Vén màn bí mật giúp U19 Hàn Quốc thắng HAGL

Hà Phương |

Dù kém 2-3 tuổi và đều là các cầu thủ không chuyên nhưng U19 Hàn Quốc chẳng hề non nớt về kinh nghiệm thi đấu thậm chí còn tỏ ra vượt trội so với đối thủ ở hiệu quả dứt điểm.

Trước đó, các đội bóng Sinh viên Hàn Quốc khi được mời sang tham dự những giải đấu giao hữu ở Việt Nam cũng đã chứng tỏ được khả năng của mình (gần đây nhất Sinh viên Hàn Quốc đã giành chức vô địch BTV Cup 2014 và á quân BTV Cup 2015).

Điều đó cho thấy Hàn Quốc đang làm rất tốt công tác phát triển bóng đá học đường.

Nằm trong sự quản lý của LĐBĐ các trường ĐH Hàn Quốc (Korea University Football Confederation), giải bóng đá các trường ĐH của Hàn Quốc, U-League, được ra đời vào năm 2008.

Mùa giải thử nghiệm đầu tiên U-League 2008 chỉ có 10 đội bóng đến từ các trường Đại học ở Seoul tham dự. Tuy nhiên, thành công của giải đấu này đã nhanh chóng lan truyền ra khắp xứ sở kim chi.

Để rồi năm sau, số đội bóng đăng ký tham dự U-League đã tăng lên thành 22 đội và đến năm 2010, con số này đã là 67 đội.

Mùa giải 2015, U-League quy tụ tới 78 đội bóng đại diện các trường đại học, cao đẳng trên khắp Hàn Quốc.

78 đội bóng này được chia vào 8 bảng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn ra 16 đội lọt vào vòng đấu knoct-out tiếp theo. 4 đội đứng đầu U-League sẽ được quyền tham dự Cúp quốc gia Hàn Quốc.


SV Hàn Quốc vô địch BTV Cup 2014.

SV Hàn Quốc vô địch BTV Cup 2014.

8 Hàn Quốc đã 8 lần liên tiếp tham dự vòng chung kết World Cup kể từ năm 1986 đến nay và là đội bóng châu Á nhiều lần góp mặt nhất ở Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Thông qua U-League, các cầu thủ xuất sắc nhất sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển Sinh viên Hàn Quốc tham dự các giải đấu trong nước và quốc tế.

U - League luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đội bóng của các trường Đại học.

Bằng chứng là trong 8 mùa giải đã qua, chỉ có trường Đại học Yonsei là 2 lần giành được chức vô địch (năm 2010 và 2012).

6 chức vô địch U-League được chia đều cho 6 trường Đại học khác nhau là Kyunghee (năm 2008), Dankook (năm 2009), Hongik (năm 2011), Yeungnam (năm 2013), Kwangwoon (năm 2014) và Yong in (năm 2015).

Thực tế cho thấy nhiều tài năng trẻ của bóng đá Hàn Quốc đã được phát hiện thông qua U-League. Không ít cầu thủ sau đó đã trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, thậm chí còn được gọi vào ĐTQG Hàn Quốc.

Chẳng nói đâu xa trong 23 cầu thủ Hàn Quốc vừa tham dự trận đấu với Lào tại VL WC 2018 khu vực châu Á vào ngày 17/11, có tới 11 người từng là thành viên của các đội tuyển Đại học.

Danh sách này gồm:

Thủ môn: Kwoun Sun-Tae (trưởng thành từ Đại học Jeonju 2002-2005).

Hậu vệ: Kwak Tae-Hwi (ĐH Chung-Ang giai đoạn 2000-2003), Kim Young-gwon (ĐH Jeonju 2009), Park Joo-Ho (ĐH Soongsil 2006-2007), Jang Hyun-soo (ĐH Yonsei 2010-2011), Kim Jin-su (ĐH Kyung Hee 2011), Yun Young- sun (ĐH Dankook 2007-2009).

Tiền vệ: Han Kook-young (Đại học Soongsil 2009), Lee Jae-sung (Đại học Hàn Quốc 2011-2014), Jung Woo- young (Đại học Kyung hee 2008-2010).

Tiền đạo: Hwang Ui-Jo (Đại học Yonsei 2011-2012).

Nguồn cung cấp cầu thủ cho các đội bóng của trường Đại học chính là từ những đội bóng trường Phổ thông - được quản lý bởi HSFA (LĐBĐ dành cho các trường phổ thông).

Với nguồn cung cấp lực lượng dồi dào từ các trường Đại học và phổ thông như vậy, không có gì là ngạc nhiên khi bóng đá Hàn Quốc liên tục gặt hái được thành công ở đấu trường quốc tế thời gian gần đây và giữ vị trí hàng đầu châu lục.

U21 HAGL 0-1 U19 Hàn Quốc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại