Các đại gia đã phá bóng đá Việt như thế nào?

Hà Phương |

Những tưởng khi có nhiều đại gia đầu tư vào bóng đá thì nền túc cầu Việt phải khá lên, nhưng do cách làm việc manh mún, cơ hội mà mọi thứ ngày một tệ hại.

Từ vòng chung kết giải U21 quốc gia

Trong bóng đá, lứa U21 thường được coi là tuyến kế cận gần nhất cho các đội 1 của CLB. Thế nhưng trên thực tế, các đội bóng ở V-League dường như vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng cho lứa cầu thủ này.

Bằng chứng là vòng chung kết giải U21 quốc gia năm nay có sự tham gia của 8 đội thì trong đó chỉ có 4 là tuyến trẻ của các CLB đang thi đấu ở V-League (Hà Nội T&T, HAGL, SHB.Đà Nẵng, Khánh Hòa).

4 đội còn lại thì 2 là tuyến kế cận của các CLB ở giải hạng Nhất (TPHCM, Thừa Thiên Huế), 1 ở giải hạng Nhì (Bình Định) và 1 ở tận giải hạng Ba (An Giang)?!

Điều đó cũng có nghĩa rằng: 10 đội bóng còn lại của V-League 2015 đang không có được lứa kế cận ưng ý.


Đội 1 Bình Dương rất mạnh, nhưng công tác đào tạo trẻ thì bị bỏ quên.

Đội 1 Bình Dương rất mạnh, nhưng công tác đào tạo trẻ thì bị bỏ quên.

Đến nhà vô địch Bình Dương

Năm 2015, đội 1 Bình Dương thống trị ở sân chơi quốc nội khi thâu tóm mọi danh hiệu, từ Siêu Cúp quốc gia hồi đầu năm cho tới chức vô địch V-League và cả Cúp quốc gia.

Thế nhưng ngược lại, các đội bóng trẻ của Bình Dương thi đấu chẳng mấy ấn tượng ở các giải trẻ do LĐBĐ Việt Nam tổ chức.

Kết thúc vòng loại giải U21 Quốc gia báo Thanh Niên 2015, U21 Bình Dương chỉ xếp thứ 4 ở bảng D với thành tích kém cỏi: Thắng 1 trận và thua tới 3 trận, xếp sau U21 Khánh Hòa, U21 PVF và U21 Đồng Nai.

Tương tự như vậy, ở giải U17 quốc gia, U17 Bình Dương cũng chỉ xếp thứ 2 ở bảng D vòng loại và không giành được vé tham dự VCK.

Khả dĩ nhất là lứa U19 của đội bóng đất Thủ. Sau khi vượt qua vòng loại với tư cách đội đứng thứ nhất bảng đấu của mình, U19 Bình Dương đã giành quyền tham dự Vòng chung kết.

Tuy nhiên, tại vòng chung kết Bình Dương chỉ xếp thứ 3 ở bảng B, sau U19 Viettel, U19 Long An và cũng không thể giành vé vào bán kết.

Nghịch lý bóng đá Việt

Kết thúc mùa giải 2015, 6 cầu thủ trụ cột của SLNA gồm Quang Tình, Đình Đồng, Thế Cường, Hoàng Thịnh, Minh Đức, và Đình Hoàng đáo hạn hợp đồng.

Và cho đến thời điểm này, 3 người trong số đó đã chính thức nói lời chia tay với đội bóng xứ Nghệ.

Hầu hết các CLB chú trọng đến tuyến trẻ đều than phiền rằng việc bỏ công sức ra đào tạo cầu thủ trẻ rất mệt và phải tiến hành sàng lọc kỹ càng.

Thế nhưng trên thực tế, đào tạo xong thì các cầu thủ lại phục vụ cho CLB nhà chẳng được bao lâu mà nhanh chóng bị những đội lắm của nhiều tiền (như anh nhà giàu Bình Dương) lấy mất theo kiểu “không cần gieo mà vẫn có thể gặt lúa non của người khác”.

Đó là một nghịch lý rất lớn và nó đang làm triệt tiêu sự đam mê của các CLB có truyền thống đào tạo trẻ.

Bóng đá các nước trên thế giới luôn tuân theo cấu trúc hình tháp với tuyến trẻ là đáy còn phần chuyên nghiệp là đỉnh. Trong khi đó ở nước ta, một số CLB lại đang đổ tiền để tranh giành phần đỉnh còn phần đáy thì có xu hướng đợi người khác làm rồi mình ngồi “ăn sẵn”.


SLNA đang lo lắng bị chảy máu chất xám.

SLNA đang lo lắng bị chảy máu chất xám.

Vấn đề nằm ở chỗ bóng đá Việt Nam hiện nay đang mất cân bằng do có khá nhiều CLB đi theo xu hướng “ăn sẵn” như vậy, trong khi lại có quá ít các lò đào tạo cầu thủ trẻ.

Trong thời gian gần đây, đã bắt đầu xuất hiện những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ bài bản, chẳng hạn như Học viện HAGL JMG Arsenal, PVF, Viettel.

Nhưng số lượng lò đào tạo cầu thủ trẻ như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay và rõ ràng là vẫn còn quá ít để có thể làm nền tảng cho sự phát triển của cả một nền bóng đá.

Hơn nữa các CLB chuyên đào tạo trẻ (mà điển hình là SLNA) hiện nay lại chưa có những điều khoản ràng buộc rõ ràng và chặt chẽ với các cầu thủ khiến cho vấn nạn “chảy máu chất xám” vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách tràn lan trên diện rộng.

Đến bao giờ thì bóng đá Việt thay đổi được nghịch lý này?

U21 TP. HCM 1-1 U21 Gia Lai

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại