Cập nhật lúc

Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - "chảo lửa" Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau

Căn cứ vào "thông lệ" trên chiến trường Syria, việc máy bay Israel tiến hành không kích thường là tín hiệu cho thấy một chiến dịch quân sự lớn của Quân đội Arab Syria (SAA) và Không quân Vũ trụ Nga (VKS) sắp diễn ra ở tỉnh Idlib.

undefined
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Một số diễn biến nổi bật tại tây bắc Syria ngày 24/6

    - Quân chính phủ Syria (SAA) pháo kích vào các vị trí của quân khủng bố tại thị trấn Rakaya Sijneh và đỉnh đồi al-Nar ở vùng nông thôn nam Idlib.

    - Cuộc chiến ác liệt giữa Hayat Tahrir al-Sham và liên minh mới thành lập có liên kết với al-Qaeda Fa Ithbatu nổ ra ở làng Arab Said và gần khu vực nhà tù trung tâm ở Idlib.

    - Hurras al-Din thiết lập các chốt kiểm soát ở tây Idlib, Jenudiyah và tây Ariha.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    IS ám sát sĩ quan cấp cao của SNA tại khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát

    Các phần tử IS đã ám sát Đại tá Adnan Mahmoud Bakar của tổ chức Quân đội Quốc gia Syria (SNA) tại khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở bắc Aleppo.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Chân dung Adnan Mahmoud Bakar. Ảnh: South Front

    Theo các nguồn tin phe đối lập, viên đại tá đã bị bắn khi đang rời một nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn Kafr Ghan, gần thị trấn of Azaz.

    Vụ ám sát này không phải là cuộc tấn công đầu tiên của IS tại vùng bắc Aleppo do Thổ kiểm soát. Trước đó, nhóm khủng bố đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ đánh bom vào một chiếc xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trên tuyến đường gần thành phố al-Bab.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel vào Hama

    Các trang tin ủng hộ chính phủ Syria vừa đăng tải các bức ảnh cho thấy quang cảnh tại Hama sau cuộc không kích của Israel.

    Cuộc không kích diễn ra vào đầu giờ sáng nay đã nhằm vào các địa điểm sau ở vùng nông thôn đông và đông nam Hama:

    - Nhà máy hành gần thị trấn al-Salamiyah.

    - Trung tâm văn hóa ở thị trấn Sabburah.

    - Nhà máy thức ăn gia súc gần thị trấn Aqarib.

    - Vị trí quân sự gần thị trấn Ithriyah.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.
    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa 7 phiến quân do Thổ hậu thuẫn ở nam Idlib

    Trong ngày 24/6, một đơn vị Đặc nhiệm Nga đã tấn công vào vị trí của phiến quân Suqur al-Sham do Thổ hậu thuẫn ở nam Idlib.

    Các nguồn tin phe đối lập cho biết, lực lượng Nga đã tấn công vào vị trí của phiến quân ở ngoại ô thị trấn Benin vào đầu giờ sáng nay. Suqur al-Sham cho biết các phiến quân của nhóm này đã chiến đấu chống trả nhưng kết quả của cuộc tấn công cho thấy điều ngược lại.

    Một số nguồn tin trong nội bộ Suqur al-Sham tiết lộ rằng 4 phiến quân của nhóm đã thiệt mạng và 3 tên khác bị thương.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa. Nguồn: SOFREP

    Các phiến quân thiệt mạng được xác định danh tính là Mohamad Ghandoura, Mahmoud Ghandoura, Abdu al-Qadir Ghandoura và Omar al-Na’is.

    Những nguồn tin đối lập cho biết quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả cuộc tấn công bằng cách pháo kích vào các vị trí của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) ở ngoại ô thành phố Ma`arat al-Nu`man. Tuy nhiên, tuyên bố này chưa được xác thực.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran lên kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại Ấn Độ Dương

    Theo TTXVN, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã thông báo kế hoạch sẽ thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại Ấn Độ Dương vào tháng 3/2021.

