Chuyện V-League: 10 năm, 10.000 tỷ và 1 đội bóng chuyên nghiệp

hongtrang |

(Soha.vn) - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) mới đây đã thông báo các CLB Việt Nam sẽ không được tham dự AFC Champions League mùa bóng tới.

Chỉ được cái danh hão

Bóng đá Việt Nam đặt lộ trình đi lên chuyên nghiệp từ mùa giải 2001/2002 với nhiều mục tiêu to tát. Việc tiên phong của các doanh nghiệp tư nhân như Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm bên cạnh những doanh nghiệp Nhà nước như Becamex, Cảng Sài Gòn…đã giúp bộ mặt bóng đá Việt Nam thay đổi rõ ràng.

Dễ thấy nhất là thu nhập của các cầu thủ tăng lên đến mức chóng mặt. Họ sống khỏe được bằng nghề, thậm chí trở thành triệu phú chỉ sau một vụ chuyển nhượng. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều cầu thủ ngoại có tiếng đến V-League thi đấu vì mức thu nhập cao ngất ngưởng. V-League khi đó được xem là giải VĐQG số 1 ở Đông Nam Á về mức độ hấp dẫn.

Sự phát triển quá nóng với cái danh "mỹ miều" đó khiến cho nhiều đội bóng chỉ chăm chăm đổ tiền ra để đánh bóng thương hiệu mà không quan tâm đến việc xây dựng những yếu tố nền tảng của 1 đội bóng chuyên nghiệp. 

Chính điều này đã kéo theo nhiều hệ lụy, mới đây nhất là việc không có CLB nào tại V-League đủ tiêu chuẩn tham dự AFC Champion League mùa bóng tới sau cuộc khảo sát từ phía phái đoàn của AFC.

AFC đánh giá tiêu chuẩn của một đội bóng chuyên nghiệp dựa trên 5 yếu tố: cơ sở vật chất, hệ thống đào tạo, tổ chức thi đấu, truyền thông-tiếp thị tài trợ và pháp lý tài chính thì mới tá hỏa nhận ra hơn quá nửa đội bóng tại V-League không đáp ứng được.

Theo kết quả này chỉ có Becamex Bình Dương là đáp ứng tương đối đầy đủ các tiêu chí của AFC với số điểm nằm trong khoảng 600-1000 đủ điều kiện tham dự AFC Champions League, chỉ tiếc rằng ví trí của họ trên bảng xếp hạng V-league lại không cho phép họ có mặt tại giải bóng đá Châu Á.

Chuyện V-League: 10 năm, 10.000 tỷ và 1 đội bóng chuyên nghiệp 1
Vì thành tích bết bát ở mùa giải trước mà Becamex Bình Dương không đủ điều kiện tham dự AFC Champion League
Ở mức độ thấp hơn là Hoàng Anh Gia Lai và SHB-Đà Nẵng. Trong khi đó, 2 đại gia là Hà Nội-T&T và Sài Gòn Xuân Thành không đáp ứng được tiêu chí nào cho ra hồn, đặc biệt ở khoảng pháp lý tài chính.

Tại hội nghị của VFF và VPF đầu tháng 11 vừa qua, một quan chức bóng đá đã ước tính số tiền đổ vào V-League trong khoảng 10 năm qua lên đến 10.000 tỷ đồng. Tính ra một năm, V-League ngốn mất 1.000 tỷ đồng. Cần phải biết rằng 1.000 tỷ đồng là con số gần bằng ngân sách Nhà nước chi cho ngành thể thao với hàng trăm môn, hàng ngàn VĐV.

10.000 tỷ đồng chỉ để đổi lại là 1 đội bóng ‘chuyên nghiệp’ quả là cái giá quá đắt cho cách làm bóng đá chẳng giống ai của VFF. Sự ngộ nhận về giá trị của V-League là nguyên nhân chính khiến cho bóng đá Việt Nam đang ‘ngắc ngoải’ trên diện rộng như hiện tại.

Các đội bóng lao đao vì khủng hoảng tài chính

Trong tương lai gần có lẽ không có nhiều đội bóng tại V-League tiến gần đến chuẩn chuyên nghiệp khi ‘vận mệnh’ của họ đang bị thử thách trong cơn bão tài chính. Hà Nội-ACB đã giải thể không tham dự V-League 2003 sau khi bầu Kiên vướng vào vòng lao lý.

Navibank Sài Gòn sau đó cũng có quyết định tương tự sau khi bầu sữa là Ngân hàng Nam Việt làm ăn sa sút. Theo báo cáo bán niên hợp nhất soán xét năm 2012 cho thấy tiền lãi trong năm 2012 của Navibank giảm đến gần 5% xuống còn 91,5 tỷ đồng. Số tiền này chỉ nuôi được 1 đội bóng tại V-League trong 1 năm.

Chuyện V-League: 10 năm, 10.000 tỷ và 1 đội bóng chuyên nghiệp 2
Các đội bóng ở V-League đang lao đảo vì khủng hoảng tài chính
Trong khi đó lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm của SHB chỉ vào khoảng 250 tỷ đồng, số tiền chỉ đủ nuôi 3-4 đội bóng tại V-League. Thế nên không quá khó hiểu khi bầu Hiển chỉ giữ lại SHB-Đà Nẵng chơi ở V-League còn giải tán đội trẻ chơi ở hạng Nhất.

Ngay cả Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng làm ăn không thành công trong năm nay khi tiền lãi trong 6 tháng đầu năm nay chỉ là 154 tỷ đồng, giảm 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Chính vì thế, chi phí mà Hoàng Anh Gia Lai đự dịnh chi ra trong mùa tới chỉ vào khoảng 40 tỷ đồng, ngang ngửa với Đồng Tâm Long An-đội bóng mà doanh nghiệp đứng đằng sau cũng lao đao trong năm vừa qua.

Một thống kê đau lòng khác là có đến trên 90% đội bóng tại V-League không bán được quảng cáo trên áo đấu. Tiền thu được từ quảng cáo trên sân cũng giảm đến khác 70% trong 2 năm qua. Rõ ràng các đội bóng tại V-League không thể kiếm được nhiều nguồn thu trong bối cảnh chi phí ngày càng đội lên.

Với thực tế này việc V-League 2013 có khởi tranh đúng thời hạn hay không là chuyện ‘hên-xui’. Bây giờ đã có 3 đội bóng tuyên bố giải thể và sẽ không dừng lại ở đây…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại