Quá nhiều "ông bầu" bỗng nhiên bỏ bóng đá

Nguyên nhân thì đủ loại nhưng chung quy là các "ông bầu" đều cảm thấy chán và không muốn tiếp tục đầu tư vào bóng đá nữa.

1. Bầu Long, bầu Tuấn - Hòa Phát Hà Nội

Sau 8 năm làm bóng đá, tập đoàn Hòa Phát đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng đội bóng. CLB thủ đô đã không tiếc tiền để xây dựng hẳn khu liên hợp thể thao hoành tráng rộng gần 3 ha nằm dọc trên quốc lộ 5 với các trang thiết bị máy móc tối tân như sân tập, khu hồi phục, giải trí… Sau mỗi năm, Hòa Phát HN lại tuyển chọn các tài năng trẻ ở khắp các lứa tuổi khu vực miền Bắc, Trung.

Tuy nhiên, việc HP.HN bị xử ép trắng trợn trong trận đấu với Hải Phòng trên sân Lạch Tray ở cuối mùa giải 2011 đã khiến ông bầu của Hòa Phát Hà Nội chán nản và đi đến quyết định thôi không làm bóng đá. 2 ông bầu trên đã quyết định dừng cuộc chơi khi V-League 2011 kết thúc. Sau khi chia tay bóng đá, toàn bộ cơ ngơi của HP.HN được bầu Tuấn, bầu Long bán cho bầu Kiên.

2. Bầu Kiên - CLB Bóng đá Hà Nội

Bầu Kiên là người đem đến những sáng kiến để góp phần thay đổi bộ mặt của bóng đá Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hơn. Ông chính là người đã có những phát biểu đanh thép trong cuộc họp của VFF và là 1 trong những người tiên phong trong việc thành lập VPF - Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam, thay VFF điều hành các giải đấu của bóng đá nước nhà.

Sự chia tay của bầu Kiên đến là 1 việc bất đắc dĩ, ngoài mong muốn của khi ông bầu đầu bạc này bị bắt giữ và điều tra do kinh doanh phạm pháp. Không còn ông bầu chống lưng, CLB Bóng đá Hà Nội buộc phải giải thể vào năm 2013.

3. Bầu Thọ - Navibank Sài Gòn

Tiền thân của N.SG chính là đội bóng quân đội Quân Khu 4 khi họ vừa lên hạng V-League năm 2009. Bầu Thọ đứng ra tiếp nhận đội bóng và vung tiền chiêu mộ khá nhiều ngôi sao thời đó như Almeida, Quang Hải, Phan Văn Tài Em, Nguyễn Thành Long Giang...

Tuy nhiên, đội bóng thi đấu chưa thành công như ông mong đợi và tình hình tài chính của bản thân bầu Thọ không mấy sáng sủa. Sau 3 năm tồn tại, N.SG chính thức bỏ bóng đá ngay trước thềm V-League 2013. Đội bóng được bán đứt cho Xuân Thành Sài Gòn với giá 21 tỷ đồng.

4. Bầu Tiến Anh - Khatoco Khánh Hòa

Vất vả và quyết tâm hết sức mình để trụ hạng thành công tại V-League 2012, những tưởng đây sẽ là điểm nhấn giúp K.KH có 1 mùa bóng khởi sắc hơn. Thế nhưng, chỉ ngay trước khi V-League 2013 khởi tranh, ông bầu Tiến Anh - đại diện cho Khánh Việt, nhà tài trợ đội bóng đã tuyên bố xóa sổ K.KH và bán lại suất tham dự V-League đồng thời chuyển giao lực lượng cho Hải Phòng.

Theo giải thích của một quan chức đội bóng thì Khatoko Khánh Hòa bỏ V-League vì tổng công ty Khánh Việt thực hiện tái cơ cấu, nên không được đầu tư tiếp cho bóng đá.

5. Bầu Thụy, bầu Thủy - XM Xuân Thành Sài Gòn

Trước khi bỏ làm bóng đá, ông bầu Nguyễn Đức Thụy đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng mỗi năm vào CLB XM Xuân Thành Sài Gòn với hàng loạt vụ chuyển nhượng bom tấn như Huỳnh Kesley, Tấn Trường, Phước Tứ, Đình Luật...

Ngày 12/12/2012, bầu Thụy rút lui chức Chủ tịch nhường chức em trai Nguyễn Xuân Thủy. Tuy nhiên, chỉ sau 8 tháng điều hành, bầu Thủy đột ngột tuyên bố giải tán đội bóng khi V.League 2013 chỉ còn 2 vòng đấu là kết thúc. Nguyên nhân bầu Thủy quyết định giải tán đội là do ức chế với án phạt trừ 4 điểm của BTC V-League do đội chơi thiếu quyết tâm trong trận thua 1-3 trước Kiên Giang ở vòng 19 .

Anh em nhà Nguyễn Đức Thụy, Nguyễn Xuân Thủy.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại