tiền chủ yếu của giải chuyên nghiệp do VFF điều hành vẫn dựa vào nhà tài trợ là chủ yếu.

VPF sẽ có bộ máy gọn nhẹ

Ông Viễn nhận định:“LĐBĐ Nhật Bản đã làm bóng đá chuyên nghiệp được 20 năm nên thành tựu và bề dày của họ là rất lớn. Tới đây, V-League vận hành theo mô hình công ty điều hành (Công ty Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam – VPF), chúng ta sẽ phải vận dụng từng phần cho phù hợp với tình hình thực tế”.

 Trong cơ cấu tổ chức của công ty quản lý J-League, thành viên HĐQT thuộc các CLB chiếm số lượng lớn cùng với những người không thuộc về “thế giới bóng đá” gồm luật sư, doanh nghiệp, giới truyền thông… Về vấn đề này, ông Viễn cho rằng cơ cấu sẽ xây dựng theo hướng bảo đảm điều hành giải thật tốt, còn nhân sự sẽ do HĐQT của VPF quyết định.

Theo NLD.com.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại