Khó khăn bất ngờ, U23 Việt Nam sẽ ôm hận vì... dốt luật?

Thu Minh |

Cầu thủ Việt Nam nhiều lần bị nghi ngờ về chuyện chưa thành thạo luật bóng đá. Ngay cả Công Phượng khi khoác áo U23 Việt Nam cũng khiến CĐV đặt ra câu hỏi.

Theo thông báo của Ban tổ chức VCK U23 châu Á, giải đấu tại Qatar cũng sẽ là giải đấu chính thức đầu tiên được AFC áp dụng luật việt vị mới. So với luật việt vị cũ, luật việt vị mới có những điểm thay đổi rất quan trọng.

Diễn đạt theo cách vắn tắt nhất thì theo luật cũ, nếu một cầu thủ tung cú sút thành bàn, trong khi đồng đội của anh ta đứng trong khu vực việt vị có hành động muốn tiếp xúc nhưng chưa chạm vào bóng, bàn thắng vẫn sẽ được công nhận.

Tuy vậy, theo luật việt vị mới, trường hợp nêu trên sẽ bị thổi phạt và bàn thắng không được công nhận. Bên cạnh đó, nếu cầu thủ (trong khu vực việt vị) gây ảnh hưởng đến cầu thủ đối phương thì pha lập công cũng không được tính.

Nói thì đơn giản như vậy, nhưng diễn giải cụ thể như thế nào là “hành động muốn tiếp xúc trái bóng” hay "gây ảnh hưởng đến cầu thủ đối phương" lại không hề dễ dàng, thậm chí rất phức tạp đối với các chủ thể tham gia vào trận đấu như trọng tài hay cầu thủ…


Luật việt vị mới có thể sẽ khiến cho nhiều quyết định của trọng tài bị phản đối.

Luật việt vị mới có thể sẽ khiến cho nhiều quyết định của trọng tài bị phản đối.

Nguyên Trưởng ban trọng tài VFF Đoàn Phú Tấn từng chia sẻ: “Trong lĩnh vực Luật bóng đá và Phương pháp trọng tài, chưa từng thấy cái gì khó nhằn như cái này.

Có tới 17 câu hỏi các trọng tài và trợ lý phải tìm hiểu, kết luận được trước khi quyết định tình huống việt vị hay không việt vị.

Có những suy nghĩ phải thay đổi; có những thói quen, phản xạ phải hình thành lại; có những tình huống cho đến nay vẫn bị coi là việt vị đương nhiên, bây giờ chưa hẳn thế”.

Ở Việt Nam, ông Đoàn Phú Tấn được ví là “thầy của các trọng tài” bởi kiến thức rất uyên bác và sự tinh thông Luật bóng đá của FIFA.

Nhưng khi một người như vậy phải lên tiếng “thở vắn than dài” về luật việt vị mới, có thể thấy sự phức tạp của quy định này.

Ngay cả bóng đá thế giới cũng hết sức bỡ ngỡ với những điều chỉnh của luật việt vị. Mùa giải 2015-2016 là lần đầu tiên Giải Ngoại hạng Anh áp dụng luật này.

Thế nên, việc Ban tổ chức VCK U23 châu Á quyết định áp dụng luật việt vị mới chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn nhất định đối với các đội tham dự giải, trong đó có U23 Việt Nam.

Tất nhiên, “khó ta thì khó người”, nhưng với trình độ am hiểu Luật bóng đá hãy còn khá thấp của cầu thủ Việt Nam, việc thích nghi với quy định mới là điều không đơn giản.

Tình huống Công Phượng quăng chân sút bồi, sau khi đá penalty trúng xà ngang ở SEA Games 28. Ảnh: Zing
Tình huống Công Phượng quăng chân sút bồi, sau khi đá penalty trúng xà ngang ở SEA Games 28. Ảnh: Zing

Một ví dụ về điều này là pha sút penalty của Công Phượng dội trúng xà ngang khung thành U23 Brunei tại SEA Games 28. Sau tình huống đó, tiền đạo của U23 Việt Nam vẫn cố lao vào đá bồi.

Song ngay cả khi trái bóng có đi vào lưới, bàn thắng cũng không được công nhận. Vì theo luật, trong những tình huống sút penalty không thành công rồi đá bồi, bàn thắng chỉ được công nhận khi chạm ít nhất 2 chủ thể.

Điều này từng làm dấy lên nghi vấn, ngay cả lứa cầu thủ Công Phượng được đào tạo, giáo dục bài bản vẫn còn chưa am hiểu kỹ về Luật bóng đá thì rất khó đòi hỏi cầu thủ của các trung tâm khác tinh thông điều này.

Trở lại câu chuyện của U23 Việt Nam, với một đội bóng hầu hết nằm trong độ tuổi 19-20 và chưa có nhiều kinh nghiệm ứng biến trên sân, việc thích nghi với luật việt vị mới chắc chắn cũng sẽ là thách thức không nhỏ dành cho thầy trò HLV Miura.

Bởi nếu không, U23 Việt Nam hoàn toàn có thể mất (hoặc thua) oan những pha lập công mà theo suy nghĩ thông thường là hợp lệ (hoặc không hợp lệ).

Lịch thi đấu vòng bảng của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á:

- Ngày 14/1: U23 Việt Nam - U23 Jordan

- Ngày 17/1: U23 Việt Nam - U23 Australia

- Ngày 20/1: U23 Việt Nam - U23 UAE

Tuyệt phẩm solo của Công Phượng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại