Huyền thoại điền kinh một thời
Nhắc đến thể thao Việt Nam những năm sau chiến tranh, chị luôn được gọi với hai tiếng huyền thoại. Đơn giản, bởi thành tích trên đường chạy của chị là không đối thủ.
Thế nhưng, sau khi trở thành người đại diện cho Việt Nam tham dự một kỳ Thế vận hội, ít ai biết được rằng, chị lại có một cuộc sống nghiệt ngã.
Chị là Trần Thị Soa, cựu vô địch điền kinh quốc gia, 2 lần đứng đầu danh sách 10 VĐV Việt Nam tiêu biểu trong các năm 1978, 1979.
Chị còn trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Olympic Moscow 1980.
Chia tay nghiệp VĐV, con người lừng lẫy với hàng tá danh hiệu đó bỗng rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa.
Chị được bố trí một công việc chẳng giống ai, đó là cắt cỏ sân Vinh.
Nhưng sự nghiệt ngã của nghề nghiệp có thấm đâu so với những sự vất vả của gia đình.
Mọi gánh nặng dồn cả lên vai chị. Một mình phải chạy ngược xuôi lo cái ăn cho cả gia đinh.
Hiện chị làm quét rác và trông xe nuôi gia đình
Người chồng bất đắc dĩ phải ngồi nhà để chăm chút đứa con bị tật.
Ngoài công việc cắt cỏ sân Vinh, chị còn về quê Can Lộc buôn gạo và làm thuê đủ thứ ở khắp mọi nơi.
Khi chị về hưu cũng là mất đi một khoản thu nhập vốn là hũ gạo của cả gia đình.
Chị lại phải xoay đi buôn, bán hàng rong và làm phụ hồ cho một số công trình xây dựng.
Cho mãi tới cuối năm 2009, chị được ưu ái làm hợp đồng quét dọn tại CLB.
Một huyền thoại thể thao, đáng lẽ sẽ có một cuộc sống sung túc vì được người đời ca tụng và ghi danh nhưng cuộc đời chị lại là một câu chuyện khác.
Trần Thị Soa, con người tài năng và đầy cống hiến cho điền kinh Việt Nam này, đến cái tuổi nghỉ ngơi mà vẫn phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh.
Theo Zing