Sự khác biệt giữa Công Phượng, Tuấn Anh và các cầu thủ Nhật Bản

P.V |

Trong khi Công Phượng đang bị đau chưa thể tập trung cùng Mito Hollyhock, cuộc du hành vào bóng đá Nhật Bản của Tuấn Anh đã bắt đầu từ trước giải U23 châu Á. Và chỉ cần một thời gian ngắn luyện tập với các đồng đội mới tại Yokohama FC, tiền vệ gốc Thái Bình đã cảm nhận rất rõ sự khác biệt.

Xét về mặt lối chơi, Việt Nam và Nhật Bản được xem là có nhiều điểm tương đồng. Cầu thủ hai nước đều có xu hướng chơi bóng ngắn, sệt.

Những đường bóng bổng kiểu Anh hay bắc Âu không phải là lựa chọn tối ưu đối với những cầu thủ đa phần có chiều cao dưới 1m8, thậm chí có người dưới 1m7 của Việt Nam.

Các đồng nghiệp Nhật Bản có thể hình tốt hơn chúng ta, nhưng so với mặt bằng thế giới thì họ vẫn chưa là gì.

Ví dụ ở World Cup 2014, trong khi chiều cao trung bình của Brazil là 1m89, Đức là 1m85, Anh là 1m83 thì Nhật Bản chỉ là 1m78.

Để bù đắp cho nhược điểm về thể hình, Nhật Bản đã phát triển tối đa thể lực. Lùi lại kỳ World Cup 2010, Nhật Bản chính là đội tuyển di chuyển nhiều thứ hai với bình quân 116km/trận, chỉ thua Mỹ.

Bóng đá Anh vốn khét tiếng về nền tảng thể lực, nhưng “Tam sư” chỉ chạy 107km/trận ở giải đấu do Nam Phi đăng cai.

Nhìn vào giải J.League, quãng đường di chuyển bình quân của mỗi đội bóng ở mùa 2015 là 110km/trận. Tính ở từng khu vực cụ thể, một tiền vệ trung tâm của J.League chạy 11-11,5km/trận và một tiền đạo cũng đạt xấp xỉ 10km/trận.

Thông số kỹ thuật của một cầu thủ tại J.League 2.
Thông số kỹ thuật của một cầu thủ tại J.League 2.

Tại J.League 2, nơi Tuấn AnhCông Phượng chuẩn bị tham dự, quãng đường di chuyển thậm chí còn lớn hơn. Bởi với nền tảng kỹ thuật hạn chế hơn, thì chạy nhiều hơn chính là giải pháp duy nhất để khuất phục đối thủ.

Theo tính toán của các trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, Đại học Thể dục thể thao TP HCM trong các trận đấu trên sân Hàng Đẫy, Chi Lăng và Thống Nhất, hành trình của 20% số trận lượt đi V.League 2013 chỉ đạt bình quân 4,7km/trận. Đừng quên là con số tương tự sẽ thấp hơn nếu trừ đi các ngoại binh.

Sang đến V.League 2014, yếu tố thể lực có dấu hiệu cải thiện rõ rệt khi các cầu thủ chạy bình quân 5,8km/trận.

Tuy nhiên, điều đáng nói là thời gian bóng sống chỉ ở mức 51 phút/trận, dưới tiêu chuẩn 60 phút/trận của AFC. Trên thế giới, thời gian bóng sống trong mỗi trận đấu là từ 65 phút trở lên.

Thông số kỹ thuật của cặp đôi tài năng lò HAGL.
Thông số kỹ thuật của cặp đôi tài năng lò HAGL.

Tại giải đấu vốn thiên về kỹ thuật như La Liga của Tây Ban Nha, tốc độ bình quân luôn ở mức trên 5km/trận. Nếu sang Premier League, con số tương ứng là trên 6km/trận.

Trở lại Việt Nam, tốc độ bình quân của mỗi cầu thủ nội tại V.League hiện nay là vào khoảng 3,1km/trận. Đừng nói là La Liga hay Premier League, chỉ cần qua J.League (vận tốc bình quân khoảng 5,6km/trận) thôi là các cầu thủ V.League đã không chịu nổi nhiệt rồi.

Tuấn Anh được xem là cầu thủ có sức bền thuộc dạng tốt nhất của lò HAGL Arsenal JMG, nhưng anh cũng chỉ chạy tối đa 9km mỗi trận.

Về phần mình, Công Phượng chưa bao giờ đạt đến con số 8,5 km. Như vậy, Tuấn Anh và Công Phượng sẽ phải chạy nhiều hơn 2km nữa và phải chạy nhanh hơn 2km/h nữa để có thể bắt kịp cường độ hoạt động tại CLB mới.

Những con số nêu trên là nhiều hay ít, chỉ có bản thân Tuấn Anh và Công Phượng mới có thể trả lời được.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại