Top 10 vụ chuyển nhượng quá tốn giấy mực

trangnguyen |

Trong mùa Hè 2012, vụ chuyển nhượng Robin van Persie đang làm tốn rất nhiều giấy mực của báo giới.

Đến nay, vẫn chưa thể biết bến đỗ mới của Vua phá lưới Premier League mùa trước sẽ là Man United, Man City, Juventus hay một CLB khác. Quá khứ và cả hiện tại, cũng đã và đang có những vụ mua sắm quá tốn giấy mực như thế.

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Những ngôi sao từng tốn rất nhiều giấy mực của báo chí mỗi mùa shopping

David Beckham từ M.U sang Real Madrid (2003)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Beckham mâu thuẫn với Sir Alex Ferguson, mà đỉnh điểm là vụ “chiếc giày bay” trong phòng thay đồ. Sir Alex không còn tin tưởng Becks và để anh ngồi dự bị trong trận lượt về tứ kết Champions League với Real Madrid. 

Becks vào sân trong hiệp 2 và ghi 2 bàn để giúp M.U thắng 4-3 (song vẫn bị loại). Màn trình diễn tuyệt vời của tiền vệ người Anh đã gây ấn tượng mạnh cho Real.

Mặc dù vậy, chủ tịch Los Blancos - Florentino Perez khẳng định đội bóng của ông sẽ không bao giờ mua Becks. 

Điều đó khiến Barcelona trở thành ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc đua giành chữ kí của Becks. Nhưng đến tháng 6/2003, Real xác nhận đã chiêu mộ thành công anh với giá 24,5 triệu bảng.

Chelsea theo đuổi và "vồ hụt" Steven Gerrard

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Sau khi giúp Liverpool vô địch Champions League mùa 2004/05, thủ quân của The Kop - Steven Gerrard tính chuyện ra đi nhằm tìm kiếm thử thách mới. GĐĐH của Liverpool khi ấy là Rick Parry khẳng định The Kop đã mời Gerrard kí hợp đồng mới song anh từ chối.

Gerrard sau đó lọt vào tầm ngắm của cả Chelsea lẫn Real Madrid. HLV Jose Mourinho muốn anh gia nhập The Blues và tự tin sẽ kết hợp được Gerrard và Frank Lampard. Chelsea đã đề nghị 32 triệu bảng dành cho Gerrard nhưng bị Liverpool khước từ.

Thế rồi bỗng nhiên Gerrard thay đổi ý định và cho biết muốn gắn bó lâu dài với sân Anfield. Anh sau đó kí gia hạn hợp đồng 4 năm.

Ashley Cole từ Arsenal sang Chelsea (2006)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Cole cùng 2 người đại diện của anh đã có cuộc gặp bí mật với GĐĐH Peter Kenyon và HLV Jose Mourinho của Chelsea. HLV Arsene Wenger đã đâm đơn kiện Chelsea đi đêm với Cole. Sau đó, ông còn làm mọi cách nhằm ngăn cản Cole gia nhập Chelsea.

Thế nhưng đến ngày cuối của kì chuyển nhượng Hè 2006, Arsenal đã chấp nhận để Cole đầu quân cho Chelsea với giá 5 triệu bảng. 

Theo chiều ngược lại, William Gallas sẽ rời Chelsea để trở thành người của The Gunners. Trước đó Chelsea từng hỏi mua Cole với giá 25 triệu bảng song bị Arsenal khước từ.

Thierry Henry từ Arsenal sang Barcelona(2007)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Tôi chưa bao giờ chơi bóng tại Tây Ban Nha và tôi sẽ không bao giờ tới đó. Đây là bản hợp đồng lớn cuối cùng mà tôi kí”, Henry nói sau khi kí gia hạn hợp đồng với Arsenal vào tháng 5/2006. 

Trong thời gian mùa 2006/07 diễn ra, chân sút người Pháp cũng luôn khẳng định anh sẽ gắn bó lâu dài với Arsenal và sẽ không chạy theo tiếng gọi của Barcelona.

Thế nhưng đến mùa Hè 2007, Henry đã cập bến Barca và anh nói rằng: “Đây là điều mà bấy lâu nay tôi mơ ước”. Henry chơi không quá xuất sắc tại Nou Camp song cũng giành được 2 chức vô địch La Liga và 1 Champions League. Anh giờ đang là người của New York Red Bulls.

Cristiano Ronaldo từ M.U sang Real Madrid (2008)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Sau khi giúp M.U vô địch Champions League mùa 2007/08, Ronaldo khẳng định anh chưa hết khát khao chinh phục cùng với Red Devils. 

Nhưng sau mùa 2008/09, ngôi sao người Bồ Đào Nha không còn giữ quan điểm này. Anh bị xiêu lòng trước lời mời gọi từ phía Real Madrid.

M.U đương nhiên chẳng muốn bán Ronaldo. Họ đã làm mọi cách nhằm giữ chân ngôi sao sáng nhất của mình ở lại. 

Song cuối cùng, M.U đành chấp nhận để Ronaldo chuyển tới Bernabeu khi lời đề nghị 80 triệu bảng từ phía Real quá hấp dẫn. Đây đến nay vẫn là vụ chuyển nhượng cầu thủ có giá cao nhất thế giới.

Cesc Fabregas từ Arsenal sang Barcelona (2011)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Barca bắt đầu có ý định lôi kéo Fabregas trở lại sân Nou Camp từ mùa Hè 2010. Song mọi lời đề nghị của Azulgrana đều nhận được cái lắc đầu từ phía Arsenal. Fabregas tiếp tục thi đấu cho The Gunners sau khi giúp Tây Ban Nha vô địch World Cup 2010.

Song phong độ và số trận ra sân của Fab bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chấn thương gân khoeo. Đến mùa Hè 2011, Barca trở lại săn anh. Arsenal lúc đầu vẫn nhất quyết giữ chân thủ quân của mình. Tuy nhiên cuối cùng, The Gunners đã chấp nhận nhượng lại Fab cho Azulgrana với giá 35 triệu bảng.

Samir Nasri từ Arsenal sang Man City (2011)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Arsenal đã phải trả giá vì không nhanh chóng mời Nasri kí hợp đồng mới. Tính từ mùa Hè 2011, hợp đồng của tiền vệ người Pháp chỉ còn 1 năm nữa sẽ hết hiệu lực. 

Anh không còn quá mặn mà trong việc gắn bó với sân Emirates và đã công khai ý định ra đi để tìm đến một đội bóng giàu tham vọng hơn.

Cả Man Utd lẫn Man City đều đã ngỏ ý muốn có Nasri. M.U coi anh là sự thay thế xứng đáng cho Paul Scholes. Trong khi đó, HLV Roberto Mancini cũng rất quyết tâm đưa Nasri về M.C nhằm tăng cường sức sáng tạo cho hàng công.

Cuối cùng, Nasri gia nhập Man City với giá 25 triệu bảng. Sau đó, anh cùng M.C vượt qua chính M.U vô địch Premier League.

Man United đeo bám Wesley Sneijder (2011)

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Cùng với Nasri, M.U còn ngắm cả Sneijder để lấp vào khoảng trống mà Scholes bỏ lại sau khi tuyên bố treo giày. 

Sau nhiều ngày đàm phán với Inter, cuối cùng M.U cũng đã thống nhất được mức giá của Sneijder là 35 triệu bảng. Thế nhưng, Red Devils lại không thể khiến anh hài lòng về mức lương.

Tại Old Trafford, Sneijder muốn có thu nhập 250.000 bảng/tuần. Đòi hỏi này khiến M.U chẳng thể đáp ứng. 

Nên nhớ rằng ngôi sao sáng nhất của Red Devils vào thời điểm đó cũng như hiện tại - Wayne Rooney cũng “chỉ” đang hưởng lương 220.000 bảng/tuần.

Carlos Tevez rục rịch sang Milan

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Những lời đồn thổi về việc Tevez rời Man City sang Milan bắt đầu xuất hiện từ tháng 4/2010. Vào mùa 2011/12, mâu thuẫn giữa Tevez và Mancini ngày càng nghiêm trọng để rồi Mancio quyết định tước băng đội trưởng của anh, trao cho Vincent Kompany.

Tevez trở thành mục tiêu của 2 CLB cũ của anh là Boca và Corinthians. Đương nhiên, Milan vẫn chưa từ bỏ tham vọng sở hữu Apache. 

Song cả 3 đội bóng này đều không thể mua anh do không thống nhất được mức giá chuyển nhượng với Man City.

Tới trận gặp Bayern tại Champions League, Tevez từ chối vào sân. Anh sau đó bị phạt và bị loại khỏi danh sách đội 1 The Citizens. Tevez tiếp tục được Milan, Boca và Corinthians theo đuổi trong kì chuyển nhượng mùa Đông nhưng thương vụ này cũng chẳng được thực hiện.

Cuối mùa 2011/12, Tevez xin lỗi Mancini và được trở lại thi đấu. Anh đóng góp khá nhiều vào chức vô địch Premier League của Man City. 

Tuy nhiên hiện tại, tương lai của Tevez tại Etihad là không rõ ràng khi Mancini đang có trong tay Edin Dzeko, Sergio Aguero và Mario Balotelli và còn muốn mua thêm Van Persie. Milan đang là đội muốn có sự phục vụ của anh nhất sau khi chia tay Zlatan Ibrahimovic.

Chelsea và Real Madrid theo đuổi Luka Modric

top-10-vu-chuyen-nhuong-qua-ton-giay-muc

Hè 2011, Chelsea từng rất muốn có Modric. The Blues từng hỏi mua anh với giá 22, 25, 27 rồi… 40 triệu bảng song vẫn bị Tottenham từ chối.

Hè 2012, Modric lại công khai ý định rời White Hart Lane nhằm đến một đội bóng được dự giải đấu danh giá nhất châu Âu. 

Real Madrid đã bày tỏ mong muốn có anh nhằm thay thế Kaka. Song Tottenham chỉ định bán Modric với giá 40 triệu bảng. Khâu đàm phán giữa 2 bên vẫn đang bế tắc. Mới nhất, Real khẳng định chỉ trả 33 triệu bảng cho Modric.

Modric rất không hài lòng khi Tottenham ngăn cản mình đến Real. Anh từ chối tập và lên chuyến bay sang Bắc Mỹ du đấu cùng các cầu thủ Spurs khác. 

Sau đó, Modric đã gặp chủ tịch Daniel Levy để xin lỗi song anh vẫn giữ nguyên quan điểm về chuyện sẽ chia tay Tottenham.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại