Nên hay không nên với Chủ tịch Hỷ?
Như
vậy là hơn bảy năm, ông Nguyễn Trọng Hỷ nắm giữ cái ghế quyền lực nhất
của nền bóng đá. Bối cảnh ông Hỷ trúng ghế chủ tịch VFF khá ngột ngạt.
Bóng đá Việt Nam đang chìm trong cơn bão tiêu cực, vấn đề nghiêm trọng nhất là công tác trọng tài. Hình ảnh các đội tuyển quốc gia mờ nhạt khiến việc vận động tài trợ hết sức khó khăn…
Tuy
thế, cũng không phủ nhận thuận lợi đặc biệt của ông Hỷ. Hậu tiêu cực đã
mở ra một cơ hội để ông Hỷ cùng chiến hữu dọn dẹp, nâng tầm nền bóng
đá nước nhà. Sau AFF Suzuki Cup 2008, hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư ồ
ạt vào bóng đá.
Ngân sách của VFF cũng tăng vọt. Chưa bao giờ, VFF mà người đứng đầu là ông chủ tịch có thể tự tin như thế về điều kiện vật chất, để cụ thể hóa ước mơ hoạch định các chiến lược vĩ mô cho bóng đá Việt Nam như nâng tầm các đội tuyển quốc gia, giải chuyên nghiệp, công tác đào tạo trẻ. Đặc biệt, nâng tầm trình độ của VFF so với tiền nhiệm.
Thế nhưng, trong cương vị chủ tịch VFF, ông Hỷ chỉ mới một lần nếm hương vị vô địch khu vực tại AFF Suzuki Cup 2008. Niềm vui đó quá ngắn ngủi, nhanh chóng bị dập tắt với ba thất bại đắng cay: SEA Games 25 (2009), AFF Suzuki Cup 2010 và SEA Games 26 (2011).
Đào
tạo trẻ vẫn giẫm chân tại chỗ. Trong khi đó, hai giải đấu đỉnh cao là
V-League và hạng Nhất không thiếu tiêu cực, bằng chứng là bị một số
doanh nghiệp tước mất quyền điều hành, tổ chức giải đấu “thơm tho” nhất
trong hệ thống thi đấu.
Cuối cùng, “miếng bánh” bản quyền truyền hình
một số giải đấu đỉnh cao VFF cũng không giữ nổi.
Cần cách mạng ghế chủ tịch
Chúng
ta hãy bắt đầu từ hình ảnh hàng loạt ông chủ tịch các câu lạc bộ hiện
nay đang làm nhạt nhòa các lãnh đạo vốn là giám đốc các sở thể dục thể
thao trước đây (nay là sở văn hóa, thể thao và du lịch).
Thậm chí tầm hảnh hưởng với đội bóng còn hơn cả lãnh đạo địa phương. Thế thì, VFF cũng đang bị các ông bầu chi phối mạnh mẽ có gì lạ đâu.
Điều đó nói lên thực tế: sứ mệnh của các lãnh đạo bóng đá quen ăn cơm bao cấp, làm việc theo lề lối quan liêu đã hoàn thành.
VFF
là tổ chức xã hội nghề nghiệp, nên chăng phải xã hội hóa mạnh mẽ những
vị trí chủ chốt, thay vì nhất thiết phải là người của VFF, của Tổng cục
thể dục thể thao cử sang như lâu nay.
Nếu một doanh nghiệp thực sự có
tiềm năng tài chính, có uy tín trong xã hội, có tâm huyết với bóng đá
nước nhà, tại sao không mở toang cánh cửa để đón họ vào ngồi ghế chủ
tịch, vào Ban chấp hành VFF?
Nếu
sợ rằng một nhà tài phiệt kinh tế nắm giữ các vị trí chủ chốt của VFF
sẽ thao túng nền bóng đá, thì trước hết phải trách năng lực quản lý,
định hướng của Tổng cục thể dục thể thao, và trên tổng cục. Ở cấp câu
lạc bộ cũng vậy.
Chủ tịch Hỷ sẽ tiến cử ai?
Không
còn nghi ngờ gì nữa, việc trình độ VFF vẫn bị coi thấp hơn mặt bằng xã
hội là do trình độ con người đang có chưa bắt kịp với sự phát triển của
nền bóng đá nước nhà cũng như những xu hướng phát triển của bóng đá khu
vực, thế giới.
Chủ
tịch Nguyễn Trọng Hỷ sẽ tiến cử ai? Có ba sựa lựa chọn: người của Tổng
cục thể dục thể thao, người của VFF (khả năng ông Lê Hùng Dũng) và
người ngoài VFF.
Ông Lê Hùng Dũng có cửa ngồi ghế chủ tịch VFF nhiệm kỳ tới?
Đã 9 đời chủ tịch và quyền chủ tịch VFF (Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ làm hai nhiệm kỳ), bóng đá Việt Nam vẫn giẫm chân tại chỗ thì dứt khoát cần xem lại mặt nhân sự của tổ chức này, đầu tiên là ghế Chủ tịch VFF.
Theo TT&VH online