TS. Luyện Quốc Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Bionet, cho biết công ty của ông dựa vào 18 gene để đánh giá 4 tố chất của vận động viên (VĐV), gồm: độ nhanh, mạnh; độ bền; khả năng phục hồi sau luyện tập và nguy cơ bị chấn thương trong luyện tập.
Hai yếu tố đầu là quan trọng nhất, hai yếu tố còn lại là bổ trợ. Kỹ thuật này gọi là xét nghiệm gene đánh giá tiềm năng thể thao (Sport-Bionet).
Đã “thử” gene của 4 vận động viên
“Bionet đã thử nghiệm xét nghiệm gene đối với 4 VĐV hàng đầu của Việt Nam, gồm T.H.H, V.T.H, T.T.H và T.T.B. Kết quả xét nghiệm gene chứng minh họ có tố chất để trở thành VĐV hàng đầu của Việt Nam”, ông Hải nói.
Theo
bản kết quả xét nghiệm gene của V.T.H, VĐV chạy 100m này có độ bền
thấp, độ nhanh mạnh vừa phải, khả năng phục hồi cơ sau luyện tập vừa
phải, nguy cơ chấn thương thấp.
Điểm đặc biệt là VĐV V.T.H có hai bản sao chức năng của gene ACTN-3, nên có tốc độ tốt hơn người có một bản sao ACTN-3 hoặc không có bản sao nào. “Các vận động viên điền kinh lớn trên thế giới chắc chắn cũng có 2 bản sao như vậy”, ông Hải nói.
Trương Thanh Hằng giành tấm huy chường vàng nội dung 800m trong giải Grand Prix châu Á 2012
TGene của T.T.H tiết lộ VĐV này có độ bền thấp, độ nhanh mạnh vừa phải. “T.T.H không có 2 bản sao ACTN-3 nên về tốc độ thua V.T.H là chắc”, ông Hải nhấn mạnh. “Với các tố chất đó, khả năng tốt nhất mà T.H có thể đạt được là ở cự ly 400m hoặc 800m”.
Theo ông Hải, trước đây, T.T.H
chạy cự ly 1500m, hiện nay lại trở về 800m. Trong quá trình xét nghiệm
gene thì đúng là T.T.H có tố chất nhất ở cự ly 800m.
“Đáng ra, nếu có xét nghiệm gene thì không nên đưa T.T.H lên cự ly 1500m, gây phí thời gian và kinh phí đào tạo vì không đúng sở trường của VĐV đó, hơn nữa lại khiến VĐV mất thời điểm phát triển mạnh nhất. Đến lúc qua giai đoạn sung sức nhất mới đưa về đúng thì sở trường của VĐV cũng khó đạt thành tích tốt nhất.
Gene: “Chìa khóa” của ngôi sao thể thao
TS. Luyện Quốc Hải cho rằng xét dưới khía cạnh công nghệ gene, gốc rễ mọi vấn đề chính là khâu tuyển chọn VĐV. Nếu tuyển chọn được một VĐV có tố chất tốt, có tiềm năng trở thành VĐV thể thao và giành huy chương ở Olympic thì sẽ giúp đào tạo đúng hướng, hiệu quả, tránh lãng phí.
Theo ông Hải, phương pháp tuyển chọn VĐV
theo cách truyền thống hiện nay còn nhiều hạn chế. Người ta nhìn vào một
cậu bé chạy nhanh, giành giải nhất một cuộc thi thì cậu bé đó được coi
là ứng cử viên số một để tuyển vào đội hình được huấn luyện.
Nhưng điều này dễ dàng vấp phải sai lầm, vì cậu ta có thể giành giải nhất, nhưng chưa chắc đã có tố chất tốt nhất. Yếu tố thứ hai là yếu tố xã hội và gia đình. Người có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường cố gắng hơn những người có điều kiện gia đình khá giả nhưng có tố chất tốt. Nên khi người có tố chất tốt được đưa vào rèn luyện thì sẽ có thành tích cao hơn nhiều.
Xét nghiệm gene có thể hỗ trợ trong trường
hợp phải lựa chọn ứng viên tốt nhất trong một nhóm. Ví dụ, trong top 3
VĐV nên chọn ai vào đội tuyển?
Thường thì người đoạt huy chương vàng (HCV) được ưu tiên nhất, nhưng khi xét nghiệm gene lại cho thấy người giành huy chương bạc, hay đồng lại có tố chất tốt hơn nhiều so với người giành HCV. Như vậy, nếu không có xét nghiệm gene thì chỉ chọn người giành HCV, rồi bỏ phí người có tố chất tốt.
“Chỉ cần vài giọt
máu tay hoặc que tăm chuyên dụng quệt vào thành má của VĐV thì với chi
phí dưới 10 triệu đồng để sàng lọc được VĐV có tố chất tốt sẽ giúp tiết
kiệm hơn nhiều so với chi phí đào tạo vô cùng tốn kém”, ông Hải nói.
Ông
Hải khẳng định, các nước phát triển trên thế giới đã có thể ứng dụng
thành quả của quá trình lập hệ gene người để giải quyết vấn đề chiều
cao, cân nặng, tố chất, bệnh tật, tiềm năng phát triển, cũng như sàng
lọc VĐV.
Hiện Bionet hợp tác với các trung tâm xét nghiệm gene thể thao ở Australia và ở Mỹ để triển khai xét nghiệm gene đánh giá tiềm năng thể thao.