Nhân vật nhận chính trong câu chuyện là một cầu thủ có kỹ thuật xuất sắc. Anh sở hữu những pha rê dắt, đảo chân khiến đối thủ chóng mặt.
Nhưng vừa do thói quen cá nhân, vừa vì được khen ngợi nên cầu thủ này liên tục lạm dụng kỹ thuật. Ngay chính đồng đội của anh cũng không thể chấp nhận lối chơi ích kỷ như vậy.
Cũng vì lẽ đó nên HLV Miura thường chỉ đưa anh vào sân ở những phút cuối trận đấu hoặc ở tình huống cần gấp sự đột biến.
Clip bàn thắng của Phi Sơn:
Không muốn cậu học trò cứ quanh quẩn với những pha đảo chân, ông thầy người Nhật đã nhắn nhủ một câu ngắn gọn: “Cần phải thay đối nếu không mãi mãi chỉ là phương án dự phòng”.
Câu nói đó đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của cầu thủ trẻ. Trở về CLB, anh khiếm tốn hơn, tự tìm và khắc phục các điểm yếu, rèn luyện bản thân, không muốn mọi người gọi mình là “Ronaldo Việt Nam” nữa.
Để rồi anh chơi ngày càng hiệu quả, ghi hàng loạt bàn thắng và liên tục kiến tạo cho đồng đội. Từ một “diễn viên xiếc” chỉ được nhắc đến qua các pha rê dắt, Phi Sơn đã thành “sát thủ” thực thụ.
Ở U23 Việt Nam hiện tại, Phi Sơn không phải là trường hợp duy nhất khởi sắc nhờ chịu ảnh hưởng bởi HLV Miura.
Những Quế Ngọc Hải, Huy Toàn hay Công Phượng cũng đạt được các bước trưởng thành vượt bậc.
Dù vậy, vẫn còn nhiều cái tên đang bị “lạc” trên con đường từ tài năng trẻ lên cầu thủ chuyên nghiệp thực thụ.
Hi vọng trong thời gian tới, HLV Miura giúp họ tìm được lối đi đúng để phát triển một cách tốt nhất.
>>> Nhìn Hoàng Thịnh chấn thương mà… vui