    Theo Tư lệnh Hải quân IRGC, Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri, việc IRGC lên kế hoạch thiết lập một căn cứ quân sự thường trực tại khu vực Ấn Độ Dương xuất phát chỉ đạo của nhà lãnh đạo tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei về tính cấp thiết của sự hiện diện thường trực của lực lượng này tại vùng biển cách xa Iran.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Liên quan đến tình trạng cướp biển và một số tàu nước ngoài quấy rối ngư dân Iran tại Biển Oman và Ấn Độ Dương, ông Tangsiri cho biết IRGC sẽ không cho phép hành động xâm phạm tương tự diễn ra tại Ấn Độ Dương và Biển Oman.

    Đến nay, Hải quân IRGC đã triển khai hai hạm đội nhỏ tới khu vực Ấn Độ Dương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Syria tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ lực lượng LNA và Ai Cập tham chiến ở Libya

    Ngày 24/6, trang Middle East Monitor (MEMO) dẫn tuyên bố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Syria, ông Walid Al-Muallem "ủng hộ cả LNA do Tướng Khalifa Haftar lãnh đạo và các sáng kiến ​​của Ai Cập liên quan đến Libya".

    "Syria ủng hộ các tổ chức (chính trị) đã được thành lập ở miền đông Libya và xác nhận mối quan tâm đối với sự thống nhất và chủ quyền của Libya".

    Ông Al-Muallem nói thêm rằng Damascus "sẵn sàng kề vai sát cánh với những người anh em Ai Cập để bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh của các nước Arab. Syria sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần".

    Hôm 20/6, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al-Sisi đã đưa ra thông điệp rằng quân đội nước này  sẽ can thiệp quân sự vào Libya.

    Trong một diễn biến liên quan, quan điểm của Damascus được cho là trái ngược với một đồng minh của họ, Iran. Hôm 22/6, Tehran đã lên tiếng phản bác thông tin cho rằng họ hỗ trợ các lực lượng quân sự của tướng Khalifa Haftar.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Chính phủ Tobruk (LNA là cánh vũ trang) và Chính phủ Damascus đã thiết lập quan hệ ngoại giao, quân sự và kinh tế vào tháng 3/2020.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hạ viện Libya chính thức yêu cầu Ai Cập can thiệp quân sự

    Vào ngày 24/6, trong một động thái được cho là "bắn tiếng" tới Paris, Chủ tịch quốc hội Thổ Mustafa Shantoub cho rằng nếu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron "đã quan tâm đến hòa bình ở Libya" thì "nên ngừng hỗ trợ lực lượng của Tướng Haftar".

    Ankara cho rằng chính Pháp mới đang "chơi một trò chơi nguy hiểm" ở Libya chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố rằng các cáo buộc  lính đánh thuê Nga đang chiến đấu ở Libya là từ "các nguồn đáng nghi ngờ" và cần được điều tra kỹ lưỡng.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Chiến tuyến giữa LNA và GNA hiện vẫn đang duy trì tại khu vực từ thành phố cảng Sirte tới căn cứ không quân al-Jufra ở phía tây nam.

    Trong khi đó, Aguila Saleh Issa, chủ tịch Hạ viện Libya tại Tobruk (với Quân đội Quốc gia Libya - LNA là cánh vũ trang) tuyên bố "người dân Libya sẽ chính thức yêu cầu Ai Cập can thiệp quân sự nếu điều đó là cần thiết".

    Theo ông Saleh Issa, đây sẽ là một cuộc can thiệp hợp pháp nếu các chiến binh được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và các lực lượng của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) vượt qua "lằn ranh đỏ" - khu vực từ thành phố cảng Sirte tới căn cứ quân sự al-Jufra.

    Cuối cùng, ông Saleh tiếp tục cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa hơn 15.000 lính đánh thuê Syria đến Tripoli.

    Về tình hình trên chiến trường Sirte, hôm nay được cho là một ngày tương đối yên tĩnh khi chỉ có một hoạt động quân sự duy nhất được LNA tiến hành là khai hỏa tên lửa phòng không với mục đích thử nghiệm.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 2.

    Các hình ảnh về thử nghiệm tên lửa phòng không của lực lượng LNA trong ngày 24/6.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hai phe khủng bố đang đánh lẫn nhau ở tây bắc Syria "phân bố" ra sao?

    Chiều 24/6, tài khoản mạng xã hội twitter có tên Syria Map đã đăng tải một bản đồ miêu tả vị trí của các tay súng thuộc liên minh Fa Ithbatu (tạm dịch Những người kiên định) nằm trong vùng Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) kiểm soát tại tây bắc Syria.

    Mặc dù thông tin được miêu tả trong bản đồ chưa được kiểm chứng, nhưng căn cứ vào hoạt động của Fa Ithbatu thời gian gần đây có thể tạm thời xác nhận một số vị trí mà nhóm nắm giữ dọc theo chiến tuyến như sau:

    Đầu tiên là "túi" Zuwayqat - Kabanah, đồng bằng al-Ghab thuộc tây bắc Hama và  một phần cao nguyên Zawiyah (khu vực Barah - Benin).

    Các "túi" còn lại như ở phía bắc Jisr al-Shuhour, phía tây và nam thủ phủ Idlib, phía tây nam Ariha hay xa hơn về phía bắc là Harem, Salqin, Barisha và Sarmada hiện vẫn chưa thể xác thực.

    HTS được cho là có quân số áp đảo nếu so với chỉ vài nghìn tay súng Fa Ithbatu. Nếu  quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn "Liên minh" nói trên, nhiều khả năng HTS sẽ tiến hành một loạt các cuộc bắt bớ và xử tử như đã làm với IS ở Idlib.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Bản đồ lãnh thổ 2 phe kiểm soát tại Idlib ( Nguồn: Syria Map).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyện gì đã diễn ra ở mặt trận Benin, Idlib?

    Theo một số nguồn tin thân chính phủ (chưa được xác thực), các tay súng thuộc  nhóm khủng bố Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) và Fa Ithbatu đã tiến hành một cuộc đột kích theo hướng Benin - cùng thời điểm các cuộc không kích của Israel diễn ra.

    Nguồn tin nói trên cho biết thêm rằng lực lượng chính phủ hoàn toàn không bị bất ngờ dù cuộc tấn công diễn ra rạng sáng ngày 24/6 giờ địa phương.

    Các vị trí phòng thủ được trang bị súng máy và đạn pháo - cối đã phản ứng nhanh chóng, tiêu diệt 4 tay súng đối phương và làm bị thương hàng chục tên khác. Các tay súng TIP và Fa Ithbatu được cho là đã rút chạy.

    Thông tin nói trên hoàn toàn trái ngược với tuyên bố mà NLF đưa ra ít phút trước, trong đó miêu tả "một số tay súng người Nga đã thương vong và vẫn nằm lại chiến trường ở Jabal Al-Zawya".

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Vị trí của Benin (Binine) tại đông nam Idlib.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 2.

    Binh sĩ SAA với quân trang tương tự lính Nga tại Hama, Syria.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phiến quân Syria tuyên bố đẩy lui "đặc nhiệm Nga" ở Idlib

    Trưa ngày 24/6, phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia Syria (NLF) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ra tuyên bố về việc đã đẩy lui một cuộc thâm nhập của "đặc nhiệm Nga" tại khu vực chiến tuyến gần thị trấn Benin thuộc tỉnh Idlib, Syria.

    Hiện vẫn chưa rõ chi tiết về giao tranh cũng như thương vong của hai phía.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UAV Thổ quần vòng không kích "như chốn không người" ở đông bắc Syria?

    Sáng 24/6, trang tin North Press Agency dẫn nguồn địa phương cho biết ít nhất 4 người đã thiệt mạng sau cuộc không kích được cho là của máy bay Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào một vị trí trong làng Helenj, phía đông thị trấn Kobani, phía bắc Syria.

    Mặc dù phía Thổ Nhĩ Kỳ chưa đưa ra bình luận về vụ việc, nhưng người dân địa phương cáo buộc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) phải chịu trách nhiệm do làng Helenj rất gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

    Mục tiêu được cho là một nhóm phụ nữ người Kurd hoạt động vì nữ quyền ở đông bắc Syria có tên "Ngôi sao Kongreya".

    Hiện trường vụ không kích gần Kobani, miền bắc Syria.

    Đây là tổ chức cánh tả của người Kurd Syria nhằm mục đích "tập trung vào cơ hội và phát triển kinh tế, nâng cao ý thức và tự vệ cho phụ nữ".

    Theo cảnh sát người Kurd Ashayish thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), các máy bay không người lái tấn công (UCAV) Thổ Nhĩ Kỳ đã "quần vòng" và không kích ở làng Helenj khiến ngoài hàng chục người thương vong và một số ngôi nhà bị phá hủy.

    Sau khi lực lượng Mỹ rút khỏi khu vực Kobani vào năm 2019, các tuyến giao thông chính và thị trấn Kobani hiện đang do quân đội Syria và quân cảnh Nga bảo vệ. Tuy nhiên ở vùng nông thôn xung quanh hiện vẫn do các tay súng người Kurd kiểm soát.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 2.

    Vùng chồng lấn do các bên kiểm soát ở khu vực Kobani, Syria.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Hố đen đại dương" của Nga tiến vào Địa Trung Hải, Syria hay Libya là mục tiêu?

    Theo trang tin AMN, một tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa Kalibr của Hải quân Nga đã bị phát hiện khi đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để tới đông Địa Trung Hải.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Tàu ngầm Kilo Kolpino thuộc lớp "Đề án 636.3" khai hỏa tên lửa hành trình Kalibr từ Địa Trung Hải vào mục tiêu tại tỉnh Deir Ezzor của Syria năm 2017.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ISW News: Bằng "Đạo luật Caesar" Mỹ tính đánh quỵ những ai ở Syria?

    Đạo luật Caesar - "Đòn chí mạng" của Mỹ đánh vào ai?

    "Đạo luật Caesar" bắt đầu có hiệu lực vào ngày 17/6/2020 mà theo đó, tất cả các bên liên quan đến việc tái thiết kinh tế và đặc biệt là đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng của Syria đều bị Mỹ trừng phạt.

    Mục tiêu ở đây rõ ràng là hai đồng minh chiến lược của Damascus là Moscow và Tehran, những nước đang đóng vai trò chủ chốt trong việc tái thiết Syria và cũng là các quốc gia "không chú ý nhiều đến các chính sách đơn phương" của Washington và cũng đã bị Mỹ trừng phạt trước đây.

    Một số công ty của Nga bao gồm Stroytransgaz (STG), đang thực hiện dự án quan trọng mở rộng cảng Tartus và các mỏ dầu khí của Syria, đã bị Mỹ trừng phạt trong nhiều năm và do đó, "Đạo luật Caesar" không ảnh hưởng đến họ.

    Iran cũng đã chịu đựng bao vây - cấm vận của Mỹ trong nhiều năm và được cho là đã "miễn nhiễm". Bằng cách gửi nhiên liệu tới Venezuela, một quốc gia khác cũng đang bị Mỹ trừng phạt, Tehran tỏ rõ mong muốn thành lập một liên minh kinh tế giữa các "nạn nhân" chính sách trừng phạt của Mỹ.

    Tuy vậy, "Đạo luật Ceasar" loại bỏ các đối thủ lớn của Nga và Iran trong việc tái thiết Syria như Ấn Độ và UAE.

    UAE đã tỏ ra nỗ lực để có được ảnh hưởng đến nền kinh tế của Syria, giảm thiểu ảnh hưởng của Iran. Nhưng "Đạo luật Caesar" đặt dấu chấm hết cho kế hoạch này.

    2 mục tiêu trừng phạt chính của Mỹ

    Mỹ và các đồng minh (đặc biệt là Israel) sau khi không thành công trong việc đánh bại Damascus và các đồng minh trên chiến trường, cố gắng sử dụng trừng phạt kinh tế và ngăn chặn đầu tư tái thiết làm tăng sự bất mãn dẫn đến các cuộc biểu tình và gây áp lực cho chính phủ Syria.

    Kế hoạch này được cho là có thể bị phá vỡ nếu các đồng minh của Syria như Iran tiến hành "popular economy" (được cho là thúc đẩy phát triển các hợp tác xã) trong việc tái thiết Syria.

    Mục tiêu thứ hai là khiến Damascus lâm vào tình trạng khó khăn và không đủ năng lực tái chiếm lãnh thổ bị phe đối lập chiếm đóng, bao gồm cả Idlib cũng như khu vực tả ngạn sông Euphrate do người Kurd được Mỹ hậu thuẫn kiểm soát.

    Israel tập kích chớp nhoáng vào Syria - chảo lửa Idlib cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Ảnh 1.

    Hình minh họa (Nguồn: ISW News).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Video: QĐ Syria "khui" kho vũ khí khủng nguồn gốc phương Tây ở miền nam

    Quân đội Arab Syria (SAA) hợp tác với người dân địa phương mới đây đã phát hiện ra một kho vũ khí và trang thiết bị y tế trong vùng lãnh thổ trước đây do phe đối lập kiểm soát ở miền nam Syria.

    Hãng SANA đã đăng tải đoạn phim cho thấy một lượng lớn vũ khí , đạn dược và trang thiết bị y tế do phương Tây sản xuất và viện trợ cho phiến quân như súng trường tấn công M-16, súng bắn tỉa, súng cối và súng phóng lựu chống tăng (RPG).

    Đáng chú ý là một xe cơ giới được gắn súng máy DShK được cất giấu trong trụ sở của một nhóm vũ trang trước khi bị SAA đánh bại và thu giữ.

    Việc vũ khí tiếp tục nằm trên tay các nhóm đối lập - khủng bố là nguyên nhân khiến các cuộc phục kích và ám sát nhằm vào lực lượng an ninh hoặc người cộng tác với chính phủ liên tục diễn ra trong khu vực đã được "hòa giải" kể từ năm 2018 này.

    Kho vũ khí của phe đối lập tại miền nam Syria bị thu giữ (Nguồn: SANA).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thổ Nhĩ Kỳ "quyết không lùi bước" nếu Ai Cập tham chiến, Algeria sẽ bị lôi kéo vào xung đột Libya?

    Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters liên quan tới việc Ai Cập có thể tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, một quan chức cao cấp Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho rằng việc này sẽ không ngăn được Ankara ủng hộ Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA).

    "Các cáo buộc của ông Al-Sisi (Tổng thống Ai Cập) là không có cơ sở, Thổ Nhĩ Kỳ và Libya sẽ không đi chệch khỏi quyết tâm của họ.

    GNA, với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ tiếp tục chuẩn bị kiểm soát thành phố ven biển chiến lược Sirte bị lực lượng của Tướng Khalifa Haftar chiếm giữ hồi tháng 1/2019 và khu vực Al-Jufra ở phía nam".

    Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay mới đây cũng cho biết hoạt động can thiệp quân sự của Ai Cập ở Libya sẽ không được Algeria, nước láng giềng phía tây Libya ủng hộ và sẽ đưa Ai Cập vào cuộc đối đầu với một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ.

    Ông nói thêm: "Ông al-Sisi không có đủ sức mạnh hay "thần kinh thép" để làm như vậy".

    Hôm 20/6, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi tuyên bố rằng Cairo có quyền hợp pháp can thiệp vào Libya, và ông đã lệnh cho quân đội chuẩn bị cho việc thực thi "bất kỳ nhiệm vụ nào bên ngoài lãnh thổ" nếu cần thiết.

    Trước đó, Ai Cập đã kêu gọi một cuộc ngừng bắn ở Libya như một phần của một sáng kiến ​​mới được Mỹ, Nga và UAE hoan nghênh, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ nó và coi đây là một nỗ lực để cứu Tướng Haftar.

    Chảo lửa tây bắc Syria cực nóng, phiến quân quay súng đánh lẫn nhau - Iran công bố cảnh quay chi tiết vụ bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ - Ảnh 1.

    Xe tăng Ai Cập trong đoạn phim miêu tả chuyến thăm của Tổng thống al-Sisi hôm 20/6.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phiến quân tây bắc Syria "quay mũi giáo đánh nhau"

    Giao tranh dữ dội đã nổ ra giữa hai nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) và Liên minh Fa Ithbatu tại ngoại vi thủ phủ Idlib của tỉnh tây bắc Syria.

    Theo các nguồn tin địa phương, làng Arab Said và khu vực gần nhà tù Idlib được báo cáo đã trở thành điểm nóng trong cuộc xung đột.

    Theo các nguồn tin địa phương, đụng độ nổ ra sau khi HTS bắt giữ một số thành viên của Fa Ithabatu trong thời gian gần đây. Fa Ithabatu yêu cầu thả tất cả các thành viên của mình và khi không được đáp ứng đã tiến hành tấn công nhà tù ở Idlib.

    Căng thẳng cũng đã tăng cao giữa HTS và nhóm khủng bố Đảng Hồi giáo Turksitan (TIP) tại Jisr al-Shughour ở miền nam Idlib.

    Fa Ithabatu và TIP nhiều khả năng đang bất mãn với các hành động của HTS trong thời gian gần đây, đặc biệt là hỗ trợ Nga - Thổ trong việc tuần tra trên tuyến cao tốc M4.

    Mặc dù sự "hợp tác" nói trên với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) sẽ cho phép HTS tăng cường năng lực quân sự và tài chính, nhưng việc ngầm chấp thuận Thỏa thuận Moscow đặt ra mối đe dọa đối với lợi ích của các nhóm nhỏ hơn như Fa Ithabatu và TIP.

    Do vậy, một xung đột lợi ích rõ ràng có thể biến thành một cuộc đối đầu quân sự toàn diện giữa các nhóm khủng bố ở Idlib.

    Cảnh quay giao tranh giữa HTS và Fa Ithbatu tại Idlib.

    Cảnh quay giao tranh giữa HTS và Fa Ithbatu tại Idlib.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    2 căn cứ QĐ Syria bị tên lửa hạng nặng tập kích, ai là "kẻ thủ ác"?

    Rạng sáng ngày 24/6 (tối 23/6 giờ địa phương), trang tin al-Masdar News dẫn nguồn tin tại Damascus cho biết một cuộc không kích được cho là do Không quân Israel tiến hành đã gây thương vong lớn cho Quân đội Ả Rập Syria (SAA) ở miền đông Syria.

    Theo nguồn tin nói trên các tên lửa hạng nặng đã phát nổ tại các căn cứ của SAA ở Deir Ezzor và Al-Sweida khiến ít nhất 2 quân nhân thiệt mạng và 4 người khác bị thương (chỉ tính riêng ở Al-Sweida).

    Dự kiến thương vong có thể sẽ tăng cao trong những giờ tới do thương vong tại Deir Ezzor vẫn chưa được làm rõ.

    Trước đó, trang Liveuamap dẫn nguồn tin địa phương cho biết các hệ thống phòng không Syria tại Sweida và Ghabagheb đã khai hỏa tên lửa phòng không.

    Iran công bố cảnh quay chi tiết vụ bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ - 2 căn cứ QS Syria cùng lúc bị tên lửa hạng nặng tập kích - Ảnh 1.

    Một chiếc F-16I Sufa của Không quân Israel khai hỏa tên lửa không đối đất Rampage/MARS.

    Iran công bố cảnh quay chi tiết vụ bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ - 2 căn cứ QS Syria cùng lúc bị tên lửa hạng nặng tập kích - Ảnh 2.

    Hiện trường vụ không kích tại Sweida, Syria.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran công bố cảnh quay chi tiết vụ bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ

    Mới đây, Iran đã phát hành một đoạn phim tuyên truyền cho thấy khoảnh khắc một tên lửa của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) hạ gục máy bay trinh sát Mỹ trên eo biển Hormuz.

    Hệ thống phòng không Khordad-3 của IRGC đã bắn rơi máy bay không người lái (UAV) RQ-4A Global Hawk của Mỹ khi nó đang bay trên không phận Iran vào ngày 20/6/2019.

    Trong đoạn phim nói trên, Iran đã miêu tả chi tiết cách họ vận hành Khordad-3 hạ gục UAV trị giá 220 triệu USD của Mỹ ra sao.

    Vụ việc gần như dẫn đến một cuộc tập kích đường không trả đũa của Mỹ, tuy nhiên đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ vào những phút cuối.

    Đoạn phim tuyên truyền của Iran nhằm "kỷ niệm" 1 năm ngày hệ thống Khodad 3 của IRGC bắn rơi UAV RQ-4A Global Hawk vào ngày 20/6/2019.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại