Cập nhật lúc

Dịch Covid-19 ngày 8/4: Cách ly toàn bộ công an 1 phường ở Hà Nội vì liên quan BN 243; Đến 23h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới

Sáng ngày 8/4, Bộ Y tế đã ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 mới, 1 người có liên quan đến bệnh nhân số 243. Tổng số ca bệnh tại Việt Nam có 251 ca bệnh.

undefined
38
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Chủ tịch Hà Nội lo ngại người dân ùa ra đường khi chưa hết cách ly xã hội

    Chiều ngày 8/4, phát biểu tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội, ông Võ Nguyên Phong - Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết, thời gian thực hiện cách ly xã hội, quận này đã xử phạt 312 trường hợp ra đường không đeo khẩu trang, 2 trường hợp câu cá ở hồ Hoàng Cầu, cảnh cáo 5 trường hợp ra đường không có việc cần thiết.

    "Về cơ bản người dân quận Đống Đa chấp hành tốt yêu cầu cách ly xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số chợ tạm, chợ cóc và khu vực bán vật liệu xây dựng lấn chiếm hè phố", Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong nói.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Cách ly toàn bộ công an 1 phường ở Hà Nội; Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội

     

    Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trần Đức Hoạt - Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, gần một tuần thực hiện cách ly xã hội, đến ngày 6/4 vừa qua trên địa bàn quận có hiện tượng người dân ra đường đông hơn.

    "Chúng tôi phải tăng cường lực lượng để chấn chỉnh việc người dân ra đường khi không có việc cần thiết. Do vậy, đến nay không còn tình trạng người dân ra đường đông như ngày 6/4 nữa", Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Đức Hoạt nói.

    Ông Trần Thế Cương - Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, trong thời gian thực hiện cách ly xã hội, lực lượng chức năng quận này đã xử lý 2 vụ việc tập trung đông người. “Khi lực lượng công an vào giải tán quán lẩu thì một số đối tượng đã chống đối, thậm chí đánh vào mặt một đồng chí công an. Hiện nay, cảnh sát khu vực và công an quận đã lập hồ sơ xử lý”, ông Cương cho hay.

    “Cố gắng từ nay đến 15/4, chúng ta thực hiện nghiêm cách ly xã hội, để đảm bảo dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý.

    https://dantri.com.vn/xa-hoi/c...

     

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một ca mắc COVID-19 ở Việt Nam trở nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay, các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, cấp cứu, hô hấp đã hỗ trợ hội chẩn cùng các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư rất tích cực điều trị, đến nay bệnh nhân đã tạm ổn định. Trước đó, bệnh nhân này có diễn biến suy hô hấp nặng, đã được đặt ECMO từ ngày 19/3 tới ngày 4/4, chuyển sang thở máy. 

    Bệnh nhân có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình. Các chuyên gia đang cân nhắc, xem xét việc đặt lại ECMO cho bệnh nhân này hay không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có đơn hàng khẩu trang 52 triệu USD

    Theo Tổng công ty May 10, hiện có đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế với giá trị 52 triệu USD (bằng 30% doanh thu năm 2020). Đây là hướng đi của doanh nghiệp trong bối cảnh thiếu đơn hàng vì Covid-19 .

    Chiều 7/4, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Tổng công ty May 10 (May 10) về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo báo cáo của Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, trong tháng 4, tổng công ty sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng , nên việc may khẩu trang hy vọng sẽ bù đắp phần nào.

    Song song với may khẩu trang vải, May 10 đã quyết định sản xuất khẩu trang y tế và hiện đã nhập máy sản xuất về để lắp đặt.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Cách ly toàn bộ công an 1 phường ở Hà Nội; Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới - Ảnh 1.

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc Ảnh: Thành Chung

    Cũng theo ông Việt, hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu của May 10 trong năm 2020). Ngoài ra, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu khẩu trang y tế.

    Tuy nhiên, ông Việt bày tỏ băn khoăn, hiện nay, Chính phủ chỉ cho phép xuất khẩu đối với 25% sản lượng khẩu trang y tế với các đơn hàng có chỉ định, hợp đồng; còn 75% phải tiêu thụ trong nước, nên sẽ "bó" những doanh nghiệp như May 10 trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang.

    Ngoài khẩu trang thì May 10 cũng đang có khách yêu cầu 2 triệu bộ đồ chống dịch, nhưng do chưa có hướng dẫn xuất khẩu của Chính phủ và Việt Nam cũng chưa có phòng thí nghiệm nào kiểm tra tiêu chuẩn CE nên sẽ khó trong sản xuất.

    "Sản xuất khẩu trang là việc chẳng đừng, vì không thể so với giá trị sản xuất may mặc. Tuy nhiên, chúng tôi phải chuyển đổi để thích ứng và cố gắng bù đắp thiếu hụt vì 12.000 công nhân lao động", ông Việt chia sẻ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 1.323 người hoàn thành cách ly 14 ngày tại khu cách ly Đại Học quốc gia TP HCM

    Chiều 8/4, 1.323 người hoàn thành cách ly 14 ngày tại khu cách ly Kí túc xá khu A (Đại Học quốc gia TP HCM), được trở về cùng gia đình. Những ngày trước đó, khu này đã có 5.005 người hoàn thành thời gian cách ly và trở về với gian đình.

    Hiện, khu vực cách ly trên còn 210 người là những trường hợp vào cách ly trễ hơn, hoặc có dấu hiệu sức khỏe cần theo dõi thêm.

    Những người được về nhà cũng cần tiếp tục tự cách ly tại nhà, hạn chế giao tiếp ở gia đình trong vòng 14 ngày nữa.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Cách ly toàn bộ công an 1 phường ở Hà Nội; Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới - Ảnh 1.

    Kí túc xá khu B có sức chứa 10.000 người với 5 tòa nhà vẫn chưa phải sử sụng để tiếp nhận người cách ly.

    Sau khi người dân rời khu cách ly, cơ quan chức năng đã khử trùng phòng ở, đồ đạc bên trong. Công tác xử lý rác thải cũng được đưa vào quy trình xử lý rác thải y tế nghiêm ngặt nhằm bảo đảm công tác phòng chống dịch.

    Theo yêu cầu người vào cách ly phải hoàn thành 14 ngày cách ly, trong thời gian này họ được các y bác sỹ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 2 lần/ngày. Tại khu cách ly được phục vụ ba bữa ăn sáng, trưa, tối và nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày.

    Khu cách ly Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết khu cách ly này gồm có kí túc xá khu A và khu B, riêng khu B có sức chứa 10.000 người với 5 tòa nhà, chưa tiếp nhận người cách ly.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách ly toàn bộ công an phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm

    Chiều 8/4, tại cuộc giao ban trực tuyến phòng, chống dịch Covid-19 cùa thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương cho hay, qua rà soát các trường hợp tiếp xúc với " bệnh nhân 243 " trên địa bàn, quận phát hiện 8 trường hợp tiếp xúc gần (F1), 64 F2 và gần 200 F3.

    Trong số các F1 có Phó công an phường Đông Ngạc, từng đi ăn cơm cùng "bệnh nhân 243", sau đó về sinh hoạt cùng 18 cán bộ, chiến sĩ công an phường.

    "Chúng tôi đã cách ly toàn bộ công an phường Đông Ngạc và một số trường hợp F1 khác, gồm một thợ sửa điện, ba người ngồi uống nước và ba người bán hoa cùng bệnh nhân. Những người này đều được lấy mẫu xét nghiệm, hiện chưa có kết quả", ông Cương nói.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Cách ly toàn bộ công an 1 phường ở Hà Nội; Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới - Ảnh 1.

    Ông Trần Thế Cương, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Võ Hải

    Lãnh đạo công an quận Bắc Từ Liêm cho hay đã chỉ đạo các đội công tác hỗ trợ công an phường Đông Ngạc thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng hình sự quận được giao lập các tổ công tác, tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

    Công an các phường lân cận bố trí lực lượng thay thế công an phường Đông Ngạc tại các chốt phòng, chống dịch trên địa bàn phường này. Người dân phường Đông Ngạc khi có thông tin trình báo hoặc cần giải quyết thủ tục hành chính thì lên trụ sở công an quận.

    Cũng theo ông Trần Thế Cương, quận Bắc Từ Liêm đã kiểm đếm được 250 người buôn, bán hoa ở hai phường Tây Tựu và Liên Mạc ("bệnh nhân 243" từng đi giao hoa tại chợ hoa Quảng Bá vào buổi tối); rà soát camera ở khu vực chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ), ghi nhận 8 người tiếp xúc với các F1 của "bệnh nhân 243". Quận đã giao các phường đo thân nhiệt những trường hợp trên, nhưng do đặc thù công việc họ thường đi đêm về sớm nên việc kiểm tra y tế gặp khó khăn.

    Quận Bắc Từ Liêm đề xuất thành phố cấp các bộ test nhanh để xét nghiệm những người bán hoa trên địa bàn. Tương tự, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng cũng đề xuất xét nghiệm nhanh toàn bộ cư dân thôn Hạ Lôi hơn 11.000 người - nơi cư trú của các "bệnh nhân 243, 250".

    Bài viết được dẫn từ nguồn https://vnexpress.net/toan-bo-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 4.000 cán bộ, nhân viên BV Bạch Mai âm tính lần 2 với COVID-19

    Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội chiều ngày 8/4, Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), ước tính còn khoảng 4.000 - 5.000 trường hợp liên quan đến ổ dịch bệnh viện Bạch Mai chưa khai báo, chưa được xét nghiệm.

    Ông Cảm đề nghị các cơ sở y tế tiếp tục rà soát các yếu tố liên quan đến bệnh viện Bạch Mai để khẩn trương tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm. Sang tuần sau, khi có mẫu test nhanh về, CDC Hà Nội sẽ triển khai test nhanh trên diện rộng cả trong bệnh viện lẫn cộng đồng.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới; 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Ngày 28/3 tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lại lần thứ 2 với hơn 4.000 y tá, bác sĩ, kết quả đều âm tính.

    Tại cuộc họp, giáo sư Ngô Quý Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thừa nhận toàn bộ số nhân viên của Công ty Trường Sinh đã ăn ở trong viện suốt thời gian từ ngày 10 đến ngày 28/3. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận định: "Có thể nói thông tin này với TP, với mọi người có thể phần nào giúp thở phào nhẹ nhõm hơn. Tức là tổng số nhân viên của công ty gần 90 người, có 28 người nhiễm COVID-19 thì 28 người này đều cơ bản ngủ ở tầng 1, tầng 2 của trung tâm dinh dưỡng. Đây chính là chỗ hội trường và nhà ăn của viện, là nơi lây nhiễm cao nhất, nên yên tâm với cộng đồng".

    Chủ tịch UBND TP cũng thông tin, toàn bộ số nhân viên này đã được đưa đi cách ly, xét nghiệm từ ngày 28-3 nên hoàn toàn yên tâm. Còn các trường hợp người của Công ty Trường Sinh đi theo chuyến xe cùng 34 cán bộ, y tá, điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai xuống cơ sở 2 ở Hà Nam, số này đã được Bệnh viện Bạch Mai cách ly, xét nghiệm ngày 27/3 và 28/3. Trường hợp của Công ty Trường Sinh lên Thái Nguyên, khi phát bệnh cũng đã được phát hiện ngay.

    "Tất cả trường hợp dương tính đã được đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 Đông Anh. Số còn lại cũng đã hai lần xét nghiệm, cả hai lần đều âm tính", ông Chung thông tin.

    "Đến ngày 28/3 tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lại hết với hơn 4.000 y tá, bác sĩ, cơ bản đã xét nghiệm lần thứ 2, có một số khoa được xét nghiệm lần thứ 3, tất cả đều cho kết quả âm tính. Như vậy, đến nay chỉ xác định có 2 điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai dương tính với COVID-19 là bệnh nhân thứ 86 và 87, trong đó có một bệnh nhân đã ra viện", Chủ tịch UBND TP cho biết.

    Toàn bộ công chức, viên chức trên địa bàn TP ủng hộ 1 ngày lương và chuyển về Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP để góp phần hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn cũng như đảm bảo an sinh xã hội sau dịch", Chủ tịch UBND TP kêu gọi.

     

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn http://cand.com.vn/Xa-hoi/Hon-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lịch trình của bệnh nhân 243

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới; 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lịch trình của bệnh nhân 243 ở Mê Linh

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới; 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân 243 và 250 ở Mê Linh tiếp xúc gần 262 người

    Chiều 8/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19.

     Theo báo cáo của Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, trên địa bàn hiện có 2 trường hợp dương tính SARS-CoV-2.

     Với ca bệnh 243, qua điều tra có tổng số 109 trường hợp F1, trong đó xã Mê Linh có 93 người. Đã lấy mẫu 108 trường hợp, phát sinh một trường hợp mắc COVID-19 là bệnh nhân số 250, còn lại 18 trường hợp chưa có kết quả.

     Các trường hợp dạng F1 có 238 người. "Hiện huyện đã cách ly toàn thôn thì các trường hợp này chủ yếu nằm trong địa bàn thôn", lãnh đạo huyện nói.

     Về trường hợp bệnh nhân số 250, lãnh đạo huyện Mê Linh cho biết, người này bán hàng tạp hóa gần nhà bệnh nhân số 243. Huyện đã điều tra được 132 trường hợp F1, đã lấy mẫu xét nghiệm nhanh, kết quả tất cả đều âm tính, đã được đưa đi cách ly theo quy định.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới; 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Phong tỏa thôn Hạ Lôi vì ca bệnh 243 và 250. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

    Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, sáng nay, 8/4, huyện đã họp, ra quyết định cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) với 10.873 người. Người dân trong thôn cũng chấp hành, tự giác đến khai báo y tế. Các trường hợp F1 đều mong muốn được đưa đi cách ly sớm.

     Trong khi đó, Chủ tịch UBND xã Mê Linh cho biết, sau khi có quyết định cách ly thôn Hạ Lôi, xã đã thực hiện nghiêm việc lập chốt, đảm bảo an ninh trật tự. Nhân dân đồng thuận, ủng hộ thực hiện biện pháp của thành phố.

     Liên quan đến trường hợp bệnh nhân 250, lãnh đạo xã Mê Linh cho biết, trong đêm qua đã rà soát được 132 trường hợp F1, nhưng đến sáng nay, qua rà soát thêm đã tăng lên thành 153 người.

     Lãnh đạo xã Mê Linh cũng mong muốn sớm được triển khai xét nghiệm nhanh cho toàn bộ người dân trên địa bàn và cả lực lượng phòng chống dịch vì có trường hợp nhạy cảm khi liên quan đến nhiều trường hợp F1. Cùng với đó, lãnh đạo xã Mê Linh cũng mong đề xuất Bộ Tư lệnh Hóa học khử khuẩn toàn bộ thôn Hạ Lôi để nhân dân yên tâm.

    Bài viết được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đến 18h chiều nay không ghi nhận ca bệnh mắc mới COVID-19

    Theo bản tin phát lúc 18h chiều ngày 8/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, đến chiều nay không ghi nhận ca bệnh mắc mới COVID-19. Số ca bệnh hiện vẫn là 251 trường hợp, trong đó 126 trường hợp đã khỏi bệnh/ra viện.

    Tổng số ca mắc: 251 trường hợp (156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 95 người lây nhiễm thứ phát).

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Đến 18h chưa ghi nhận thêm ca bệnh mới; 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng - Ảnh 1.

    Số ca mắc mới ngày 8/4: 0 ca (tính đến 18h00)


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thợ sửa chữa điện, 3 người bán hoa và 1 phó trưởng công an phường là F1 của bệnh nhân số 243

    Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố Hà Nội chiều 8/4, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Trần Thế Cương cho biết, liên quan đến bệnh nhân số 243, trên địa bàn quận có 8 trường hợp F1, 64 trường hợp F2 và 197 trường hợp F3.

    Ông Cương nói, trong số F1 này có 1 thợ sửa chữa điện, 3 người uống nước cùng, 3 người bán hoa và 1 phó trưởng công an phường.

    "Đến thời điểm này quận đã lấy toàn bộ mẫu và gửi về CDC Hà Nội, đến nay chưa có kết quả. Quận đã lập danh sách những người có liên quan F2 và F3 để tiến hành phun khử trùng khử độc", ông Cương nói.

    Ông Cương cũng thông tin về trường hợp, một Phó trưởng Công an phường Đông Ngạc có ăn cơm uống rượu cùng bệnh nhân 243, sau đó về sinh hoạt cùng toàn bộ cán bộ công an phường.

    "18 cán bộ này sẽ trở thành F2. Toàn bộ công an phường Đông Ngạc vừa tiến hành cách ly, phun khử khuẩn và lấy mẫu", ông Cương nói thêm.

    Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cũng cho biết, ở phường Tây Tựu và Liên Mạc có nhiều người buôn bán hoa có mối quan hệ với bệnh nhân số 243, đặc biệt trong quá trình buôn bán hoa ở chợ Quảng An thì có giao lưu, tiếp xúc.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng; Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam phong tỏa 1 thôn - Ảnh 1.

    Quang cảnh phiên họp.

    Theo đó, quận đã phối hợp với Ban quản lý chợ hoa Quảng Bá trích xuất camera, phát hiện có 8 người dạng tiếp xúc F1, đã quyết liệt xử ý, gửi mẫu cho CDC Hà Nội.

    Ông Cương đề xuất, hiện nay người đi bán hoa rất nhiều, quận đã giao cho các phường, các lực lượng triển khai đo thân nhiệt cho những người buôn bán hoa, nhưng họ đi rất khuya, thường đi lúc 22h đêm và trở về nhà lúc 5 – 6h sáng nên việc kiểm tra thân nhiệt rất khó khăn.

    "Mong CDC Hà Nội cung cấp test nhanh để xét nghiệm nhanh cho những người buôn bán hoa trên địa bàn", ông Cương nói.

    Đọc thông tin chi tiết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chưa hết thời gian cách ly xã hội, dân TP.HCM đã ùn ùn đổ ra đường

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    BN 243, 247, 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng

    Sáng 8/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã tiếp tục có cuộc họp trực tuyến.

    Tại cuộc họp, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, qua một số ca bệnh số 243, 247, 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm cho thấy, có sự lây lan trong cộng đồng.

    Vừa qua, một số ý kiến "quy ngay" nguồn lây nhiễm một số ca bệnh mới phát hiện liên quan đến các ổ dịch cũ, đơn cử như bệnh nhân số 243 được cho là lây từ ổ dịch BV Bạch Mai, đó là trường hợp dễ nhất, nhưng phải đặt trường hợp bệnh nhân không lây nhiễm từ đó mà từ cộng đồng.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Quang cảnh phiên họp trực tuyến sáng nay.

    Qua thực tế, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, có khả năng trường hợp bệnh nhân số 243 không lây nhiễm từ BV Bạch Mai, vì xét nghiệm kháng thể cho thấy người này mới lây nhiễm.

    Điều tra dịch tễ cũng cho thấy bệnh nhân số 243 di chuyển nhiều nơi, nên phải đặt vấn đề có thể nguồn lây là từ cộng đồng.

    "Tìm nguồn lây nhiễm là quan trọng, nhưng trong trường hợp đã có lây nhiễm trong cộng đồng, ưu tiên hàng đầu là triển khai ngay các biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập ngay, không để dịch lan rộng từ ca nhiễm được phát hiện.

    Vì vậy, các địa phương khi gặp các ca nhiễm tương tự, không được mất cảnh giác, chủ quan chỉ cho rằng ca nhiễm mới có liên quan đến những ổ dịch cũ", ông Phu chia sẻ.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 2.

    PGS.TS Trần Đắc Phu

    Trong thời gian tới, ông Trần Đắc Phu đề nghị quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội, không để người nhiễm tiếp xúc với người lành, phát hiện sớm trong cộng đồng các ổ dịch nhỏ để xử lý kịp thời.

    Phân tích thêm sau đó về ca bệnh 243 với báo chí bên lề cuộc họp, ông Phu thông tin, cơ quan chức năng đã xét nghiệm kháng thể đối với bệnh nhân này và phát hiện không có kháng thể trong cơ thể ca bệnh này. Có thể nói đây là trường hợp mới nhiễm.

    "Không thể khẳng định bệnh nhân này lây từ Bệnh viện Bạch Mai mà chúng ta có thể đặt vấn đề có sự lây lan trong cộng đồng, vì vậy nếu chúng ta cứ đi tìm nguồn lây nhiễm rất khó, việc xác định biện pháp dập dịch như thế nào quan trọng hơn", ông Phu nêu.

    Phân tích ca bệnh này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, BN243 vào Bệnh viện Bạch Mai từ 12/3, đến ngày 4/4 lấy mẫu và ngày 5/4 có kết quả xác định dương tính với SARS-CoV-2. Do đó, phải xét nghiệm kháng thể xem người này nhiễm lâu chưa hay là mới nhiễm.

    "Thực tế, trong kết quả xét nghiệm kháng thể của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với bệnh nhân này không phát hiện kháng thể trong cơ thể, chúng tôi nghĩ rằng, đây là trường hợp mới nhiễm", ông Phu nói.

     

    "Điều quan trọng là phải tập trung vào việc phát hiện ca bệnh tiếp xúc gần, người liên quan để cách ly và khoanh vùng dập dịch"

    PGS.TS Trần Đắc Phuhttps://soha.vn/nhieu-ca-nhiem...

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cận cảnh thôn Hạ Lôi nơi bệnh nhân 243 mắc COVID-19 sinh sống ngày đầu cách ly

    Trong ngày đầu thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội bị cách ly sau khi phát hiện 2 người mắc COVID-19, chính quyền địa phương vẫn tích cực tiến hành sàng lọc các trường hợp F1, F2...

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Ngày 7/4, UBND huyện Mê Linh ra quyết định phong tỏa với thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh gồm 2.937 hộ với 10.872 nhân khẩu, sau khi nơi đây phát hiện 2 người mắc COVID-19.


    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 2.

    Ngày đầu thôn Hạ Lôi bị phong toả, một số người dân sinh sống quanh đây đã mua những nhu yếu phẩm cần thiết để tiếp tế vào cho người thân trong thôn bị cách ly.


    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 3.

    Người đầu tiên mắc COVID-19 tại thôn Hạ Lôi là bệnh nhân số 243 sống tại xóm Bàng của thôn này. Còn người thứ 2 là bệnh nhân 250, tiếp xúc gần với bệnh nhân 243.


    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 4.

    Trưa 8/4, Đoàn thanh niên xã Mê Linh cung cấp đồ ăn nhanh cho các cán bộ, chiến sỹ đang làm việc tại trục chính dẫn vào khu vực 2 bệnh nhân mắc COVID-19 sinh sống.

    Xem toàn bộ chùm ảnh tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có thể xuất hiện thêm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

    Ngoài các ổ dịch như quán bar Buddha (TP.HCM), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hay các khu cách ly tập trung, ban chỉ đạo quán triệt không được mất cảnh giác với mọi ca bệnh mới phát hiện tại cộng đồng, dứt khoát không được bỏ qua bất kỳ khả năng nào dù nhỏ nhất.

    Đồng thời, tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", coi tất cả người có dấu hiệu dịch tễ đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế là ca có nguy cơ lây nhiễm… Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế để giám sát, truy vết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Tạm dừng thăm người cai nghiện để chống COVID-19

    Theo đó, hiện Sở LĐ-TB&XH TP đang quản lý 12 cơ sở cai nghiện với tổng số 12.000 đối tượng cai nghiện bắt buộc. Các đối tượng cai nghiện có tiền án, tiền sự chiếm 45%, 70% đối tượng cai nghiện ở độ tuổi dưới 30.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Các học viên tại Trung tâm chữa bệnh Đức Hạnh được xóa mù chữ, nâng cao trình độ. Ảnh: HOÀNG LAN

    Trước đó, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ LĐ-TB&XH đã ra Công điện số 02 yêu cầu các cơ sở cai nghiện ma túy dừng thu nhận người cai nghiện.

    Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM xét thấy nếu dừng thu nhận nhóm đối tượng này sẽ khiến địa bàn mất an ninh trật tự nghiêm trọng. Vì vậy, ngày 6-4, Sở LĐ-TB&XH xin ý kiến chủ tịch TP cho phép các trung tâm cai nghiện tiếp nhận người nghiện ma túy.

    Đây là nhóm nhạy cảm và có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao. Vì vậy, khi tiếp nhận, trung tâm cai nghiện sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đo thân nhiệt, đeo khẩu trang và cách ly, theo dõi sức khỏe 14 ngày.

    Sau thời gian cách ly sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe thêm một lần nữa trước khi hòa nhập với nhóm đối tượng đang cai nghiện tại trung tâm.

    Từ nay đến ngày 15/4, cơ sở cai nghiện sẽ không cho người nhà thăm, gặp người cai nghiện. Dừng tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức từ thiện. Dừng người cai nghiện tự nguyện, vận động bà con tự cai nghiện tại nhà, qua ngày 15/4, các trung tâm sẽ có thông báo nhận người cai nghiện tự nguyện trở lại.

    Bài viết được dẫn từ nguồn 

    TP.HCM: Tạm dừng thăm người cai nghiện để chống COVID-19plo.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chưa thể khẳng định bệnh nhân 243 ủ bệnh 23 ngày

    Trao đổi với Zing sáng 8/4, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho biết chưa đủ căn cứ kết luận bệnh nhân 243 lây nhiễm tại Bệnh viện Bạch Mai.

    "Mình đang vào giai đoạn không xác định được ca ban đầu F0, chưa thể nói người này ủ bệnh hơn 14 ngày được. Hiện đã có sự lây lan trong cộng đồng rồi, nên chúng tôi cũng đang thực hiện các điều tra y tế với ca này, có thể đây là ca mắc mới", ông Phu nói.

    Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết ca này đến Bạch Mai ngày 12/3 nhưng sau đó đã đi rất nhiều nơi đông người rồi mới phát hiện nhiễm Covid-19. Các đơn vị của Bộ Y tế đang tiến hành các điều tra về kháng thể, kháng nguyên đối với trường hợp này để xác định bệnh nhân này mắc mới hay không.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 1.

    PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng chưa có cơ sở để nói bệnh nhân 243 ủ bệnh hơn 14 ngày. Ảnh: Việt Linh.

    "Có kháng nguyên tức là cơ thể đang nhiễm virus, còn có kháng thể là đã nhiễm virus lâu rồi. Ví dụ trên 3 ngày, trên 7 ngày nhiễm, số lượng kháng thể sẽ khác nhau. Từ đó ta xác định được số ngày bệnh nhân nhiễm virus. Còn nếu không tìm được kháng thể thì chứng tỏ người này mới nhiễm", vị tiến sĩ cho hay.

    Ông Phu đề nghị các cơ quan truyền thông chưa nên quy nguồn lây nhiễm của bệnh nhân 243 cho Bệnh viện Bạch Mai và cũng không nên khẳng định bệnh nhân này đã ủ bệnh trên 14 ngày.

    TS Trần Đắc Phu cho rằng biện pháp quan trọng nhất hiện nay là người dân tuân thủ triệt để các biện pháp giãn cách xã hội, không tụ tập đông người, đặc biệt là ở các khu vực cộng cộng.

    Còn theo Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, các nước trên thế giới cũng như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới chỉ công nhận thời gian ủ bệnh hiện nay là 14 ngày. Vì vậy, khả năng các trường hợp ủ bệnh lâu hơn là không cao. Và việc bệnh nhân 243 ủ bệnh 23 ngày chỉ là giả thiết và chưa thể xác thực.

    "Người này có đi giao hoa và đi ra khỏi khu vực xã nên phải tiếp tục xác minh xem nguồn lây nhiễm ở đâu. Bệnh nhân này cũng là đối tượng không có triệu chứng, qua xét nghiệm sàng lọc mới phát hiện nhiễm Covid-19", ông Tuấn cho hay.


    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; 126/251 bệnh nhân đã khỏi bệnh - Ảnh 3.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://zingnews.vn/chua-the-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hai chuyến bay đưa công dân châu Âu hồi hương

    Theo Vietnam Airlines, các chuyến bay từ Việt Nam đi Đức được Chính phủ Đức tài trợ. Trong đó, chuyến bay hôm nay (8/4) ngoài chở khách, còn vận chuyển một số trang bị y tế của nhân dân Việt Nam gửi tặng các nước Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19.

    Các hành khách châu Âu trước khi lên máy bay đều được đo thân nhiệt, kiểm tra tình trạng sức khỏe; yêu cầu sử dụng khẩu trang trong suốt chuyến bay. Hãng bay không phục vụ suất ăn nóng và tạp chí trên các chuyến bay này nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

    Ngày 31/3, hãng Bamboo Airways cũng tổ chức chuyến bay từ TP HCM đến Lithuania đưa 220 công dân nước này hồi hương; ngày 25/3 đã đưa gần 300 công dân Séc về nước.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 1.

    Hành khách châu Âu hồi hương trên máy bay Vietnam Airlines. Ảnh: VNA.

    Đại diện hãng hàng không cho hay đây là các chuyến bay thuê riêng của Chính phủ các nước nên không nhận hành khách quốc tịch Việt Nam chiều ngược lại. Sau khi hạ cánh, máy bay được vệ sinh, khử trùng y tế toàn bộ khoang hành khách, buồng lái, hầm hàng.

    Hiện các chuyến bay thường lệ từ Việt Nam đi quốc tế và ngược lại đều đã tạm dừng, khiến nhiều người nước ngoài bị mắc kẹt tại Việt Nam, tương tự nhiều người Việt Nam đang chưa thể về nước. Chính phủ đã giao các cơ quan đại diện ngoại giao rà soát, khẩn trương có kế hoạch đón công dân về nước.

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://vnexpress.net/hai-chuy...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Gỡ bỏ hàng rào cách ly tại ngõ 165 Cầu Giấy

    Sáng nay (8/4), lực lượng chức năng phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) tiến hành gỡ bỏ hàng rào chắn cuối cùng tại ngõ 165 đường Cầu Giấy sau 28 ngày "nội bất xuất ngoại bất nhập".

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 1.

    Công việc này được thực hiện vào lúc 9h sáng

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 2.

    Ông Nguyễn Việt Trung, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng cho biết, ngày 8/4 là thời điểm kết thúc thời gian cách ly 28 ngày tại nhà đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 39. Phường có thông báo, gửi giấy xác nhận thời gian cách ly y tế đối với công dân thực hiện cách ly tại nơi cư trú.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 3.

    Ngay sau khi thông báo, rào chắn cứng, biển báo khu vực cách ly được lực lượng chức năng tháo dỡ, đưa đi.



    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 4.

    Việc gỡ rào chắn được tiến hành khẩn trương.


    Bài viết lược dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đã rà soát được hơn 52.000 người liên quan đến BV Bạch Mai

    Tính đến 21h00 ngày 07/4/2020, đã rà soát 52.239 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai bao gồm: 2.272 cán bộ y tế của Bệnh viện; 4.309 bệnh nhân nội trú; 1.937 bệnh nhân ngoại trú; 23.193 bệnh nhân khám ngoại trú; 12.775 người thân/người chăm sóc; 747 nhân viên phục vụ và 7.006 người khác liên quan.

    Trong số này đã tiến hành cách ly 27.893 người, lấy mẫu xét nghiệm 20.806 người, 10.533 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả. Các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát người đến Bệnh viện Bạch Mai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân 251 ở Hà Nam tiếp xúc gần với 79 người

    Sáng 8/4, ông Lê Quang Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam, cho biết trong 79 trường hợp tiếp xúc gần (F1) có 45 nhân viên y tế; 25 bệnh nhân nằm cùng phòng; 9 người ở xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, nơi bệnh nhân cư trú.

    Ông Minh đánh giá: "Đây là ca bệnh phức tạp, nhiều bệnh nền, chưa xác định được nguồn lây nhiễm (F0). Quá trình điều trị dài ngày tại bệnh viện, bệnh nhân đã tiếp xúc nhiều người, nguy cơ lây nhiễm rất lớn".

    "Bệnh nhân 251" 64 tuổi, trú ở thôn Ngô Khê 3 (xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục), là trường hợp dương tính thứ tư tại Hà Nam. Nam bệnh nhân điều trị viêm gan, xơ gan, gout... tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam từ 20/3.

    Ngày 5/4, bệnh nhân sốt, kết quả chụp XQ phát hiện phổi mờ không đều, tổn thương phổi kẽ và được lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

    Chiều 7/4, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo trường hợp này dương tính. Tỉnh Hà Nam tổ chức họp khẩn ngay trong đêm, tạm thời phong tỏa, phun khử khuẩn toàn bộ Bệnh viện Đa khoa Hà Nam, cách ly các nhân viên y tế và người bệnh cùng phòng với "bệnh nhân 251".

    Hiện huyện Bình Lục đã dựng hàng rào, lập hai chốt, cách ly tạm thời 57 hộ dân nơi "bệnh nhân 251" cư trú tại thôn Ngô Khê 3, xã Bình Nghĩa.

    Đến sáng 8/4, cả nước ghi nhận 251 bệnh nhân Covid-19, trong đó 156 người từ nước ngoài; 95 người lây nhiễm thứ phát. Chuyên gia y tế đánh giá dịch tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3 là lây nhiễm trong cộng đồng, "mất dấu F0".

    Bài viết được dẫn nguồn từ 

    Ca dương tính ở Hà Nam tiếp xúc gần với 79 người - VnExpress vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ điều trị cho Thủ tướng Anh nếu được yêu cầu

    Thủ tướng Anh Boris Johnson nhập viện ngày 5/4 tại Bệnh viện St Thomas, London sau khi các triệu chứng bệnh kéo dài. Chiều 6/4, tình trạng sức khỏe ông Boris trở nặng, ông được chuyển phòng chăm sóc đặc biệt, hồi sức tích cực. Người dân Anh và trên toàn thế giới lo lắng cho tình trạng của Thủ tướng Boris Johnson, cầu mong cho ông mau khỏi bệnh, tiếp tục lãnh đạo đất nước.

    Trước hoàn cảnh đó, một số chuyên gia y tế Việt Nam ngỏ ý sẵn sàng tham gia hội chẩn, cùng điều trị cho Thủ tướng Anh nếu được yêu cầu trợ giúp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Chưa thể nói trước có kéo dài thời gian cách ly xã hội hay không

    Thủ tướng đã yêu cầu chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản để chuẩn bị cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm Covid-19 mà nhiều nước đang phải đối phó. Bộ trưởng, Chủ nhiệm đánh giá tình hình về việc có kéo dài cách ly xã hội qua ngày 15/4 hay không?

    Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 6/3, Thủ tướng đã kết luận phải duy trì và thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16, thời điểm cách ly xã hội vẫn duy trì từ ngày 1-15/4 và coi đây là giải pháp rất căn cơ, quan trọng.

    Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ có thể sẽ xem xét nới lỏng, gỡ bỏ từ từ biện pháp này hoặc quyết định tiếp tục thực hiện từ sau ngày 15/4 tùy diễn biến dịch bệnh.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Mai Tiễn Dũng. Ảnh: H.G..


    Như vậy, đến ngày 15/4, nếu còn phát sinh ổ dịch nào đó thì không thể dừng thực hiện Chỉ thị 16, lúc đó phải tùy tình hình để đưa ra phương án ứng phó kịp thời. Hiện nay chưa thể nói trước gì cả việc kéo dài thời gian cách ly xã hội hay không.

    Thủ tướng nói không được chủ quan, nếu chủ quan thì công sức chống dịch sẽ đổ sông, đổ biển.

    Đọc chi tiết bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 4 bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi, tỉ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50%

    Ngày 8/4, có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bệnh được chữa khỏi ở Việt Nam lên 126/251 bệnh nhân (tỉ lệ khỏi bệnh đạt 50%).

    Tính đến sáng 8/4, Việt Nam đã ghi nhận 251 trường hợp mắc COVID-19 (trong đó: 156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 95 người lây nhiễm thứ phát).

    Việt Nam đứng thứ 103/210 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới ghi nhận trường hợp mắc COVID-19; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn phong tỏa 1 thôn, cách ly 30 y bác sỹ; Tỷ lệ khỏi bệnh ở Việt Nam đạt 50% - Ảnh 1.

    Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh hôm nay.

    Hiện, số người cách ly tại bệnh viện là 509 trường hợp; tại khu cách ly tập trung là 30.559 trường hợp; tại nhà là 43.558 trường hợp.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (cập nhật lúc 18h30 ngày 7/4) có:

    - 05 bệnh nhân đang thở oxy.

    - Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 8 ca.

    - Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 17 ca.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://suckhoedoisong.vn/them...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca bệnh 251 ở Hà Nam: 19 ngày nằm viện, tiếp xúc nhiều người

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Thợ săn Covid" và cuộc sống đằng sau của những lá chắn sống ngăn SARS-CoV-2 ở Hà Nội

    CDC Hà Nội thực sự là những chiến sĩ ở tuyến đầu phòng chống đại dịch khi có mặt ở tất cả các điểm nóng, ổ dịch của Hà Nội. Họ chính là những thợ săn Covid, là lớp màng thanh lọc, là lá chắn sống ngăn chặn dịch bệnh SARS-COV2 lây lan ra cộng đồng.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn, phong tỏa 1 thôn; Việt Nam có 251 ca bệnh - Ảnh 1.

    Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cùng với Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương là hai đơn vị y tế đầu tiên tham gia kiểm soát và xét nghiệm những trường hợp nghi dương tính Covid -19 tại Việt Nam từ những ngày đầu tháng 2/2020.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn, phong tỏa 1 thôn; Việt Nam có 251 ca bệnh - Ảnh 2.

    Khoảng 500 "chiến sĩ" của CDC Hà Nội được chia thành 65 đội phản ứng nhanh gồm 5 đội tinh nhuệ trực chiến tại thành phố cùng 60 đội khác phân về các quận huyện. Mỗi đội có từ 6 - 8 thành viên thường trực 24/24, bất kể thời gian ngày hay đêm, có lệnh là lên đường.

    photo-3

    Đội quân hùng hậu của CDC Hà Nội chỉ thực sự bung quân dốc toàn lực kể từ giai đoạn hai phòng chống Đại dịch Covid-19 của Việt Nam từ 6/3 khi ca bệnh thứ 17 được phát hiện. Những chiến sĩ ngành y là những người đầu tiên tiếp đón, tiếp xúc, lấy mẫu bệnh phẩm của hàng nghìn hành khách nhập cảnh các sân bay Quốc tế Nội Bài và Vân Đồn vào Việt Nam để xét nghiệm. Những chuyến bay tấp nập nối tiếp nhau vào buổi chiều tối cho tới đêm khuya khiến lực lượng CDC luôn phải trực 24/24h tại các sân bay để làm việc.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn, phong tỏa 1 thôn; Việt Nam có 251 ca bệnh - Ảnh 4.

    Sau khi thay đổi quy trình làm việc, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào các khu cách ly tập trung rồi sau đó lực lượng CDC mới đến lấy mẫu bệnh phẩm. Đây đều là những môi trường tập trung, dễ phơi nhiễm mầm bệnh nhất do hành khách chủ yếu về từ các nước được đánh giá là ổ dịch Covid-19 trên thế giới. Nên dù bộ trang phục bảo hộ y tế có bí bức khó thở, khó vận động hay di chuyển thì họ vẫn tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn phòng dịch để đảm bảo an toàn cho chính mình, đồng nghiệp và tránh lây lan cộng đồng.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn, phong tỏa 1 thôn; Việt Nam có 251 ca bệnh - Ảnh 5.

    Lực lượng CDC làm việc một cách nghiêm túc và khoa học, họ cần an toàn và chuẩn xác 100% nên nghiêm khắc là điều bắt buộc phải làm. Những trường hợp cầm đồ đạc người khác, thiếu giấy ăn lau miệng, xếp hàng không đủ cự ly, không nghiêm túc gây nguy hiểm cho người khác ngay lập tức sẽ được răn đe. Họ khô khan thế đấy nhưng mỗi khi có trường hợp lấy mẫu xong đứng dậy nói lời cảm ơn các cô chú, anh chị... thì họ như tan bớt đi mệt mỏi trong người.

    Xem toàn bộ chùm ảnh tại đây:

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Cách ly thôn Hạ Lôi trong vòng 28 ngày phòng Covid-19

     Trao đổi với PV vào sáng 8/4, lãnh đạo UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, thực hiện văn bản ủy quyền của Chủ tịch UBND TP, UBND huyện Mê Linh ban hành quyết định về việc thiết lập vùng cách ly y tế đối với thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh.

    Theo đó, tổng số hộ dân phải cách ly là 2.973 hộ với 10.872 nhân khẩu. Thời gian thực hiện cách ly y tế là 28 ngày, từ ngày 8/4 - 6/5/2020. Trong thời gian này, các cơ quan chức năng địa phương sẽ tổ chức khoanh vùng, thiết lập 9 chốt ra/vào xã, cách ly, thực hiện các biện pháp bảo đảm y tế, bảo đảm an ninh trật tự và công tác hậu cần phục vụ nhân dân trong vùng ổ dịch.

    Để thực hiện việc cách ly, UBND huyện Mê Linh bố trí lực lượng 90 người tham gia chốt gồm: Công an, quân đội, dân quân tự vệ, cán bộ y tế, môi trường, phòng kinh tế, thanh niên tình nguyện… do ông Trần Thanh Hoài, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng. Cùng với đó, huyện bố trí 47 xe các loại và cơ số thuốc theo quy định. 

    Ngoài ra, huyện còn thành lập các tổ hỗ trợ công tác chống dịch và nhân dân thôn Hạ Lôi gồm các tổ tuyên truyền, y tế, cung cấp nhu yếu phẩm, vệ sinh môi trường… Huyện giao các cơ sở y tế địa phương chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị y tế đáp ứng đủ cho công tác phòng, chống dịch; đồng thời hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân, tuyên truyền để nhân dân yên tâm cách ly. 

    Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Mê Linh, đến sáng 8/4, trên địa bàn thôn Hạ Lôi đã có thêm 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và 257 trường hợp F1. Các trường hợp F1 đều được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện và Bệnh viện Bắc Thăng Long.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM sau 3 ngày triển khai chốt, trạm kiểm soát - đã kiểm tra 15.820 phương tiện, 30.660 người

    Tính từ ngày 5/4 đến 16 giờ ngày 7/4, lực lượng liên ngành tại 16 chốt kiểm soát chống dịch Covid-19 đã kiểm tra 15.820 phương tiện (14.422 ô tô, 1.398 mô tô); kiểm tra thân nhiệt 30.660 người; cưỡng chế 1 trường hợp và có 13 người có thân nhiệt cao.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam họp khẩn, phong tỏa 1 thôn; Việt Nam có 251 ca bệnh - Ảnh 1.

    Chiều 7/4, Sở GTVT TPHCM cho biết, liên quan công tác chốt chặn kiểm tra, kiểm soát phòng chống dịch Covid-19, tính từ ngày 5/4 đến 16 giờ ngày 7/4, lực lượng liên ngành tại 16 chốt kiểm soát đã kiểm tra 15.820 phương tiện (14.422 ô tô, 1.398 mô tô); kiểm tra thân nhiệt 30.660 người (123 người nước ngoài); lập khai báo y tế 1.757 trường hợp; lập biên bản 2 trường hợp; nhắc nhở 349 trường hợp; cưỡng chế 1 trường hợp và có 13 người có thân nhiệt cao.

    Trong khi đó, tính đến ngày 7/4, trong số 54 ca mắc Covid-19 tại TPHCM đã được Bộ Y tế công bố có 9 trường hợp xuất viện, nâng tổng số trường hợp khỏi bệnh xuất viện tại TP là 31 ca.

    Các ca bệnh còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP đều có sức khỏe ổn định. Trong ngày có 4 trường hợp nghi ngờ, trong đó 3 trường hợp có kết quả âm tính và 1 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm. Số trường hợp đang cách ly tập trung trong ngày là 2.934 người. Số trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong ngày là 1.351 người. Số người hoàn thành thời gian cách ly là 1.199 người. Trong ngày 7/4, TP tiếp nhận 4 chuyến bay quốc tế với 31 người (tổ lái) khai báo y tế; 5 chuyến bay quốc nội với 589 hành khách khai báo y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuẩn bị kế hoạch đón người Việt bị kẹt ở sân bay nước ngoài

    Chiều 7/4, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao có biện pháp bảo hộ công dân trong thời kỳ dịch bệnh, trước mắt động viên, khuyến cáo người Việt ở nước ngoài tiếp tục ở lại, thực hiện nghiêm quy định chống dịch và pháp luật nước sở tại.

    Bộ Ngoại giao đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có nhu cầu về nước; ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi. Việc đón công dân về đảm bảo cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung trong nước. Tất cả người trở về phải được cách ly, giám sát y tế.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Việt Nam có 251 ca bệnh; BN 91 phi công người anh trở nặng, suy đa tạng, phải can thiệp ECMO - Ảnh 1.

    Hành khách trở về từ châu Âu làm thủ tục xét nghiệm nCoV ngay tại sân bay Nội Bài, ngày 18/3. Ảnh: Giang Huy

    Thủ tướng đề nghị cán bộ, nhân viên ngoại giao các nước tại Việt Nam đã về nước thì tạm thời chưa quay lại trong thời gian dịch bệnh.

    Bộ Công an được giao phối hợp với Bộ Ngoại giao kiểm tra, rà soát người nước ngoài quá hạn tạm trú tại Việt Nam, tạo điều kiện xuất cảnh về nước với người có nhu cầu; trục xuất các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật xuất nhập cảnh.

    Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, tổ chức đưa người nước ngoài rời Việt Nam.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có ca mắc Covid-19 phức tạp, Hà Nam cách ly 30 y, bác sĩ và phong tỏa cả 1 thôn

    Một trường hợp mắc Covid-19 được công bố sáng nay 8/4 tại Hà Nam được dự đoán rất phức tạp do có thời gian điều trị 19 ngày tại bệnh viện, chưa xác định nguồn lây nhiễm (F0) khiến ngành chức năng tỉnh này phải cách ly 30 y, bác sĩ, nhân viên và phong tỏa 1 thôn.

    Đêm ngày 7/4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch  Covid-19 tỉnh Hà Nam đã tổ chức họp khẩn liên quan đến một ca nhiễm Covid-19 sau khi có kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Việt Nam có 251 ca bệnh; Huy động toàn lực để cứu BN 91 phi công người Anh - Ảnh 1.

    Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam được phong tỏa ngay trong đêm

    Theo đó, vào khoảng 16 giờ ngày 7/4, ngành y tế tỉnh Hà Nam nhận được kết quả trường hợp nam bệnh nhân N.V.Đ. (64 tuổi; ngụ xóm 3 Ngô Khê, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) là bệnh nhân Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Nam dương tính với SARS-COV-2 .

    Bệnh nhân này cũng đã được Bộ Y tế công bố công bố sáng nay 8/4 là ca mắc Covid-19 thứ 251 tại Việt Nam.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Việt Nam có 251 ca bệnh; Huy động toàn lực để cứu BN 91 phi công người Anh - Ảnh 2.

    Sáng nay 8/4, tất cả những người ra vào bệnh viện đều được kiểm tra y tế

    Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã xác định có trên 30 y, bác sĩ, nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân này và đã được cách ly tại khu riêng.

    “Đây không phải 3 bệnh nhân thuộc Công ty Trường Sinh mà bệnh nhân này đang nằm điều trị ở bệnh viện. Hiện chúng tôi đang khoanh vùng, dập dịch, cách ly, khử khuẩn rồi điều tra dịch tễ. 9h tối nay, chúng tôi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 để đánh giá, nhận định tình hình”, vị lãnh đạo bệnh viện cho biết.

     

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn nld.com.vn. Bấm link để đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây 

    Có ca mắc Covid-19 phức tạp, Hà Nam cách ly 30 y, bác sĩ và phong tỏa cả 1 thônnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Huy động toàn lực "còn nước còn tát" để cứu BN91 phi công người Anh

    Tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19, chiều ngày 7/4, các thành viên Tiểu ban điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm với các chuyên gia đầu ngành về hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, hô hấp... đã hội chẩn công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. 

    Tiểu ban điều trị yêu cầu huy động tất cả trang thiết bị hiện đại, các loại thuốc tốt nhất dành cho các bệnh viện với mục tiêu hạn chế thấp nhất, không để bệnh nhân tử vong.

    Hiện bệnh nhân trong tình trạng nặng, suy đa tạng, phải can thiệp ECMO.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nghi nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại

    Tính đến 6h ngày 8/4, cả nước có 2.738 người nghi nhiễm đang được cách ly tại bệnh viện, tăng 137 ca so với hôm qua.

    Trong đó 178 người mới cách ly trong ngày, 2.560 người cũ từ những ngày trước tiếp tục theo dõi. Số liệu do Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp Sự kiện Y tế Công cộng Việt Nam tổng hợp từ tất cả tỉnh thành. Người trong diện nghi nhiễm là người có tiếp xúc gần với bệnh nhân hoặc đi từ vùng dịch, có biểu hiện triệu chứng như ho, sốt, khó thở.

    Chiều hướng tăng nhẹ xuất hiện sau bốn giảm mạnh ở diện nghi nhiễm.

    Cả nước có hơn 74.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe. Trong đó hơn 43.000 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú. Họ là người có yếu tố dịch tễ nhưng không ho, sốt, khó thở, chưa xác định mắc bệnh.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Thêm 2 bệnh nhân, Việt Nam có 251 ca bệnh; Số ca nghi nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại - Ảnh 1.

    Đọc bài viết nguồn chi tiết tại đây 

    Số ca nghi nhiễm tăng trở lại - VnExpress vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 2 ca bệnh, tổng số 251 ca

    6h ngày 8/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 mới nâng tổng số người mắc bệnh này tại Việt Nam lên 251 trường hợp.

    Ca bệnh 250 (BN250): Bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 50 tuổi, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là hàng xóm và có tiếp xúc gần BN243. Ngày 2/4 khởi phát bệnh. Ngày 5/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm.  Ngày 7/4 xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

    Ca bệnh 251 (BN251): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 64 tuổi, trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Từ ngày 20/3 đến nay, bệnh nhân điều trị tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, con trai và con dâu từ Hà Nội về chăm.

    Ngày 6/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Trường hợp này đang được tiếp tục điều tra nguồn lây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sỹ đầu tiên nhiễm Covid-19 "luôn áy náy khi nhiễm bệnh, chỉ lo lắng cho đồng nghiệp"

    BS CKII. Đỗ Thị Phương Mai - Phó Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cho biết, sau khi phát hiện bản thân nhiễm Covid-19 từ bệnh nhân, nam bác sỹ luôn cảm thấy áy náy. Anh lo lắng cho những đồng nghiệp xung quanh, xem ai có bị lây nhiễm hay không.

    "Chưa lúc nào tôi thấy bác sỹ ấy than thở rằng nhiễm bệnh sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bạn ấy luôn luôn chỉ nghĩ cho đồng nghiệp", bác sỹ Mai nói và cho biết, từ lúc ghi nhận ca bệnh 116, các y bác sỹ trong bệnh viện đều rất lo lắng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công viên đóng cửa, nhiều người dân Hà Nội liều mình ra đường tập thể dục

    Sau chỉ thị cách ly xã hội trên toàn quốc, nhiều công viên của Hà Nội đóng cửa, tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch COVID-19. Không có chỗ giải trí, nhiều người dân đã đổ ra đường để tập thể dục.

    Theo ghi nhận, vào buổi sáng và chiều tối, nhiều người dân Hà Nội ra các đường đi bộ dọc đường Láng, ven sông Tô Lịch để tập thể dục, bất chấp việc hạn chế đi ra ngoài nếu không thực sự cần thiết trong toàn quốc, đặc biệt Hà Nội.

    Trong khi đó, nhiều ngày qua, truyền thông báo chí phản ánh tại các công viên Hà Nội đã đóng cửa tạm ngừng hoạt động, nhiều người dân vẫn trèo rào, vượt tường để vào, nhưng bị lực lượng chức năng nhắc nhở.

    Thay vào đó, nhiều người dân gồm cả già, trẻ tìm đến những khu vực khác như ngoài đường để rèn luyện thể thao.

    Khi được hỏi tại sao biết chỉ thị của thành phố mà vẫn ra ngoài, nhiều người cho biết do ở trong nhà cả ngày trời, bí bách nên tranh thủ một chút buổi chiều tối ra đường tập thể dục cho thoáng, khỏe người...

    Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù có đông người dân tập thể dục ở khu vực đường ven sông Tô Lịch nhưng không có lực lượng chức năng nào tới nhắc nhở.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng; Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam phong tỏa 1 thôn - Ảnh 1.

    Được biết, các hoạt động luyện tập thể dục, thể thao ngoài trời hiện nay không nằm trong nhóm thiết yếu được ra ngoài và có thể bị phạt - Ảnh: NAM TRẦN

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng; Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam phong tỏa 1 thôn - Ảnh 2.

    Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng được dẫn tới đây để vui chơi - Ảnh: NAM TRẦN

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng; Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam phong tỏa 1 thôn - Ảnh 3.

    Nhiều người dân cho biết cả ngày ở trong nhà bí bách nên tranh thủ buổi chiều tối đeo khẩu trang tới đây chạy bộ cho khỏe - Ảnh: NAM TRẦN

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: 3 bệnh nhân chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng; Có ca bệnh phức tạp, Hà Nam phong tỏa 1 thôn - Ảnh 4.

    Nhưng cũng có người tới đây vẫn không đeo khẩu trang - Ảnh: NAM TRẦN


    Bài viết được lược dẫn từ nguồn 

    Công viên đóng cửa, nhiều người dân Hà Nội liều mình ra đường tập thể dụctuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam tặng hơn nửa triệu khẩu trang cho châu Âu

    Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng chiều 7/4 đã trao tượng trưng số hàng gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất tặng Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh, các nước bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 , theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

    Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho biết trên tinh thần đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, Việt Nam đã dành một phần nguồn lực của mình để giúp đỡ các nước châu Âu có thêm phương tiện bảo vệ sức khỏe người dân, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, trong bối cảnh Covid-19 gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng trên khắp các châu lục.

    Theo Thứ trưởng Dũng, trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu hiện nay, không một quốc gia nào có thể đơn lẻ đối phó hiệu quả với sự lây lan của bệnh dịch. Hợp tác quốc tế và tăng cường đoàn kết là nhân tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người dân, góp phần giảm thiểu những tác động to lớn do Covid-19 gây ra.

    "Việt Nam luôn sẵn sàng phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm, chung tay cùng các nước và cộng đồng quốc tế triển khai các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ song phương và đa phương như ASEAN - EU, G20, Liên Hợp Quốc với quyết tâm sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh", Thứ trưởng Ngoại giao khẳng định.

    Dịch Covid-19 ngày 8/4: Việt Nam có 249 ca bệnh, 122 người được điều trị khỏi - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Tô Anh Dũng (phải) trao tượng trưng số khẩu trang cho Đại sứ Italy tại Việt Nam Atonio Alessandro ở trụ sở Bộ Ngoại giao hôm nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

    Đại sứ các nước Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh và đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đánh giá cao và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu trong lúc khó khăn. Các đại sứ bày tỏ xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Việt Nam, dù đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, vẫn sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước thời gian qua ở Việt Nam, trong đó có chữa trị cho những người dương tính với nCoV.

    Đại sứ các nước coi đây là sự động viên tinh thần to lớn, thông điệp về tình đoàn kết và cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến cam go với dịch bệnh và khẳng định các nước sẽ phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dân, đồng thời duy trì quan hệ hợp tác, giao thương, phối hợp chia sẻ thông tin và hỗ trợ cùng nhau vượt qua khó khăn.

    Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm, gần 76.000 người chết và hơn 293.000 người hồi phục trên toàn cầu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế thông báo khẩn tìm người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 số 243

    Theo đó, Bộ Y tế cho biết đang tìm người tiếp xúc theo hành trình di chuyển của bệnh nhân như sau:

    1, Chợ Quảng Bá, Âu Cơ, Hà Nội lúc 3h55 - 6h30 ngày 8-3, 2h30 - 5h ngày 14-3, 1h - 5h các ngày 22 và 23-3, 3h - 6h ngày 25-3, 2h - 6h ngày 26-3, 2h30 - 6h ngày 27-3.

    2, Khoa khám bệnh, phòng khám miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai: 8h30 - 10h30, 11h - 12h ngày 12-3.

    3, Hàng cơm số 31, ngõ 75 Giải Phóng, Hà Nội: 10h30 - 11h ngày 12-3.

    4, Chợ hoa Mê Linh, quốc lộ 23, Mê Linh, Hà Nội: 15h - 17h41 ngày 12-3, 11h ngày 15-3, 14h30 - 15h ngày 18-3, 10h - 10h30 và 15h - 16h ngày 22-3, 17h - 18h ngày 26-3, 23h ngày 27-3, 11h - 12h ngày 30-3.

    5, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Xuân Thủy, Phúc Yên, Vĩnh Phúc: 8h ngày 4-4.

    6, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội): 11h ngày 4-4.

    Bộ Y tế đề nghị những người có mặt ở khu vực và thời gian như trên cần sớm liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành liên quan để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hết ngày 7/4, Việt Nam có 249 ca bệnh

    Chiều ngày 7/4, Bộ Y tế đã công bố thêm 4 ca mắc Covid-19 mới, 3 bệnh nhân từ nước ngoài về, người còn lại có liên quan đến bệnh nhân số 124.

    Ca bệnh 246 (BN246): Bệnh nhân nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (LB Nga). Ngày 24/3, bệnh nhân từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

    Ca bệnh  247 (BN247): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, là quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Bệnh nhân hàng ngày từ TP. Hồ Chí Minh đi làm ở Đồng Nai,  là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với BN124 và BN151.

    Sau khi phát hiện BN124  dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24/3 bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần.

    Ca bệnh 248 (BN248): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác.

    Ca bệnh 249 (BN249): Bệnh nhân nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3.  Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại