Góc chê: Việt Nam cũng "ăn hôi" SEA Games 29 thì nói gì ao làng?

Đoàn Dự |

Chủ nhà SEA Games 29, Malaysia đang có nhiều kiến nghị gây tranh cãi. Tuy nhiên chính Việt Nam mới đây thôi cũng đã vào hùa với họ để hưởng lại ở môn bóng đá nam!

Trọng tài có thể đúng, có thể sai nhưng HAGL thì... sai chắc!

Kết thúc trận đấu giữa HAGL với Đà Nẵng tối qua, nhiều CĐV phố Núi đã mắng nhiếc, thậm chí ném chai lọ, giày dép vào tổ trọng tài.

Bản thân HLV Nguyễn Quốc Tuấn sau đó có các phát ngôn rất mạnh mẽ, quyết liệt chê bai Vua áo đen trong khi trưởng đoàn bóng đá HAGL, Nguyễn Tấn Anh cũng không giữ được bình tĩnh.

“Hiện tượng này tôi thấy rất thiếu chuyên nghiệp.

Nó một phần nói sự tin tưởng, đặt trọn niềm tin cho ban tổ chức, trọng tài tiếp tục suy giảm. Nhưng cho dù có các vấn đề đó, dù trọng tài có sai lầm thì cách hành xử như trưởng đoàn Tấn Anh, HLV Quốc Tuấn rất thiếu chuyên nghiệp.

Chúng ta lên chuyên bao lâu rồi?

Xem Premier League hay các nền bóng đá phát triển trên tivi thì trọng tài sai nhiều lắm, dẫn đến trận đấu bị thay đổi giống hôm qua. Họ chỉ rút kinh nghiệm nội bộ thôi, có thể không công khai ra để bảo vệ các trọng tài.

Việc đó là đúng, vì nếu thiếu tôn trọng những người làm luật thì trận đấu, giải đấu sẽ vỡ. Thế nên cách hành xử của các bên tham gia tối qua rất thiếu chuyên nghiệp” – chuyên gia Vũ Mạnh Hải nhận định.

NHM HAGL ném chai, dép về phía trọng tài

Chuyên gia Vũ Mạnh Hải: “HLV Nguyễn Quốc Tuấn nói như hôm qua thì chưa đủ bản lĩnh làm một HLV đâu”.

Theo cựu danh thủ Thể Công, BTC V-League cần sớm vào cuộc để làm rõ đúng sai, cũng như xử phạt đầy đủ các lỗi của những bên liên quan.

“CĐV HAGL thì không bao giờ chấp nhận chiến thắng của Đà Nẵng, vì họ là NHM chủ nhà. Để khách quan thì BTC cần phải vào cuộc, phải lên băng, xem các vấn đề đúng hay sai, trả lời công luận và bảo vệ trọng tài.

Nếu sai thì phải có biện pháp, kỉ luật trọng tài chẳng hạn để cho nhớ. Khi đã nói ra như vậy là họ (HAGL) nghi ngờ tư cách đạo đức của trọng tài rồi, thiên vị à? Nó sẽ phá vỡ cả 1 hệ thống trong cách điều hành.

Về CĐV HAGL, cứ theo quy chế mà làm. Sân nhà mà CĐV như thế thì xem họ phạm lỗi nào, phạt lỗi đó. Không thể nói do trọng tài sai, dù có sai thì CĐV như thế là không được. Đây là vấn đề về công tác tổ chức chỗ VPF cần giải quyết”.

Clip: Trọng tài làm gì để fan HAGL nổi loạn ở Pleiku?

Liên hệ với Trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi về sự cố trên sân Pleiku tối qua, ông chia sẻ:

“Phút 93 có 1 quả phạt rồi phạt góc. Tình huống tranh cướp bóng giữa cầu thủ HAGL với Đà Nẵng, trọng tài nhận định chủ nhà đè người thì phạt.

Còn tình huống bật chân hậu vệ HAGL ra phạt góc, thì trọng tài phạt. Những hình ảnh đó có rõ ràng trên truyền hình, không tranh cãi gì nữa rồi.

Còn nhận định của trọng tài, lỗi hay không, bóng chạm ai thì phải tôn trọng, trọng tài ở gần nhất nên ra quyết định như vậy. Bóng đá cần tôn trọng Vua áo đen, dù đó là giây cuối cùng có bàn thua cũng phải chấp nhận.

Còn phản ứng của NHM, theo quy chế bóng đá chuyên nghiệp nếu vi phạm thì xử lý dù là bất cứ ai. Đã có quy chế kỉ luật để xử lý thì BTC cần làm nghiêm.

Còn nếu trọng tài vi phạm nghiêm trọng, ảnh hướng kết quả trận đấu thì ban trọng tài sẽ xem xét để xử lý. Đó là điều hết sức bình thường”.

Theo ông Nguyễn Văn Mùi, NHM bóng đá Việt Nam luôn kêu gọi 1 giải đấu chuyên nghiệp, nhưng chính CĐV cũng cần chuyên nghiệp, đặc biệt khi phản ứng của họ có thể ảnh hưởng tới trọng tài.

“Nói chung trọng tài nào ra sân cũng đều có áp lực với trận đấu mình điều hành, từ cầu thủ, lãnh đạo CLB, CĐV... trọng tài cần vượt qua được áp lực đó.

Trọng tài nếu không có tâm lý, bản lĩnh tốt sẽ không vượt qua được. Nhưng hôm qua trọng tài đã có bản lĩnh, tâm lý tốt để chịu được đến phút cuối. Tình huống xử lý cuối thì xử lý như vậy, trọng tài đã có bản lĩnh” – ông Mùi tiếp.

HAGL cần tập trung hơn nữa

Khen ngợi HAGL tiến bộ về kinh nghiệm và thể lực, tuy nhiên chuyên gia Vũ Mạnh Hải cho rằng tập thể phố Núi còn thiếu sự tập trung trong toàn bộ trận đấu.

“HAGL cần phải thích nghi với sự khắc nghiệt của giải hơn nữa, cần tập trung từ đầu đến cuối. Tình huống phạt góc thể hiện sự mất tập trung, non nớt của chủ nhà.

Họ nghĩ sắp hết giờ, mất tập trung rồi không kèm chặt Merlo nên mới “chết”. Nó chỉ là 1 tình huống, nhưng lâu dài đó là bài học rất quý để rút kinh nghiệm”.

Việt Nam cũng vào hùa để “hưởng lợi” ở SEA Games

Liên quan tới việc BTC SEA Games 29 của Malaysia đòi bỏ nhiều môn thi Olympic, cũng như trước đó muốn hạ đội tuyển bóng đá nam xuống U21, ông Vũ Mạnh Hải cho rằng chính Việt Nam cũng tư lợi.

“Ở thể thao ĐNÁ thì chủ nhà có quyền kiến nghị và bỏ các môn mình không sở trường. Việt Nam mình cũng từng làm vậy, các nước khác cũng thế nên Malaysia có ý kiến.

Ở môn bóng đá, vô tình Việt Nam ủng hộ vì có lứa cầu thủ U22 tốt.

Nó là bệnh thể thao ĐNÁ rồi nên thế. Rất nhiều nhà thể thao chân chính ơ ĐNÁ đã ý kiến rồi, nên ổn định độ tuổi, nên thêm các môn Olympic vào, bỏ bớt các môn riêng lẻ 1 vài nước đi.

Vừa rồi cũng đã cải thiện 1 phần, nhưng riêng bóng đá hình như lại mắc căn bệnh thành tích chứ không vì cái chung. Ao làng ĐNÁ thì có cái lệ, chủ nhà là có quyền ưu tiên nên không mới”.

Theo ông Vũ Mạnh Hải, Thái Lan là bài học để chúng ta noi theo trong các vấn đề ao làng SEA Games. Quốc gia này đang phát triển toàn diện thể thao cũng như bóng đá. Nên nếu ở SEA Games tới họ mất nhiều hảo thủ, thì sẽ sớm có những cái tên thay thế!


Việt Nam cũng vào hùa với Malaysia ở bộ môn bóng đá nam thì nói gì được?

Việt Nam cũng "vào hùa" với Malaysia ở bộ môn bóng đá nam thì nói gì được?

Lương Hữu Thắng: Tiền để sang 1 bên, đây là danh dự quốc gia chứ không phải tiền!

Những ngày qua, có tin một vị lãnh đạo thể thao Việt Nam muốn VFF chỉ trả lương cho Hữu Thắng 50%, số còn lại khi đạt chỉ tiêu sẽ trả nốt.

“Nếu vị lãnh đạo nào đặt vấn đề trả lương 50%, có thành tích trả nốt thì hạ thấp chính ngành thể thao, chính người làm huấn luyện. Không ai làm thế cả. Mà nó cũng không nên gắn liền việc mời HLV.

Trong lúc khó khăn, Hữu Thắng nhận lời là sự dũng cảm vì lâu nay các HLV nội toàn thất bại. Giờ mời cần đối xử như nào để tạo hành lang an toàn cho họ làm việc, động viên hết khả năng.

Vì sao phải đi theo chuyện tiền bạc như vậy? Tôi nghĩ trong chuyện này, tiền để sang 1 bên, đây là danh dự quốc gia chứ không phải tiền!

Cần phải tạo điều kiện cho Hữu Thắng, cả việc đặt chỉ tiêu nữa. Bóng đá là môn khoa học, nền bóng đá của chúng ta ra sao thì lãnh đạo cần định hướng chính xác, chúng ta đang ở đâu để đặt chỉ tiêu cho hợp lý.

Chỉ như thế thì Hữu Thắng mới yên tâm mà cống hiến hết mình. Còn lúc khó khăn này, không ai nhận mà Hữu Thắng từ chối nữa thì làm thế nào?” – chuyên gia Vũ Mạnh Hải chia sẻ.


Hữu Thắng không quan tâm đến tiền, nhưng anh tâm sự cần được trả lương xứng đáng, để thấy mình được VFF tôn trọng và đó cũng là tiền đề, sự cam kết cho việc LĐBĐ tạo hành lang làm việc tốt cho cựu HLV SLNA sau này!

Hữu Thắng không quan tâm đến tiền, nhưng anh tâm sự cần được trả lương xứng đáng, để thấy mình được VFF tôn trọng và đó cũng là tiền đề, sự cam kết cho việc LĐBĐ tạo hành lang làm việc tốt cho cựu HLV SLNA sau này!

Scandal Đồng Tháp bị ngoại binh Udo Fortune giấu chấn thương

Mới đây có thông tin khá kì lạ từ phía CLB Đồng Tháp. Ngoại binh Udo Fortune bị phát hiện dính chấn thương nặng và CLB V-League muốn thanh lý hợp đồng.

Thực tế bóng đá Việt Nam đã nhiều lần gặp scandal tương tự, nhưng sao vẫn mãi dính phải?

“Trong vụ việc này cần phải xem xét, điều tra kĩ vì nếu đúng thế thì Đồng Tháp khả năng có các vấn đề khác.

Vì 1 cầu thủ đến ký hợp đồng thì cần tập cùng 1 thời gian, xem xét hồ sơ, lý lịch, sức khỏe thế nào. Chứ 1 cầu thủ bị chấn thương thế mà bảo không biết thì rất lạ”.


Udo Fortune thực sự lừa được Đồng Tháp hay có uẩn khúc nào khác?

Udo Fortune thực sự lừa được Đồng Tháp hay có uẩn khúc nào khác?

Trước đó, HLV Lê Thụy Hải từng chia sẻ trước báo giới về những câu chuyện tương tự của bóng đá Việt Nam.

Ông Hải “lơ” nói thẳng luôn có nhiều vị lãnh đạo CLB muốn tìm cơ hội kiếm lợi ích trong các thương vụ chuyển nhượng dẫn tới dễ dãi và bị lừa phỉnh.

“Có thể có các mối quan hệ hoặc gì đó... Đó là căn bệnh trầm kha của bóng đá VN từ lâu rồi.

Nhiều vị có chức có quyền thì tranh thủ kiếm thêm bằng cách đó chứ không phải vì trình độ chuyên môn kém mà chiêu mộ nhầm bệnh binh” – ông Vũ Mạnh Hải đồng ý với Giám đốc của CLB Thanh Hóa.

Truyền thông có lỗi trong vụ đưa tin HLV đánh học trò

Vụ việc HLV Bùi Xuân Hà của ĐTQG bóng bàn bị tung clip cầm cán chổi đánh học trò lên mặt báo đã gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

Tuy nhiên nhiều VĐV, HLV thể thao nói chung, bóng đá nói riêng đều cho rằng môi trường sư phạm thể thao là cá biệt nên không giống những vụ “bạo hành” ở giáo dục phổ thông.

“HLV và học trò sống cùng nhau, nên có nhiều vấn đề không câu nệ, như cha con thôi. Bản thân tôi vẫn hay đá đít các học trò, tất nhiên mình cần biết cách, mà đâu có sao?

Vấn đề là mình không thể nghiến răng, nghiến lợi đánh học trò mà thực hiện nó như một biện pháp giáo dục” – ông Lê Thụy Hải nói.


Một cảnh trong đoạn clip.

Một cảnh trong đoạn clip.

Trước sự việc này, chuyên gia Vũ Mạnh Hải có góc nhìn khác. Ông cho rằng truyền thông đã có lỗi khi chưa tìm hiểu sự tình đã truyền tải tới độc giả, tạo nên những luồng dư luận không chính xác.

“Đây phần lớn là lỗi truyền thông, chưa nghiên cứu kĩ câu chuyện đã đưa lên. Vì tôi nghĩ trong cuộc đời cầu thủ, VĐV, đôi khi có các HLV rất nghiêm khắc. Đôi khi họ cầm cái gậy dứ dứ, tiện tay vụt vào mông, như cha con, bột phát vậy thôi.

Tôi đã nhìn thấy các trường hợp như vậy rất nhiều, sau đó chỉ cười và rất quý trọng nhau chứ không hẳn là kiểu thầy giáo đánh học sinh ở các trường phổ thông, vì nó có đặc thù riêng.

Truyền thông không điều tra kỹ đã nói thầy giáo đánh học sinh là lớn rồi”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại