Sự trùng hợp của 2 gã "dị nhân" đã thống trị bóng đá thế giới năm 2018

Nam Khánh |

2 nhân vật này bằng tài năng và sự mạo hiểm đã vượt qua những rào cản để tạo nên các chiến tích vĩ đại.

1.Vào giai đoạn cuối năm hiện tại, có thể khẳng định một chuyện: Thế giới bóng đá năm 2018 chính là chiến thắng của pressing và kiểm soát bóng. Manchester City, Liverpool, Tottenham, Chelsea, Arsenal, Barcelona, Juventus, Napoli, Bayern Munich và Borrussia Dortmund đều đã chứng minh cho quan điểm trên.

Thậm chí, ngay cả Paris-Saint Germain cũng đang cho thấy những dấu hiệu về việc áp dụng hai yếu tố này dưới thời Thomas Tuchel. Manchester United đã không quan tâm đến chúng và kết quả là Jose Mourinho đã bị sa thải sau một giai đoạn mà những ý tưởng được ông áp dụng rõ ràng là đã quá lỗi thời.

Tuy nhiên, chức vô địch của hai giải đấu lớn nhất năm lại thuộc về hai cái tên không hề chơi bóng theo xu hướng đó.

Sự trùng hợp của 2 gã dị nhân đã thống trị bóng đá thế giới năm 2018 - Ảnh 1.

Deschamps vô địch World Cup, còn Zidane vô địch Champions League.

Sau khi cố gắng tìm ra một mô hình chung dựa trên việc đội tuyển Pháp vô địch World Cup và Real Madrid giành được Champions League, kết luận duy nhất có thể rút ra được là bạn có sẽ có cơ hội giành chức vô địch rất cao nếu:

A) Có Raphael Varane trong đội hình; B) Huấn luyện viên của bạn là người đã đăng quang tại World Cup cùng đội tuyển Pháp vào năm 1998 C) Hai âm đầu trong tên của vị huấn luyện viên đó là giống nhau (Zinedine Zidane và Didier Deschamp).

2. Một phần lý do khiến cho World Cup 2018 trở thành kì World Cup hấp dẫn nhất trong nhiều năm qua chính là việc nó đã không hề diễn ra đúng như những dự kiến ban đầu.

Điểm chung của các giải đấu cấp đội tuyển quốc gia gần đây là: Một thứ bóng đá buồn tẻ, khô cứng, với việc các huấn luyện viên có quá ít thời gian để làm việc với đội bóng của họ, dẫn đến kết quả là họ phải áp dụng một thứ bóng đá quá tập trung vào mặt phòng ngự mà bỏ bê sự gắn kết, trơn tru trong mặt trận tấn công; nhưng trên đất Nga, mọi chuyện đã không diễn ra như vậy.

Đội tuyển Pháp đã thể hiện rõ sự chệch choạch, không đồng bộ ở khâu tấn công, màn trình diễn của họ lúc bấy giờ nhàm chán không kém gì các buổi họp báo sau trận đấu của Didier Deschamps.

Sự trùng hợp của 2 gã dị nhân đã thống trị bóng đá thế giới năm 2018 - Ảnh 2.

ĐT Pháp sẵn sàng nhường đối thủ kiểm soát bóng nhưng vẫn có thể chiến thắng.

Nhưng ngay cả như thế, họ vẫn có thể tạo nên những trận đấu đầy kịch tính như trận thắng 4-3 trước Argentina hay trận thắng 4-2 trước Croatia ở Chung kết, cũng như việc một hậu vệ phải của họ đã có được bàn thắng cho riêng mình tại giải đấu này sau một tình huống dâng cao tấn công. Chúng ta chẳng thể hiểu nổi được họ.

3. Thành công của Real Madrid tại Champions League rất khó để đưa vào một câu chuyện về chiến thuật. Có thể nói, thành công của họ bắt nguồn từ việc giành chiến thắng trong những khoảnh khắc, hơn là từ những kế hoạch, chiến lược vĩ đại.

Cristiano Ronaldo liên tục ghi những bàn thắng quyết định, Sergio Ramos thường xuyên thực hiện những pha cản phá quyết đoán, Zinedine Zidane tiếp tục có những quyết định thay người đầy quan trọng và các thủ môn của đối phương đã có rất nhiều những sai lầm ngớ ngẩn.

Chúng ta sẽ không thể nhìn vào họ và rút ra bất kì một kế hoạch, bài học nào để học hỏi theo; đó thậm chí còn không phải là một kế hoạch đủ chất lượng để giành La Liga.

Sự trùng hợp của 2 gã dị nhân đã thống trị bóng đá thế giới năm 2018 - Ảnh 3.

Real biết cách tận dụng tối đa các sai lầm của đối thủ để vô địch.

Nhưng mặc dù vậy, hầu như ở tất cả mọi ngóc ngách của thế giới bóng đá, pressing và kiểm soát bóng đang là hai yếu tố được đánh giá rất cao.

Tất nhiên, chúng sẽ có những biến thể; ví dụ như thứ bóng đá của Pep Guardiola hoàn toàn khác biệt với phong cách bóng đá của Jurgen Klopp.

Nhưng các nguyên tắc cơ bản là không hề thay đổi: Gây sức ép lớn để giành lại bóng ở những khu vực cao nhất có thể trên sân, cố gắng tấn công bằng một pha phản công nhanh, và nếu không làm được như vậy, thì hãy duy trì quyền kiểm soát bóng mãi cho đến khi có cơ hội làm điều đó.

4. Thế nhưng, đội tuyển Pháp và Madrid lại đạt được thành công khi không tuân theo lối chơi đó. Đó là một lời nhắc nhở rằng bóng đá là sân chơi rộng mở cho nhiều triết lý, nhiều phương pháp khác nhau, và có lẽ cũng là một dấu hiệu cho thấy, dù cho bóng đá đỉnh cao có hấp dẫn thế nào đi nữa, đó cũng chỉ là những thứ hào nhoáng bên ngoài.

Nói một cách đơn giản: Không còn bất kì ai giỏi ở khâu phòng ngự nữa. Điều đó càng làm cho những thay đổi gần đây của Liverpool trở nên ấn tượng hơn.

Đó sẽ chẳng phải là một điều lạ lùng hay bất ngờ gì đối với những đội bóng hàng đầu. Tại sao họ lại cần phải giỏi ở khâu phòng ngự ? Họ đâu cần phải lúc nào cũng như vậy. Khi mà khoảng cách kinh tế giữa nhóm các đội hàng đầu và nhóm các đội xếp cuối càng tăng cao, thì các trận đấu cũng dần trở nên một chiều hơn.

Điều này cũng rất đúng ngay cả khi áp dụng cho Premier League, mặc dù giải đấu này đã tránh được cái viễn cảnh bị thống trị bởi những gã "độc tài" như Bayern ở Đức, Juve ở Italia hay cặp Barca -Real ở Tây Ban Nha.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự chênh lệch đó qua những con số thống kê về tỷ lệ kiểm soát bóng. Trong ba mùa giải đầu tiên mà Opta bắt đầu thu thập dữ liệu, giữa các mùa 2003/2004 đến 2005/2006, chỉ có vỏn vẹn 3 trận đấu mà trong đó có một đội bóng kiểm soát bóng từ 70% trở lên.

Sự trùng hợp của 2 gã dị nhân đã thống trị bóng đá thế giới năm 2018 - Ảnh 4.

Lối chơi mà Pep xây dựng cho Man Coty tưởng chừng hoàn hảo nhưng vẫn để lộ nhiều lỗ hổng.

Con số này đã tăng lên đến 36 vào mùa giải 2016/2017. Và ở mùa giải trước, con số mà chúng ta nhận được là 63. Mùa giải năm nay, cho đến giáng sinh, đã có 30 trận đấu như vậy – và hoàn toàn có đủ cơ sở để khẳng định con số 63 sẽ tiếp tục lặp lại lần nữa.

Lý do cho sự áp đảo đó là quá rõ ràng: Nếu một đội bóng sở hữu nhiều cầu thủ xuất sắc, họ có thể giữ quyền kiểm soát bóng một cách rất dễ dàng. Xu hướng đó đã tăng mạnh theo cấp số nhân:

Khi phải hứng chịu sự chế nhạo về việc không thể đoạt được bóng và giữ bóng trong một thời gian dài, các đội bóng yếu hơn đã tin rằng, cách tốt nhất để họ có thể đối chọi với đối phương là tổ chức phòng ngự thật chặt chẽ và thi đấu mà không cần có bóng.

Và cũng do đó, khi đội yếu hơn đã không còn tham vọng vào việc tấn công, thì những cầu thủ thi đấu ở hàng thủ của đội mạnh hơn, cũng không bị đặt ra những yêu cầu quá khắt khe về năng lực phòng ngự, mà thay vào đó là khả năng hỗ trợ tấn công.

Đó là một bối cảnh rất tốt đẹp và hợp lý, cho đến khi những đội bóng mạnh kia phải đối mặt với các đối thủ mạnh còn hơn cả họ và buộc phải bắt đầu phòng ngự.

Đó là lý do tại sao mặc dù Manchester City vào mùa giải trước sở hữu một hàng phòng ngự được đánh giá là xuất sắc nhất Premier League (theo các con số thống kê), nhưng họ vẫn để lọt lưới ba bàn chóng vánh trước Liverpool (hai lần) và Manchester United.

Rất khó để đưa bóng vào lưới Man City, nhưng một khi đã làm được điều đó, hàng phòng ngự của họ lại mong manh đến bất ngờ.

Điều đó đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên khắp châu Âu, đó là lý do tại sao có rất nhiều trận đấu ở giai đoạn sau của Champions League mùa giải trước, lại diễn ra theo một cách vô cùng kịch tính.

Sự trùng hợp của 2 gã dị nhân đã thống trị bóng đá thế giới năm 2018 - Ảnh 5.

Thời của Klopp và Liverpool đang đến?

Chính điều này sẽ giúp chúng ta có thể nhìn thấy một bối cảnh tuyệt vời hơn trong tương lai, khi mà hiện tại các đội bóng đang có xu hướng kết hợp khả năng tấn công năng động – thứ đã trở thành tiêu chuẩn của các đội bóng lớn – với một mặt trận phòng ngự được tổ chức vững chắc.

Đó có lẽ chính là cái tương lai mà bóng đá đang hướng đến. Dường như sự điên cuồng ở hiện tại sẽ không thể kéo dài mãi, và tương lai có lẽ sẽ là một biến thể thực dụng hơn của pressing và kiểm soát bóng.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại