Cập nhật lúc

Thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt nhiễm Covid-19 tử vong, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng

Với hơn 27.000 ca nhiễm mới và hơn 1.500 ca tử vong mới do COVID-19 được xác nhận trong vòng 24h qua, Mỹ tiếp tục là quốc gia bị đại dịch ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

undefined
51
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Báo Đức lí giải sự hiệu quả trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam

    "Ở nhiều nước, chính phủ phong tỏa toàn quốc vì sự lây lan của đại dịch. Việt Nam phong tỏa để tránh một cuộc khủng hoảng có thể phòng tránh," tờ DPA cho hay.

    Mặc dù có chung biên giới với Trung Quốc, nhưng Việt Nam - nhờ vào những hành động quyết liệt từ ban đầu, xét nghiệm trên diện rộng, cách ly nghiêm túc và đoàn kết toàn quốc - đã tránh được những hậu quả nghiêm trọng như ở châu Âu và Mỹ.

    Nhờ duy trì kiểm soát số người nhiễm, phản ứng của Việt Nam với cuộc khủng hoảng đã nhận được lời ca ngợi từ Tổ chức Y tế Thế giới (WTO).

    Các số liệu chính thức cho biết hiện tại có hơn 75.000 người đang được cách ly. Việt Nam đã thực hiện hơn 121.000 bài xét nghiệm và chỉ phát hiện hơn 260 trường hợp nhiễm bệnh.

    Tới nay, Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào vì COVID-19 , và tỉ lệ lây nhiễm vẫn thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan (Trung Quốc) - tất cả những khu vực này đều đã được truyền thông thế giới ca ngợi vì khả năng kiểm soát dịch hiệu quả.

    Ông Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam, tin rằng phản ứng sớm của Việt Nam đối với đại dịch là rất quan trọng.

    "Việt Nam phản ứng với dịch từ sớm và rất tích cực. Những đánh giá rủi ro đầu tiên đã được thực hiện từ đầu tháng 1 - gần như ngay sau khi những ca bệnh đầu tiên tại Trung Quốc được xác nhận," ông Park nói.

    Thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt nhiễm Covid-19 tử vong, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam thêm 3 người mắc Covid-19

    18 giờ ngày 13/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 3 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số người mắc bệnh lên 265 trường hợp.

    Ca bệnh 263 (BN263): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, quốc tịch Việt Nam, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Ngày 25/3, bệnh nhân có biểu hiện sốt rét, đau rát họng, ho khan, mệt. Bệnh nhân thuộc diện sàng lọc và được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/4, được kết luận dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 13/4. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 264 (BN264): Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân thuộc diện sàng lọc và được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/4, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 13/4. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 265 (BN265): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại Hà Tĩnh. Ngày 23/3, bệnh nhân từ Thái Lan nhập cảnh về Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình. Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại điểm cách ly ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ngày 8/4 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2. Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lại, cho kết quả dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Cầu Treo, Hà Tĩnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Ít nhất 22.116 người tử vong do Covid-19

    Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, có ít nhất 557.663 ca nhiễm Covid-19 mới ở Mỹ và ít nhất 22.116  người tử vong.

    Wyoming là tiểu bang duy nhất chưa có báo cáo về ca tử vong do Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vũ khí “bí mật” của Israel trong cuộc chiến chống Covid-19

    Khi Bộ trưởng Y tế Israel Yaakov Litzman được xác nhận mắc Covid-19 đầu tháng này, tất cả các quan chức cấp cao có tiếp xúc gần với ông đều phải cách ly, trong đó bao gồm cả một nhân vật đáng chú ý: Giám đốc cơ quan tình báo Israel- Mossad.

    Các quan chức Mossad thường không làm những công việc liên quan đến y tế cộng đồng và điều này đã kích thích sự tò mò của người Israel.

    Theo truyền thông và giới chức an ninh Israel, Cơ quan quyền lực của ông Cohen, hóa ra, lại có liên quan khá sâu trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Israel và là một trong những đầu mối thu mua các thiết bị y tế, các công nghệ sản xuất ở nước ngoài.

    Khi các nước khác trên thế giới cạnh tranh khốc liệt vì nguồn cung hạn chế trong bối cảnh đại dịch, họ phải nhờ đến sự trợ giúp từ bất cứ nơi nào có thể.

    Theo nhiều người thạo tin về các hoạt động của cơ quan tình báo Israel, với việc xác định Iran – nước cũng đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng Covid-19 – không còn là mối đe dọa an ninh tức thì nữa, Mossad có thể chuyển sang hỗ trợ tình trạng y tế khẩn cấp.

    Thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt nhiễm Covid-19 tử vong, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Giám đốc Mossad Yossi Cohen. Ảnh: J Post

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng: Nếu chúng ta lơi lỏng, dễ vỡ trận

    Chiều 13/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, thảo luận về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 16 và các quyết sách thời gian tới.

    Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đã đánh giá cao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước có nhiều biện pháp cương quyết về cách ly xã hội, thực hiện đồng bộ các biện pháp trong Chỉ thị 15, 16.

    Tuy nhiên, theo Thủ tướng, vài ngày qua, có sự lơi lỏng hơn, người ra nơi công cộng nhiều hơn so với những ngày trước đó. Một số cửa hàng, cửa hiệu thực hiện chưa nghiêm, vẫn mở cửa bán hàng mà đáng lẽ ra thuộc diện đóng cửa.

    Trong khi cả nước, đặc biệt là ngành y tế và các cơ quan liên quan tích cực thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhưng tình hình lây nhiễm vẫn xảy ra, nhất là ổ dịch Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) mới đây.

    Thủ tướng lưu ý, chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác và nói mục tiêu kép nhưng ưu tiên phải bảo vệ sức khỏe tính mạng của nhân dân.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

     

    Không vì kinh tế mà coi thường sức khỏe của nhân dân. Đó là nguyên tắc tối thượng trong xử lý công việc

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch sàn giao dịch chứng khoán Mexico tử vong

    Sàn giao dịch chứng khoán Mexico thông báo, Chủ tịch Jaime Ruiz Sacristan qua đời do Covid-19.

    Ông Sacristan đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới vào tháng trước, sau khi đến Vail, Colorado.

    Thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt nhiễm Covid-19 tử vong, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Ông Sacristan (đeo kính). Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus SARS-CoV-2 “đánh lừa” khiến bệnh nhân rơi vào “sự sụp đổ tuần thứ 2”?

    Mặc dù virus SARS-CoV-2 gây nên đại dịch toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng các triệu chứng của những người mắc Covid-19 không hoàn toàn giống nhau. Dù vậy, một trải nghiệm tương đối phổ biến mà một số bệnh nhân trải qua là "sự sụp đổ tuần thứ hai", tức là bệnh nhân cảm thấy họ đang hồi phục tốt nhưng sang đến tuần thứ 2 mắc bệnh, các triệu chứng đột nhiên quay lại và trở nên tồi tệ hơn trước đó. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết vì sao một số người lại trải qua "sự sụp đổ tuần thứ 2" này, thường là dẫn đến sốt cao, khó thở và vô cùng mỏi mệt.

    Aria Bendix, một nhà báo khoa học 27 tuổi cho biết cô cảm thấy đau lồng ngực khi bước sang tuần thứ 2 có các triệu chứng của bệnh Covid-19.

    Bendix nói rằng ban đầu cô cảm thấy đau người nhưng 24h sau, cô bắt đầu có những cơn ớn lạnh.

    "Cảm giác như thể tôi đang chạy marathon thì bị một chiếc ô tô đâm phải. Tôi quyết định tự cách ly tại nhà".

    Một vài ngày sau, Bendix cho biết các cơn đau của cô bắt đầu dịu bớt và nghĩ rằng mình đang hồi phục. Tuy nhiên, sau đó các cơn đau lồng ngực bắt đầu xuất hiện.

    "Có một sức ép như thể ai đó đang siết chặt phổi của tôi. Hơi thở của tôi nặng dần".

    Trong khi đó, Rosemary O'Hara - một biên tập viên tờ South Florida Sun Sentinel cho biết cô cảm thấy cần thở bằng mặt nạ dưỡng khí khi trải qua tuần thứ 2 mắc Covid-19.

    Susan Kane, một người dân ở hạt Snohomish, Washington chia sẻ với CBS News rằng chồng của cô, 55 tuổi, không hút thuốc lá và cũng không mắc các bệnh nền nhưng sức khỏe của ông xấu đi nhanh chóng. Kane cảm thấy vô cùng sốc khi chứng kiến chồng mình từ xuất hiện triệu chứng ho khan đến lúc bệnh trở nên vô cùng nghiêm trọng diễn ra chỉ trong một vài ngày.

    Một bệnh nhân nữa là John Craven, 41 tuổi ở thành phố New York mắc Covid-19 thì nhận định rằng dựa trên trải nghiệm của anh, virus SARS-CoV-2 đã "đánh lừa" người bệnh rằng họ đã cảm thấy tốt hơn nhưng rồi các triệu chứng như sốt và chóng mặt quay lại.

    Trong ngày thứ 5 mắc bệnh, Craven nói rằng anh cảm thấy tốt hơn và thậm chí đã có thể làm việc nhưng chỉ vài giờ sau, anh cảm thấy mệt mỏi với những triệu chứng tệ như các ngày đầu.

    "Virus này rất khó lường. Nó đánh lừa bạn. Bạn nghĩ rằng bạn đã "thoát" khỏi nó nhưng rồi sau đó nó đã quay lại".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủy thủ tàu sân bay Mỹ nhiễm Covid-19 tử vong

    Một thủy thủ, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã tử vong vào hôm nay 13/4, Hải quân Mỹ cho biết trong tuyên bố cùng ngày.

    Trước đó, thủy thủ này đã được đưa vào phòng chăm sóc tích cực ICU tại đảo Guam hôm thứ Năm.

    Tính đến Chủ nhật, 585 thủy thủ tàu USS Theodore Roosevelt có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, theo một tuyên bố của Hải quân Hoa Kỳ. Khoảng 92% các thành viên tàu sân bay Mỹ được tiến hành xét nghiệm, bản tuyên bố cho biết.

    Thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt nhiễm Covid-19 tử vong, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuộc sống của người Triều Tiên giữa đại dịch

    Hiện nay, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, giống như các quốc gia khác, Triều Tiên đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh.

    Các biện pháp hạn chế có thể kể đến như cách ly người nước nước ở nước này, cấm người dân tụ tập ăn uống cũng như tập trung ở nơi công cộng, tích cực phổ biến kiến ​​thức phòng chống dịch bệnh trong cộng động, tăng cường sản xuất vật tư phòng chống dịch bệnh như khẩu trang.

    Theo Tân Hoa Xã, vào giờ hành chính buổi chiều, không có nhiều người dân trên đường phố Bình Nhưỡng nhưng hệ thống giao thông công cộng vẫn hoạt động bình thường, công viên bên cạnh cũng có người dân ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện.

    Chuyên gia nói Mỹ có thể sắp đạt đỉnh dịch, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Người dân ngồi trò chuyện ở công viên Bình Nhưỡng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đang "gần đạt đến đỉnh dịch"

    Tiến sĩ Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tậ Mỹ, cho biết nước này đang "gần đạt đến đỉnh dịch".

    "Tôi nghĩ, đôi khi chúng ta sẽ hy vọng trong tuần này, chúng ta sẽ có thể nói, bạn sẽ biết khi nào bạn ở đỉnh cao khi ngày hôm sau ít hơn ngày hôm trước", ông nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York tồn đọng thi thể

    Covid-19 đã khiến hệ thống y tế New York quá tải vì liên tục phải tiếp nhận người bệnh. Thậm chí, hệ thống các nhà tang lễ, nhà xác, nghĩa trang cũng quá tải, không kịp xử lý hết các thi thể hiện có, theo Financial Times (FT - Anh).

    Tom Habermann đã thu thập sáu cơ thể. Các thi thể được dỡ xuống từ chiếc xe tải đông lạnh, nơi người quá cố được xếp thành 3,4 tầng chồng lên nhau. Trước đây, có những quen quen đến giúp anh, những lần này lại là người lạ mặt. Thi thể lớn khiến vai anh bị đau. 

    "Giống như một quả bom được thả xuống, mọi người đều không có sự chuẩn bị." Haberman, nhân viên nhà tang lễ ở Queens, New York chia sẻ với FT.

    Thành phố New York đang là tâm dịch Covid-19 ở Mỹ. Thông thường, Haberman có thể tổ chức hai hoặc ba đám tang mỗi tuần.

    "Giờ đây, chúng tôi mỗi ngày có thể nhận được 40 đến 60 cuộc gọi", anh nói. "Một số nhà tang lễ gần đó còn không cả nhận điện thoại".

    Thành phố New York đã cố gắng đối phó với tình hình hiện tại bằng cách xây dựng một nhà xác tạm thời trong bệnh viện và điều động khoảng 40 xe tải đông lạnh. Một thành viên của hội đồng thành phố thậm chí còn kiến nghị, có thể chôn cất các thi thể trong công viên.

    Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cũng thừa nhận, tỷ lệ tử vong tại khu vực đã tăng vọt - số người chết vào thứ Bảy tuần trước vượt quá 8.000 - có thể buộc thành phố chôn cất một số người trên đảo Hart. Từ thế kỷ 19, đây là nơi được New York dùng để chôn cất những người không có người thân.

    Chuyên gia nói Mỹ có thể sắp đạt đỉnh dịch, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Các thi thể đang được chôn cất trên đảo Hart của New York. Ảnh: Reuters

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Máy ATM gạo lên báo nước ngoài

    Một doanh nhân Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã phát minh ra máy phát tự động 24/7 cung cấp gạo miễn phí cho những người thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hãng tin Reuters (Anh) mở đầu bài viết đăng ngày 13/4.

    "ATM gạo này rất hữu ích. Với một túi gạo này, chúng tôi có thể có đủ dùng cho một ngày", chị Nguyễn Thị Lý (hoặc Ly) 34 tuổi cho biết. "Bây giờ, chúng tôi chỉ cần mua thức ăn thôi. Thỉnh thoảng, hàng xóm cũng chia thức ăn cho chúng tôi, chúng tôi cũng có mì tôm". 

    Chuyên gia nói Mỹ có thể sắp đạt đỉnh dịch, New York vật lộn xử lý thi thể tồn đọng - Ảnh 1.

    Một phụ nữ lấy gạo từ máy ATM gạo tự động 24/7 tại Hồ Chí Minh vào ngày 11/4. ẢNH: REUTERS

    Máy ATM gạo có thể phân phát 1,5kg gạo/lần cho những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, nhiều người trong số họ là người bán hàng rong hoặc những người kiếm sống bằng các công việc dọn vệ sinh, bán vé số.

    Chia sẻ với Reuters, anh Hoàng Tuấn Anh, doanh nhân đứng sau ý tưởng này cho hay, anh muốn những người có hoàn cảnh khó khăn cảm thấy họ vẫn có thể tiếp cận được thực phẩm trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Lan: Số lượng nhân viên y tế nhiễm bệnh tăng vọt

    Hà Lan chứng kiến các ca lây nhiễm Covid-19 gia tăng trong đội ngũ nhân viên y tế, khi chính phủ tăng cường chính sách kiểm dịch.

    Theo Viện Sức khỏe Cộng đồng và Môi trường Quốc gia Hà Lan, khoảng 26% ca Covid-19 được xác nhận ở Hà Lan là nhân viên y tế. Quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 25.587 ca nhiễm tính đến Chủ nhật 12/4.

    Viện trên cho biết thêm, số lượng nhân viên y tế nhiễm bệnh thay đổi đáng kể theo khu vực do chính sách xét nghiệm của từng địa phương. Tính đến thứ Sáu 10/4, 56% các ca nhiễm được xác nhận ở tỉnh Groningen là nhân viên y tế.

    Hàn Quốc chuyển 600.000 bộ kit cho Mỹ theo yêu cầu của ông Trump; Nga tăng kỷ lục ca nhiễm Covid-19 trong 1 ngày - Ảnh 1.

    Các nhân viên y tế bên cạnh chiếc trực thăng vận chuyển một bệnh nhân Covid-19 vào ngày 12/4 tại Den Haag, Hà Lan. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ghi nhận ít nhất 557.590 ca nhiễm và ít nhất 22.109 ca tử vong

    Theo thống kê mới nhất của  Đại học Johns Hopkins, có ít nhất 557.590 ca nhiễm và ít nhất 22.109 ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ.

    Wyoming là tiểu bang duy nhất chưa có báo cáo về người thiệt mạng do dịch bệnh lần này.

    Hàn Quốc chuyển 600.000 bộ kit cho Mỹ theo yêu cầu của ông Trump; Nga tăng kỷ lục ca nhiễm Covid-19 trong 1 ngày - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiếc thương các đồng nghiệp tử vong do Covid-19, tham gia biểu tình gần Bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York vào ngày 10/4. Ảnh: Getty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha ghi nhận mức tăng tử vong thấp thứ hai trong ba tuần

    Theo thông báo của Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 13/4, 517 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 24h qua là mức tăng tử vong/ngày thấp thử hai trong ba tuần qua; mức tăng thấp nhât là 510 ca vào ngày 10/4.

    Quốc gia này hiện đã ghi nhận tổng cộng 17.489 ca tử vong trong 169.496 ca nhiễm, trở thành quốc gia đứng thứ hai, sau Mỹ, về số lượng người nhiễm bệnh.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez thông báo, sẽ dỡ bỏ một số hạn chế về di chuyển và dịch vụ, bắt đầu có hiệu lực từ thứ Hai 13/4.

    Tuy nhiên, phát biểu tại một cuộc họp báo vào Chủ nhật, ông Sánchez cảnh báo người dân Tây Ban Nha không nên chủ quan dù tỷ lệ số ca nhiễm và tử vong có chiều hướng giảm ở nước này.  

    Hàn Quốc chuyển 600.000 bộ kit cho Mỹ theo yêu cầu của ông Trump; Nga tăng kỷ lục ca nhiễm Covid-19 trong 1 ngày - Ảnh 1.

    Một nhân viên y tế chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở Badalona, ​​Tây Ban Nha, vào ngày 1/4. Ảnh: Felipe Dana / AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản: Hokkaido ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 2

    Đảo Hokkaido, Nhật Bản, đã ban bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19 lần thứ hai, trong bối cảnh tỉnh này ghi nhận 5 ngày liên tiếp có số ca lây nhiễm gia tăng ở mức 2 chữ số - tính đến Chủ nhật, 12/4.

    Thống đốc tỉnh Hokkaido, ông Naomichi Suzuki, nói rằng "làn sóng khủng hoảng thứ hai" đã tấn công địa phương này và thúc giục cư dân ở trong nhà nếu không có công việc thiết yếu cần ra ngoài. Ông Suzuki cho hay Hokkaido ghi nhận một số ca dương tính với SARS-Cov-2 có lịch sử di chuyển đến một số tỉnh hiện cũng đang áp đặt tình trạng khẩn cấp.

    Chính quyền Hokkaido cũng yêu cầu người dân hạn chế đi ăn ở các nhà hàng để tránh tình trạng tiếp xúc "mặt đối mặt", đồng thời thúc giục chính phủ hỗ trợ giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đặc biệt đối với ngành du lịch.

    Nga tăng kỷ lục số ca nhiễm mới trong 1 ngày; TQ xua mẫu hạm Liêu Ninh ra biển gửi thông điệp mạnh về Covid-19 - Ảnh 1.

    Thống đốc tỉnh Hokkaido ông Naomichi Suzuki trong cuộc họp báo ngày 2/4/2020 (Ảnh: Kyodo News/Getty Images)

    Thủ phủ Sapporo của tỉnh, nơi các trường học vừa mở cửa trở lại hồi tuần trước, sẽ tiếp tục cho các cơ sở giáo dục này đóng cửa từ ngày 14/4 đến 4/5.

    Kể từ ngày 8/4, Hokkaido đã báo cáo trên 10 ca nhiễm mới mỗi ngày. Tính đến ngày 12, địa phương này có tổng cộng 267 ca nhiễm. 

    Đợt ban bố tình trạng khẩn cấp đầu tiên ở tỉnh này là vào tháng 2 vừa qua, và dỡ bỏ hôm 19/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày mai, Hàn Quốc chuyển 600.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 cho Mỹ theo yêu cầu của ông Trump

    Reuters dẫn lời một quan chức từ Seoul, cho biết Hàn Quốc có kế hoạch gửi 600.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 cho Mỹ vào ngày mai, 14/4. Đây là lô hàng vật tư đầu tiên mà nước này gửi cho Mỹ theo yêu cầu từ tổng thống Donald Trump.

    Ông Trump đưa ra đề nghị Hàn Quốc cung cấp dụng cụ xét nghiệm khi điện đàm với tổng thống Moon Jae In hôm 25/3, trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng tại nhiều bang của Mỹ.

    Theo quan chức trên, máy bay vận tải của Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA), Mỹ, vận chuyển lô hàng dự kiến cất cánh từ Hàn Quốc vào lúc 22h30 tối ngày 14 (giờ địa phương). Chuyến hàng này được bàn giao và thanh toán bởi chính phủ Mỹ.

    Ngoài ra, lô hàng tiếp theo gồm 150.000 bộ kit sẽ được Hàn Quốc xuất sang Mỹ trong tương lai gần, và được bán ra thông qua đại lý bản địa chưa được công bố.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Tin tốt] Thêm 1 bệnh nhân khỏi bệnh, Việt Nam có 145 người được điều trị khỏi Covid-19

    Chiều ngày 13/4, Bộ Y tế đã công bố thêm một trường hợp khỏi Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu.

    Bệnh nhân này sau nhiều lần xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, không đau ngực, đủ điều kiện để xuất viện, cụ thể như sau:

    Bệnh nhân 155: Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Vào viện ngày 26/3/2020. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong các ngày từ 3/4-9/4/2020.

    Trường hợp bệnh nhân 155 sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

    Như vậy, đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 145 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm một tỉnh tại Nhật Bản tự ban bố tình trạng khẩn cấp vì Covid-19

    Thống đốc tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ông Tanimoto Masanori ngày 13/4 đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do số ca mắc bệnh ở tỉnh này tăng đột biến trong các ngày gần đây.

    Phát biểu với các phóng viên, Thống đốc Tanimoto cho biết lệnh tình trạng khẩn cấp ở tỉnh này sẽ có hiệu lực cho đến ngày 6/5. Ông đồng thời kêu gọi người dân ở trong nhà, tránh ra ngoài đường nếu không cần thiết. 

    Tính đến ngày 13/4, tỉnh Ishikawa đã ghi nhận 113 trường hợp mắc COVID-19. Tuy nhiên, Ishikawa chưa được đưa vào danh sách các tỉnh trong tình trạng khẩn cấp mà Thủ tướng Shinzo Abe đã ban bố hôm 7/4. 

    Đây là tỉnh thứ ba ở Nhật Bản tự ban bố tình trạng khẩn cấp, sau các tỉnh Aichi và Hokkaido.

    Theo khảo sát của hãng tin Kyodo công bố ngày 13/4,  hơn 2/3 người được hỏi cảm thấy các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay của chính phủ là chưa đủ mạnh và có các biện pháp mạnh mẽ hơn. Cuộc khảo sát được thực hiện trong 4 ngày từ ngày 13/4 bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Điều ông Putin tiếc nuối nhất khi phải tự cách ly

    Tổng thống Nga Vladimir Putin rất tiếc vì không thể tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp với mọi người do các lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan, nhưng lịch trình làm việc của ông trong những ngày gần đây lại trở nên bận rộn và căng thẳng hơn do dịch bệnh, phát ngôn viên Điện Kremlin tiết lộ.

    Cụ thể, trong chương trình "Moscow. Kremlin. Putin" được phát sóng trên đài truyền hình Rossiya-1, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết:

    "Tôi tin là tổng thống rất tiếc nuối những điều này. Được giao tiếp với mọi người là ưu tiên tuyệt đối trong công việc thường ngày của Tổng thống. Từ những câu chuyện với mọi người, ông [Putin] có thể kiểm tra và thấu hiểu được tình hình thực tế".

    Mặc dù vậy, theo lời ông Peskov, việc thiếu vắng thói quen giao tiếp trực tiếp như thường lệ không hề ảnh hưởng tới cường độ làm việc của Tổng thống Putin, mà ngược lại ông còn làm việc "căng thẳng hơn ngày thường".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran điều tra khả năng chiến tranh sinh học phía sau đại dịch Covid-19

    Nhà chức trách Iran đang tiến hành "những nghiên cứu toàn diện" về khả năng "chiến tranh sinh học" phía sau đại dịch Covid-19 tại quốc gia này.

    Thông tin trên được người đứng đầu Phòng Y tế của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Iran Hassan Araghizadeh nói với hãng tin Mehr News hôm qua (12/4).

    "Hầu hết các quốc gia đang xem xét vấn đề này để xem khả năng có cuộc chiến tranh sinh học nào đứng sau dịch bệnh không" – ông Araghizadeh nói – "Các trung tâm khoa học Iran cũng đang tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, một quyết định rõ ràng cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn".

     Ông Assan Arghizadeh nhấn mạnh các lực lượng vũ trang Iran có đủ kỹ năng và thiết bị để phát hiện "kịp thời bất kỳ mối đe dọa sinh học nào" và có những biện pháp cần thiết trong việc "đối phó chủ nghĩa khủng bố sinh học".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận ngày có số ca Covid-19 tăng kỷ lục

    Liên bang Nga ngày 13/4 ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới tăng cao nhất trong 1 ngày, với 2.558 trường hợp xác nhận trong vòng 24 giờ ở 62 vùng miền. Con số này cao hơn so với báo cáo trước đó một ngày (2.186 trường hợp).

    Đến nay, toàn nước Nga đã ghi nhận tổng cộng 18.328 ca nhiễm Covid-19 ở 82 vùng miền, gồm 148 trường hợp tử vong và 1.470 người được điều trị khỏi xuất viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam chưa có ca nào tử vong vì Covid-19 nhưng đã có ca rất nặng, thậm chí tiên lượng tử vong

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, Việt Nam đã có những ca bệnh nặng, thậm chí có tiên lượng tử vong.

    Thông tin từ Tiểu Ban điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tối ngày 12/4, Việt Nam đã điều trị khỏi 144 trường hợp và còn 114 người bệnh đang điều trị tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Hiện có 8 bệnh nhân nặng, trong đó 01 trường hợp chạy ECMO, 2 trường hợp thở máy, 5 trường hợp thở ôxy.

    Trong đó, có trường hợp của bệnh nhân số 20 (64 tuổi, thở máy) trước đó bệnh nhân đã ở trong tình trạng nguy kịch nhưng hiện tình trạng sức khỏe tiến triển tốt hơn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bạn thân ông Trump qua đời vì mắc Covid-19

    Tạp chí The Real Deal đưa tin ông Stanley I. Chera, 78 tuổi, người sáng lập và điều hành công ty Crown Acquisitions, qua đời ngày 11/4. 

    Sau đó một ngày, một quan chức Nhà Trắng cũng xác nhận danh tính và quan hệ của ông Chera với Tổng thống Trump. Quan chức này đề nghị giấu tên khi tiết lộ chi tiết những mối quan hệ bạn bè cá nhân của ông Trump.

    Trước đó, trong bài phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng vào ngày 29/3, tổng thống Mỹ có nhắc đến một người bạn đang bệnh nặng vì Covid-19 để miêu tả sự nguy hiểm của dịch bệnh. 

     

    Tôi có một người bạn bị đưa đến bệnh viện hôm trước. Ông ấy lớn hơn tôi một chút và hơi thừa cân nhưng ông ấy là một người mạnh mẽ. Một ngày sau đó, ông rơi vào hôn mê và không có tiến triển tốt. Tốc độ và sự tàn phá của con virus, đặc biệt là khi nó nhiễm đúng người, thật sự khủng khiếp.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

    Tổng thống Mỹ từng nhắc đến ông Chera, người tài trợ cho chiến dịch tranh cử của mình, tại cuộc vận động ở TP Grand Rapids, bang Michigan năm 2019. Ông miêu tả bạn mình "là một trong những nhà bất động sản vĩ đại nhất thế giới".

    Tính đến sáng 13/4 (giờ Việt Nam), Mỹ ghi nhận 560.433 ca nhiễm COVID-19 với 22.115 người tử vong.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bạn kiêm nhà tài trợ chiến dịch của Tổng thống Trump qua đời vì Covid-19nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng như thế': Thiên đường du lịch Phuket đóng băng trước đại dịch Covid-19

    Kritchai Rojanapornsatit, chủ sở hữu của một công ty xây dựng, đã dành phần lớn cuộc đời mình gắn bó với Phuket.

    Anh đã quen với tình trạng tắc đường thường xuyên trên hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất Thái Lan, nơi những chiếc xe buýt du lịch cỡ lớn chạy dọc theo những con đường đồi núi hay những chiếc xe máy len lỏi chở du khách tới các địa điểm như bãi biển, cảng biển và điểm tham quan của Phuket .

    TQ xua mẫu hạm Liêu Ninh ra biển gửi thông điệp mạnh về Covid-19; Máy bay chở công dân Pháp về nước trúng đạn - Ảnh 1.

    Bãi biển Phuket cấm du khách. Ảnh: Bangkok Post

    Tuy nhiên, giờ đây, anh Rojanapornsatit đang chứng kiến một Phuket hoàn toàn khác, không giống như trong cuộc sống thường ngày trong 30 năm qua của anh.

    "Không có tàu cao tốc trên biển, đường phố và bãi biển vắng tanh, và có rất ít khách du lịch", anh nói. "Tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng [Phuket] như thế này - kể cả sau khi trận sóng thần năm 2004 xảy ra".


     Thực tế, tình trạng này xảy ra do giới chức Thái Lan đang thực hiện các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19 ở Phuket, nơi nổi lên như là điểm nóng về dịch bệnh trên toàn quốc.

    Với 170 ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 10/4, hòn đảo với 400.000 cư dân này có tỷ lệ lây nhiễm bình quân cao nhất trong số 77 tỉnh của Thái Lan.

    Theo thống kê của chính phủ Thái Lan, có khoảng 38,95 ca nhiễm trên 100.000 dân ở Phuket, so với 21,90 trên 100.000 dân ở Bangkok. Hiện nay, Thái Lan ghi nhận 2.473 ca nhiễm với 33 ca tử vong.

    Giới chức y tế Thái Lan cho biết, Phuket sẽ thực hiện các xét nghiệm đại trà hơn nhằm làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia, New Zealand chưa nới lỏng các biện pháp hạn chế

    Ngày 13/4, giới chức Australia và New Zealand đã hoan nghênh những dấu hiệu thành công ban đầu trong kiềm chế tốc độ lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, cả giới chức hai nước đều thận trọng cho rằng còn quá sớm để nới lỏng các quy định giãn cách xã hội hoặc mở cửa lại nền kinh tế.

    Thời gian qua, New Zealand đã áp dụng lệnh phong tỏa trên toàn quốc, trong khi Australia đã siết chặt nhiều hoạt động. Các biện pháp này đã giúp giảm mạnh số ca nhiễm mới tại Australia và New Zealand và không gây quá tải cho hệ thống y tế của mỗi nước. 

    Theo Bộ Y tế Australia, số ca nhiễm mới tại nước này trong ngày 13/4 đã tăng thêm 33 ca lên 6.322 ca. Đây là mức tăng thấp nhất trong một tháng và chỉ bằng chưa đầy 10% so với cách đây 2 tuần. Số ca tử vong tại Australia hiện là 61 ca.

    Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho rằng hiện còn quá sớm để nới lỏng các hạn chế dù đường cong các ca nhiễm đang phẳng dần. Theo ông, đây là thời điểm cần phải duy trì các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội, những biện pháp đã cho thấy tính hiệu quả trong việc giảm mạnh số ca nhiễm mới. Trong lễ Phục sinh vào cuối tuần qua, Australia đã triển khai các biện pháp mạnh tay như điều trực thăng, lập chốt kiểm soát và phạt nặng những người dân vi phạm lệnh cấm đi lại hoặc lệnh cấm tụ tập.

    Trong ngày 13/4, New Zealand đã ghi nhận ca tử vong thứ 5 do virus SARS-CoV-2, trong khi số ca nhiễm mới đã tăng thêm 15 ca lên 1.064 ca. Số ca nhiễm mới này chỉ tương đương 1/6 so với đầu tháng này. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố quyết định về việc liệu có gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc và khẩn cấp quốc gia sẽ được đưa ra vào ngày 20/4 tới. Thủ tướng Adern cho rằng dù số ca nhiễm tại nước này không lớn, song điều này không có nghĩa New Zealand đã thành công trong việc đẩy lùi dịch bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Dịch COVID-19: Australia, New Zealand chưa nới lỏng các biện pháp hạn chếbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên vẫn họp Quốc hội giữa bối cảnh Covid-19, chủ tịch Kim Jong Un vắng mặt

    Kỳ họp của Hội đồng nhân dân tối cao (SPA) - tức Quốc hội Triều Tiên -  đã khai mạc vào ngày Chủ nhật, 12/4, chậm hơn hai ngày so với lịch trình ban đầu. Theo thông báo ngày 13 của hãng thông tấn nhà nước KCNA, đây là kỳ họp quan trọng, tập trung vào các vấn đề ngân sách và cải tổ nhân sự cấp cao mới.

    Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) cho hay, chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un không tham dự phiên họp vào ngày 12, bởi báo cáo của KCNA cho thấy người chủ trì phiên họp là nhân vật số 2 của đất nước, ông Choe Ryong Hae.

    Trong phiên họp nói trên, các nhà lập pháp Triều Tiên đã thông qua dự thảo ngân sách tập trung cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tăng kinh phí cấp cho y tế thêm 7.4% so với năm ngoái.

    Trước đó, Bộ chính trị trung ương đảng Lao động Triều Tiên đã họp hôm 11/4, thảo luận về tình hình dịch Covid-19 và cảnh báo dịch bệnh này có thể gây ra "một số trở ngại cho quá trình phấn đấu và tiến bộ của chúng ta". Ban lãnh đạo Triều Tiên cũng cam kết tăng cường nỗ lực chống lại sự lây lan của virus corona.

    Đến nay, Triều Tiên chưa xác nhận bất kỳ ca lây nhiễm nào, song đã thực thi quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, bao gồm quy định cách ly đến 30 ngày đối với người nhập cảnh. WHO cho biết Triều Tiên đã xét nghiệm cho hơn 700 người và còn cách ly 500 người, tính đến ngày 2/4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    G20 chuẩn bị nhóm họp tìm các giải pháp ứng phó dịch COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lây nhiễm trong nước gia tăng, Singapore báo cáo 233 ca Covid-19 mới

    Bộ Y tế Singapore ngày hôm nay (13/4) cho biết nước này đã xác nhận thêm 233 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.532. Toàn bộ ca bệnh mới là những trường hợp lây nhiễm trong nước.

    Đợt lây nhiễm thứ hai đã tấn công đảo quốc này sau một làn sóng ca bệnh nhập cảnh được ghi nhận ở những người trở về từ châu Âu và Mỹ. 66 ca nhiễm có liên hệ với 7 cụm lây nhiễm hoặc các ca bệnh đã xác định, trong khi 167 trường hợp đang được nhà chức trách truy nguồn.

    Hôm thứ Năm tuần trước, 9/4, Singapore đã ghi nhận số ca Covid-19 gia tăng trong 1 ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. 

    Chính phủ Singapore đã tiến hành di chuyển lao động nhập cư tập trung vào các doanh trại quân sự hay khách sạn nổi, bởi tỉ lệ lây nhiễm trong nhóm này tăng mạnh.

    Tính đến ngày 12/4, Singapore đã có 8 ca tử vong và 560 bệnh nhân hồi phục xuất viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xua tàu sân bay ra khơi, hải quân Trung Quốc chứng minh đã kiểm soát được Covid-19?

    COVID-19: Máy bay chở công dân Pháp về nước trúng đạn; Ca nhiễm mới ở TQ bật tăng trở lại sau 1 tháng - Ảnh 1.

    Tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh: Keith Tsuji/Getty Images)

    Một hạm đội của hải quân Trung Quốc đã tiến ra Thái Bình Dương qua eo biển Miyako hồi cuối tuần qua. Theo CNN, đây được xem là bằng chứng cho thấy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang kiểm soát được dịch Covid-19 tốt hơn so với hải quân Mỹ.

    Theo ghi nhận của Bộ quốc phòng Nhật Bản ngày 12/4, hạm đội Trung Quốc - gồm tàu sân bay Liêu Ninh, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D, hai tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Type 054A, và một tàu tiếp tế Type 901 - được nhìn thấy di chuyển qua eo Miyako vào tối thứ Sáu, 10/4.

    Xu Guangyu, cố vấn cấp cao Hiệp hội kiểm soát và giải trừ vũ khí Trung Quốc, bình luận với Thời báo Hoàn Cầu rằng hoạt động của tàu Liêu Ninh cùng cácc hiến hạm Trung Quốc giống như các cuộc huấn luyện thông thường.

    Báo cáo về động thái của hải quân Trung Quốc được đưa ra trong khi hải quân Mỹ đã ghi nhận 4 tàu sân bay của họ - gồm USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Nimitz - phát sinh các ca lây nhiễm Covid-19 và ảnh hưởng đến hoạt động của hạm đội.

    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói với Hoàn Cầu rằng hải quân PLA không gặp phải những vấn đề như vậy.

    "Thông qua hoạt động này, tàu Liêu Ninh cho thấy PLA đã làm rất tốt công tác ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, và dịch Covid-19 không tác động đến hoạt động và việc triển khai của nó," ông Xu Guangyu nói.

     "Điều này cho thấy PLA có thể triển khai binh lính ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào, trong khi các binh sĩ luôn duy trì khả năng tác chiến mạnh mẽ."

    Bài viết được tham khảo từ http://english.chinamil.com.cn...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Máy bay chở công dân Pháp về nước bị trúng đạn

    Theo AP, máy bay bị trúng đạn cuối tuần trước. Sự cố xảy ra tại sân bay thuộc TP Pointe Noire, lớn thứ hai ở Cộng hòa Congo. Chiếc Airbus A330-200 lúc đó chở công dân Pháp hồi hương do dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

    Hãng Air France xác nhận máy bay bị trúng đạn do một hiến binh nổ súng, phải trì hoãn trong 24 giờ. Hãng này sau đó điều một máy bay Boeing 777-200 tới thay thế cùng với một nhóm kỹ thuật viên giúp sửa chữa chiếc Airbus A330-200 bị hỏng. May mắn không có người nào bị thương.

    Một quan chức sân bay nói với AP rằng hiến binh kể trên đã bị bắt và bị tạm giam nhưng không công bố danh tính cũng như chi tiết vụ việc.

    COVID-19: Máy bay chở công dân Pháp về nước trúng đạn; Ca nhiễm mới ở TQ bật tăng trở lại sau 1 tháng - Ảnh 1.

    Sự cố xảy ra tại sân bay thuộc TP Pointe Noire. Ảnh: Twitter

    Trong khi đó, nguồn tin địa phương tiết lộ chiếc Airbus A330-200 số hiệu AF4145 cất cánh từ Paris Charles De Gaulle "bị bắn hai phát đạn" khi hạ cánh xuống Pointe Noire. Nó đang thực hiện sứ mệnh hồi hương khoảng 100 công dân Pháp tại Cộng hòa Congo.

    Máy bay bị bắn lúc 20 giờ tối 11-4, theo trang BrazzaNews. Nhà chức trách xác định vũ khí liên quan là một khẩu súng trường tấn công PMAK, thường được Lực lượng Vũ trang Congo, cảnh sát và hiến binh sử dụng. Người nổ súng là một thành viên của đội hiến binh sân bay đang làm nhiệm vụ vào thời điểm đó.

    Một viên đạn đâm thủng thân của chiếc Airbus A330-200, trong khi viên còn lại bắn trúng đường băng. Máy bay có số đăng ký F-GZCK, 17,2 năm tuổi và được bàn giao cho hãng Air France vào tháng 3-2003.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Covid-19: Máy bay chở công dân Pháp về nước bị trúng đạnnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản báo cáo 530 ca mắc Covid-19 mới

    Bộ Y tế Nhật Bản xác nhận nước này có 530 ca nhiễm mới Covid-19 và 4 người tử vong vào Chủ nhật, 12/4.

    Tính đến hôm nay, 13/4, ít nhất 7.967 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được ghi nhận trên khắp đất nước - bao gồm 712 ca nhiễm trên du thuyền Diamon Princess. Tổng số ca tử vong là 114, gồm 12 người có liên quan đến du thuyền trên.

    Hôm thứ Bảy tuần trước, 11/4, thủ đô Tokyo đã ghi nhận ngày có số người nhiễm mới cao nhất với 197 trường hợp.

    Vào tuần qua, giới chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo Nhật có thể cần phải áp đặt các biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn virus SARS-Cov-2 tại các khu vực có tình trạng lây nhiễm không truy xuất được nguồn gốc. Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, nói rằng Nhật Bản cần phải đẩy mạnh xét nghiệm và cách ly nhằm kìm hãm tỉ lệ lây nhiễm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nhật Abe bị dân mạng phản ứng vì đăng video thư giãn với chó cưng

    Người dùng mạng xã hội tại Nhật Bản đã phản ứng việc thủ tướng Shinzo Abe đăng tải trên Twitter video ông thư giãn tại nhà cùng thú cưng, trong khi nhiều người trên khắp đất nước chật vật thực thi làm việc ở nhà.

    Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều công ty đa quốc gia phải chuyển sang sử dụng những ứng dụng tin nhắn hoặc truyền hình trực tuyến để duy trì liên lạc với đồng nghiệp. Tuy nhiên ở Nhật Bản, khoảng 80% công ty không có khả năng cho phép nhân viên làm việc từ xa - theo số liệu năm 2019 của chính phủ nước này.

    Trong video trên Twitter, ông Abe đang đọc sách, thưởng thức đồ uống nóng và thư giãn cùng chú chó cưng, trong khi một nhạc sĩ giúp vui online cho ông từ một nơi khác.

     

    "Chúng ta không thể gặp gỡ bạn bè hay đi ăn uống bên ngoài. Tuy nhiên, những hành động này (ở nhà) đang bảo vệ nhiều sinh mạng và làm giảm căng thẳng cho các nhân viên y tế, những người đang đối mặt với những tình huống hết sức thách thức. Xin cảm ơn từng cá nhân vì đã hợp tác.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

    Thông điệp trên được đưa ra như một nỗ lực của nội các thủ tướng Abe nhằm thúc giục người dân Nhật Bản ở trong nhà. Phần lớn đất nước Nhật đã bước vào tuần đầu tiên dưới tình trạng khẩn cấp vừa được ban bố.

    Số ca nhiễm Covid-19 đã gia tăng đáng kể tại Nhật trong những ngày gần đây, sau khi những biện pháp ban đầu của chính phủ dường như kiểm soát một cách tương đối tình hình dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vắc-xin ngừa Covid-19 có thể ra lò vào tháng 9

    Theo một báo cáo kết quả điều trị được công bố trên Tạp chí y khoa hàng đầu thế giới New England Journal of Medicine (NEJM) của Mỹ, tác giả chính Jonathan Grein, Giám đốc Dịch tễ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, cho biết thuốc Remdesivir được dùng thử nghiệm trên 53 bệnh nhân, người Mỹ, châu Âu và Canada, trong độ tuổi từ 23 đến 82. Tất cả đều là những ca nhiễm Covid-19 có biểu hiện nặng.

    Về vắc-xin, giáo sư Sarah Gilbert tại Trường Đại học Oxford - Anh tự tin "khoảng 80%" rằng vắc-xin ngừa Covid-19 đang được nhóm nghiên cứu phát triển sẽ hiệu nghiệm. Giáo sư Gilbert cho biết các thử nghiệm trên người được chuẩn bị kỹ lưỡng và sẽ tiến hành trong nửa tháng tới. Bà lưu ý việc vắc-xin có thể sẵn sàng để sử dụng vào tháng 9 chỉ xảy ra nếu "mọi thứ diễn biến một cách hoàn hảo".

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiệm nail của người Việt tại Mỹ góp hơn 100.000 găng tay cho bệnh viện

    Các tiệm nail (làm móng) của người Việt tại Mỹ đang quyên tặng hàng ngàn khẩu trang, găng tay cùng vật dụng bảo vệ cho bệnh viện địa phương, góp phần chống lại dịch bệnh Covid-19.

    Cách đây 2 tuần, anh Huy Nguyen, chủ tiệm làm móng Top Nails 2 ở Mobile, bang Alabama – Mỹ tạm ngưng công việc do Covid-19. Trước khi đóng cửa, anh quyên tặng tất cả vật dụng bảo vệ trong kho của mình cho bệnh viện địa phương, bao gồm vài trăm chiếc khẩu trang và 8 hộp găng tay.

    Theo đài NBC News, không chỉ anh Huy mà hàng chục chủ sở hữu thẩm mỹ viện người Việt khác ở Mobile cũng đóng góp hơn 134.000 găng tay và 23.000 khẩu trang cho một bệnh viện lân cận. Người này còn kêu gọi bạn bè sở hữu tiệm làm móng ở những thành phố khác của Mỹ làm điều tương tự.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm mới ở TQ tăng cao sau 1 tháng

    Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc tuyên bố, nước này ghi nhận 108 ca nhiễm mới Covid-19, con số cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

    Đa số ca nhiễm mới là từ nước ngoài, với 98 ca, 10 ca là lây trong cộng đồng. Trong số đó, 7 ca ở vùng Hắc Long Giang, tỉnh phía Bắc và 3 ca ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc.

    Mặc dù là tâm dịch bùng phát của đại dịch Covid-19, số ca nhiễm mà Trung Quốc ghi nhận đã có sự sụt giảm đáng kể trong tháng vừa qua. Nước này cũng bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc.

    Tuy nhiên, các quan chức hiện nay lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ 2 từ bên ngoài. Tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc được ghi nhận chính thức là 82.160 ca, với 3.341 người tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba điều nhóm nhân viên y tế thứ 2 đến Ý

    Cuba đang điều nhóm nhân viên y tế thứ 2 đến Ý nhằm hỗ trợ nước này chống lại đại dịch Covid-19, theo Twitter của Bộ Ngoại giao Cuba. 

    COVID-19: Số ca tử vong mới tại Italy thấp nhất từ 19/3; Gần 1000 công dân, du học sinh VN ở Mỹ đăng ký về nước - Ảnh 1.

    Cụ thể, một nhóm 38 nhân viên y tế Cuba, trong đó có 21 bác sĩ, 16 y tá và 1 nhân viên hậu cần đã bắt đầu rời Cuba. 

    Nhóm này được cử đi theo đề nghị của quan chức Ý, Bộ trưởng Y tế Ý và Hội Chữ thập đỏ Ý. Nhóm đầu tiên đã ở Ý từ 22/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 1.000 công dân, du học sinh Việt Nam tại Mỹ đăng ký về nước

    Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

    Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cho biết, ngày 10/4 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc đã tham gia chương trình trao đổi trực tuyến giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ với Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam (TNSV) tại Mỹ về tình hình dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp hỗ trợ công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ.

    Tại cuộc trao đổi, các đại biểu tham dự đều chia sẻ về diễn biến lan rộng và phức tạp của dịch Covid-19, tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống, và du học sinh là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong thời gian qua, việc một số trường học tại Mỹ tạm thời đóng cửa và tình hình bùng phát dịch tại một số tiểu bang và thành phố lớn đã khiến nhiều du học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi không còn chỗ ở, một số bạn bị "kẹt" tại sân bay khi đang trên đường về Việt Nam để tránh dịch. Do định kiến về nguồn gốc phát sinh dịch bệnh Covid-19 khiến du học sinh Việt Nam cũng có nguy cơ đối mặt với sự kỳ thị...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha bắt đầu dỡ bỏ hạn chế đi lại

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cho biết, nước này sẽ dỡ bỏ một số hạn chế về di chuyển và với một số ngành dịch vụ.

    Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm Chủ nhật, ông Sánchez cảnh báo người dân Tây Ban Nha không nên chủ quan vì tỷ lệ nhiễm và tử vong do Covid-19 đang chậm lại.

    "Tình trạng báo động vẫn tiếp tục", ông nói thêm.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Sánchez cho biết, việc dỡ bỏ các lệnh hạn chế, sẽ được đánh giá và áp dụng dần dần. Một số lệnh hạn chế sẽ được dỡ bỏ bắt đầu vào thứ Hai. Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, với ít nhất 166.831 ca nhiễm và 17.209 ca tử vong tính đến ngày Chủ nhật.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cùng là 2 tiểu bang đông dân giàu có, vì sao California tránh được tình trạng bệnh viện vỡ trận như ở New York trong đại dịch Covid-19?

    New York và California là hai bang đông dân và có nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu nước Mỹ. Tuy nhiên trong dịch Covid-19, phản ứng của hai tiểu bang này không giống nhau và hệ quả cũng rất khác biệt.

    Theo CNN thống kêđến ngày 12/4, New York đã có 181.825 người nhiễm Covid-19, trung bình cứ 100 nghìn dân thì có 935 người mắc bệnh. Tổng số người tử vong là 8.650 người.

    Trong khi đó, California xác nhận 22.416 trường hợp nhiễm bệnh (cao thứ 5 nước Mỹ), nhưng trung bình 100 nghìn dân chỉ có 57 người mắc bệnh. Tổng số người tử vong cũng thấp hơn New York gấp nhiều lần - tổng cộng 634 nạn nhân đã qua đời sau 2,5 tháng bùng phát dịch.

    Theo Nicholas Jewel - giáo sư môn thống kê sinh học từ (Đại học UCLA) nhận định, New York đã trở thành tâm dịch của Mỹ vì nhiều yếu tố khác nhau. Virus corona "nhập cảnh" tại đây sớm hơn và ở nhiều vị trí hơn. Thành phố New York cũng có mật độ dân số đông nhất nước Mỹ và lệ thuộc vào hệ thống giao thông công cộng, khiến hàng triệu người tiếp xúc nhau mỗi ngày ở khoảng cách gần. Ngoài ra, New York cũng chậm chân hơn California và Washington trong việc áp đặt lệnh hạn chế di chuyển.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    The Diplomat: Covid-19 là phép thử cho Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN

    Khi đại dịch COVID-19 hoành hành, các biện pháp như đóng cửa biên giới và hạn chế đi chuyển được triển khai trên khắp Đông Nam Á và thế giới. Điều này đã tạo ra một khó khăn lớn đối với Chủ tịch ASEAN – Việt Nam.

    Thông lệ truyền thống của ASEAN, thể hiện qua hơn 1.500 cuộc họp mặt trực tiếp trong lịch làm việc hàng năm - đã phải tạm dừng. Nhiều trong số các dự thảo ​​của Việt Nam bị trì hoãn như các cuộc đàm phán giai đoạn cuối về thỏa thuận thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP), đánh giá về Hiến chương ASEAN, đánh giá giữa kỳ về Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025 (AEC Blueprint to 2025) và nền tảng cho tầm nhìn ASEAN sau năm 2025.

    Mặc dù đang có các mối bận tâm với dịch Covid-19 trong nước và cho đến nay đã đạt được một số thành công nhất định, Việt Nam đang nỗ lực hết sức để giương cao lá cờ ASEAN.

    Vào ngày 14/2, Việt Nam trong vai trò chủ tịch ASEAN đã ra "Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN" về ứng phó chung đối với sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Nhấn mạnh sự cấp bách của vấn đề và cam kết chung tay đương đầu với đại dịch cùng khối ASEAN. Tuyên bố liệt kê các biện pháp mà nếu được thực thi có thể bổ sung, hỗ trợ cho các quốc gia thành viên giúp các quốc gia đối phó kịp thời với dịch bệnh. Những điều này bao gồm chia sẻ thông tin về phát hiện và điều trị Covid-19, các biện pháp và tiêu chuẩn kiểm tra sức khỏe tại biên giới, các điểm nhập cảnh, và hỗ trợ lãnh sự cho các công dân ASEAN trong các tình huống cần thiết.

    Số ca tử vong mới do COVID-19 tại Italy thấp nhất từ 19/3; Công chúa Nhà Trắng kêu gọi người dân đeo khẩu trang - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu dịch tễ học và sự đánh giá không đầy đủ về quy mô của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn đầu của một số quốc gia thành viên, cùng với sự lan truyền nhanh chóng của Covid-19, đã khiến các nước trong khu vực gặp khó khăn khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch trong thời gian gần đây. Như vậy, việc thực hiện nhất quán các phản ứng của ASEAN đối với dịch bệnh vẫn còn khó khăn.

    Các cuộc tham vấn nội bộ ASEAN đã được đẩy mạnh diễn ra trong hai tuần qua. Việt Nam đã kích hoạt tất cả các kênh trực tuyến để thảo luận trong ASEAN diễn ra liên tục, ổn định. Ngoài các cuộc họp giao ban thường xuyên trong ngành y tế của các nước ASEAN, một nhóm làm việc chung giữa các nước với sự tham gia của các quan chức cấp cao về y tế, đối ngoại, thông tin, quốc phòng, xuất nhập cảnh và giao thông, được thành lập nhằm phát triển một phản ứng toàn diện trong khu vực để đối phó với đại dịch.

    Tại cuộc họp ngày 31/3, nhóm này đã thảo luận một số biện pháp thiết thực để đảm bảo trao đổi thông tin và chính sách giữa các quốc gia thành viên. Trong các biện pháp đó bao gồm tăng cường năng lực ứng phó của ASEAN với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, thiết lập các kho dự trữ y tế trong khu vực và phát triển quỹ hỗ trợ đại dịch ASEAN. Bộ Quốc phòng của các nước thành viên ASEAN với nhiều kinh nghiệm được tích lũy trong hợp tác ứng phó thảm họa cũng đã tham gia.

    Các Bộ trưởng Bộ quốc phòng các nước ASEAN vào ngày 19/2 đã ban hành một tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh. Dựa trên sáng kiến ​​của Việt Nam, tuyên bố chung cho biết các bộ trưởng xem xét việc tổ chức diễn tập xử lý tình huống trong khuôn khổ Trung tâm Quân y ASEAN tại Bangkok và tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của quân đội ASEAN, đặc biệt là thiết lập các trại kiểm dịch quân sự và bệnh viện dã chiến cho bệnh nhân COVID-19.

    Phải thừa nhận rằng ​​các sáng kiến này sẽ ngay lập tức giảm bớt áp lực cho các nước thành viên ASEAN trong việc hạn chế cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra. Với các vấn đề khẩn cấp, việc giúp đỡ vẫn theo trình tự vì các quốc gia phải đặt lợi ích của công dân của họ lên hàng đầu trong khi nguồn lực y tế đang thiếu hụt trầm trọng. Nhưng những gì ASEAN đang làm đáng được khuyến khích, vì điều đó giúp khu vực chuẩn bị ứng phó tốt hơn cho các đại dịch trong tương lai.

    Nhìn chung hợp tác ASEAN rất quan trọng giúp phục hồi nền kinh tế khu vực sau giai đoạn một loạt các hoạt động kinh tế bị gián đoạn do COVID-19. Đặc biệt là trong các vấn đề chuỗi cung ứng. Là một nền kinh tế mở, sẽ rất có lợi cho Việt Nam khi thúc đẩy ASEAN tái lưu thông hàng hóa, dịch vụ và công dân giữa các nước giúp phục hồi mạnh mẽ các nền kinh tế sau đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đơn từ chức của Bộ trưởng Nội vụ sau vấn đề về lệnh phong tỏa

    Theo CNN, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu đã đệ đơn từ chức sau khi bị chỉ trích nặng nề vì ban bố lệnh phong tỏa bất ngờ tai nước này.

    Trong đơn từ chức, ông Soylu đã thừa nhận rằng tình hình sau khi lệnh phong tỏa được công bố không phù hợp với "quy trình quản lý hoàn hảo" của chính phủ nhằm ứng phó với sự lây lan của dịch COVID-19.

    Sau khi lệnh phong tỏa này được ban hành, người dân đã đổ xô ra các chợ và siêu thị để tích trữ thực phẩm, làm tăng nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm. 

    Ông Soylu đã nhận lỗi về minh và mong được người dân và đất nước "tha thứ". "Tôi không bao giờ muốn làm tổn hại đến đất nước, và sẽ luôn tận trung với Tổng thống đến cuối đời", ông này viết.

    Tuy nhiên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã từ chối lá đơn từ chức này. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong vì Covid-19 tại Italy thấp nhất từ 19/3

    Sau 2 ngày tăng trở lại, dịch Covid-19 lại có dấu hiệu đi xuống tại Italy khi số ca tử vong của nước này trong ngày 12/4 là thấp nhất kể từ ngày 19/3.

    Trong ngày 12/4, Italy ghi nhận thêm 431 bệnh nhân thiệt mạng vì dịch Covid-19 . Đây là con số thấp nhất tại nước này kể từ ngày 19/3. Tổng cộng, từ khi dịch bùng phát, Italy đã có 19.899 người thiệt mạng vì dịch Covid-19 và trên 156.000 người nhiễm bệnh.

    Bên cạnh số ca tử vong lần đầu tiên trong gần 1 tháng xuống dưới mức 500 người/ngày, Italy còn ghi nhận một chỉ số quan trọng khác, đó là số ca bệnh nặng tiếp tục giảm ngày thứ 9 liên tiếp và hiện chỉ có 3343 người đang phải điều trị tích cực. Đây là một chỉ số rất quan trọng vì thể hiện sức ép đối với các bệnh viện tại Italy đang giảm đi rõ rệt.

    Nhận định về các diễn biến này, Giáo sư Luca Richeldi, thành viên Hội đồng khoa học tư vấn cho chính phủ Italy, cho rằng đà đi xuống của dịch Covid-19 tại Italy hiện nay là đáng tin cậy, bất chấp sự trồi sụt của số liệu trong vài ngày qua. Theo ông Richeldi, tình trạng sụt giảm chậm này sẽ kéo dài từ 20-25 ngày rồi mới hạ thấp một cách rõ rệt, nếu các biện pháp phong toả vẫn được duy trì.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Moskva xử phạt nhiều trường hợp vi phạm chế độ tự cách ly

    COVID-19: Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm và tử vong; Công chúa Nhà Trắng kêu gọi người dân đeo khẩu trang - Ảnh 1.

    Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thủ đô Moskva của Nga cho biết trong ngày 11/4, cảnh sát cùng với nhân viên Cơ quan kiểm tra hành chính - kỹ thuật (OATI), Sở Thương mại và các quận đã lập 1.358 biên bản vi phạm quy định giãn cách xã hội theo điều 3.18.1 Luật vi phạm hành chính của Moskva.

    Theo đó, những người vi phạm đã tụ nhóm hoặc rời khỏi nhà không có lý do như theo quy định đã được Thị trưởng ban hành. Cơ quan này cũng cho biết ngày 10/4, có 3,5 triệu người đã rời khỏi nhà trong hơn 6 giờ.

    Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Moskva, chiều 12/4, một số làn đường ô tô tại tất cả lối vào thủ đô đã bị chặn để thực thi quy định đi xe riêng vào thành phố phải có giấy phép từ ngày 13/4. Tại tất cả các lối vào thủ đô, nay ô tô chỉ có thể đi vào thủ đô theo từ 2 - 3 làn đường để cảnh sát có thể kiểm tra giấy phép của lái xe.

    Từ ngày 15/4, cư dân các khu vực khác đi ô tô vào thủ đô sẽ chỉ được phép nếu có giấy phép số. Ngoài ra, cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản các lái xe vi phạm chế độ tự cách ly, đi vào thủ đô không có lý do chính đáng. Người vi phạm sẽ bị phạt tới 5.000 ruble.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã xác nhận 585 thủy thủ nhiễm COVID-19

    COVID-19: Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm và tử vong; Công chúa Nhà Trắng kêu gọi người dân đeo khẩu trang - Ảnh 1.

    Theo thông cáo mới nhất từ Hải quân Mỹ, đã có 585 thủy thủ trên tàu này được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 sau khi 92% số thủy thủ trên tàu được làm xét nghiệm.

    Trong số hơn 4.000 thủy thủ trên tàu, đã có 3.696 người được đưa vào đất liền, theo CNN.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuối ngày 12/4, toàn khối ASEAN đã ghi nhận tổng cộng hơn 19.200 ca nhiễm COVID-19

    COVID-19: Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm và tử vong; Công chúa Nhà Trắng kêu gọi người dân đeo khẩu trang - Ảnh 1.

    Tính tới 23:59’ ngày 12/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 19.233 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 , trong đó có 1.044 trường hợp mắc bệnh mới.

    Virus SARS-CoV-2 cũng đã khiến 797 người ở khu vực này thiệt mạng, tăng 103 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 4.772 trường hợp.

    Trong vòng 24h qua, Indonesia tiếp tục là điểm dịch "nóng" nhất ASEAN khi nước này ghi nhận số ca mắc bệnh mới cao nhất khu vực (399 người) và số ca tử vong mới nhiều thứ hai khu vực (46 người, đứng sau Philippines).

    Quốc gia ASEAN có số người tử vong mới nhiều nhất trong ngày 12/4 là Philippines với 50 người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Công chúa Nhà Trắng" đăng ảnh kêu gọi người dân Mỹ đeo khẩu trang

    "Công chúa Nhà Trắng" Ivanka Trump hôm Chủ nhật (13/4) vừa qua đã đăng tải một tấm hình chụp cùng con gái -trong đó 2 mẹ con cô đang đeo khẩu trang tự chế - để kêu gọi người dân Mỹ tuân thủ các hướng dẫn về cách ly xã hội và đeo khẩu trang ở nơi công cộng do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ban hành. 

    COVID-19: Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm và tử vong; Công chúa Nhà Trắng kêu gọi người dân đeo khẩu trang - Ảnh 1.

    Ảnh: Twitter

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong tiến dần mốc 15.000, Pháp chuẩn bị gia hạn phong toả

    Trong thông cáo ngày 12/4, Bộ Y tế Pháp cho biết, có 310 ca tử vong được ghi nhận thêm trong 24 giờ tại hệ thống các bệnh viện. Tính đến ngày 12/4, nước Pháp ghi nhận tổng cộng 14.393 ca tử vong, trong đó 9.253 ca tại hệ thống bệnh viện và 5.140 ca tại các sở y tế xã hội, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi.

    Trong tổng số hơn 31.800 bệnh nhân hiện nhập viện, có 6.845 ca cần hồi sức, cấp cứu, giảm nhẹ so với 24 giờ trước. Như vậy, số ca bệnh nặng tiếp tục có xu hướng giảm trong ngày thứ tư liên tiếp. Tính đến ngày 12/4, nước Pháp xác định hơn 95.400 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 thông qua xét nghiệm, gần 27.200 người đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện.

    Khu vực thủ đô Paris và các tỉnh lân cận tiếp tục là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong những ngày qua, số ca tử vong và những ca bệnh nặng, phải hồi sức, cấp cứu cũng có xu hướng giảm dần. Trong vòng 24 giờ, khu vực này ghi nhận 153 ca tử vong và hiện còn 2.618 ca bệnh nặng.

    Nước Pháp đã chính thức kết thúc 4 tuần phong tỏa, cách ly toàn quốc. Tuy nhiên, hiệu quả của cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa được khẳng định.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ có bài phát biểu trên sóng truyền hình vào tối 13/4, trong đó sẽ đề cập tới việc gia hạn thời gian phong tỏa toàn quốc. Hiện tại, chính phủ Pháp đang tích cực tham vấn Hội đồng khoa học và lãnh đạo các đảng chính trị nhằm thống nhất giải pháp cho giai đoạn tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam tăng lên 262 trường hợp

    Hơn 1.850.000 ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận nhận trên toàn thế giới - Ảnh 1.

    Ảnh: Tuấn Mark.

    6h ngày 13/4, Bộ Y tế thông tin có thêm 2 ca mắc Covid-19, tổng số ca mắc tại Việt Nam là 262 trường hợp.

    Ca bệnh 261: Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, bán tạp hoá tại chợ Hạ trong xóm Hội. Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 11/4 và xét nghiệm ngày 12/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 262 (BN262): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại xóm Chợ, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, là công nhân công ty SamSung, Bắc Ninh. Ngày 27/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với BN254 (là bác của bệnh nhân). Ngày 31/3, bệnh nhân có xuất hiện ho khan, sốt. Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 11/4 và xét nghiệm ngày 12/4 cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Hiện đang bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong vượt mốc 10.000 người; Anh có thể là quốc gia có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Âu

    Tính đến sáng ngày hôm nay (13/4 - theo giờ Việt Nam), nước Anh đã ghi nhận thêm 5.288 ca nhiễm mới và 737 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 lần lượt là 84.279 và 10.612 trường hợp.

    Mặc dù số ca tử vong được xác nhận trong 24h qua đã giảm đôi chút so với 2 ngày trước đó, tuy nhiên Anh vẫn là một trong những quốc gia có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới.

    Một trong các cố vấn khoa học hàng đầu của chính phủ Anh đã cảnh báo rằng nước này có thể là quốc gia có tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Âu, theo the Guardian.

    Cụ thể, Giáo sư Jeremy Farrar, chuyên gia về dịch bệnh Nhóm Cố vấn Khoa học Về Các Trường hợp Khẩn cấp (Sage), đã bày tỏ lo ngại với đài BBC (Anh) khi số người tử vong trong 24h tại Anh tăng thêm gần 1.000 trường hợp mỗi ngày:

    "Tôi hy vọng rằng chúng ta sắp tiến gần tới đỉnh dịch và sau đó là giai đoạn thoái trào. Nhưng tôi chắc chắn rằng Anh là một trong những quốc gia bị đại dịch ảnh hưởng nặng nề nhất tại châu Âu."

    Chiều 12/4, Thủ tướng Boris Johnson đã được xuất viện sau khi các bác sĩ điều trị tích cực cho ông này. Phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết ông sẽ không trở lại làm việc ngay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 1.850.000 người

    Tính đến 7h sáng ngày hôm nay (13/4), tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) trên toàn cầu đã tăng lên 1.851.734 trường hợp, số ca tử vong do dịch bệnh tăng lên 114.179 trường hợp, theo số liệu được cập nhật trên trang thống kê worldometers.info.

    Trong đó, với hơn 27.000 ca nhiễm mới và hơn 1.500 ca tử vong mới do COVID-19 được xác nhận trong vòng 24h qua, Mỹ vẫn là quốc gia bị đại dịch ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

    Hơn 1.850.000 ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận nhận trên toàn thế giới - Ảnh 1.
    Hơn 1.850.000 ca nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận nhận trên toàn thế giới - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại