Ngón võ “độc” của người Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga cũng e ngại

Tiểu Mã |

Nếu chỉ xét riêng về yếu tố võ thuật, người Thổ Nhĩ Kỳ có đủ những “độc chiêu” để không dễ bị một dân tộc khác khuất phục.

Thời gian qua, giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã diễn ra những xung đột rất căng thẳng về chính trị, quân sự.

Nếu giả sử gác bỏ những vũ khí tối tân với xe tăng, tên lửa, máy bay chiến đấu… như thời điểm hiện tại mà quay trở lại quá khứ chừng vài thế kỷ thì Nga chắc chắn sẽ không dễ để khuất phục người Thổ Nhĩ Kỳ.

Bắn cung Thổ Nhĩ Kỳ - vũ khí “vô đối” trên chiến trường

Trước khi có súng đạn ở thế kỷ 19 thì cung là loại vũ khí lợi hại bậc nhất trên chiến trường. Mà nói về kỹ năng sử dụng loại vũ khí này thì Thổ Nhĩ Kỳ lại từng không có đối thủ ở phạm vi thế giới.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ có một truyền thống rất độc đáo là khi các triều đại vua lên ngôi thì bắt buộc phải chọn lấy 1 nghề nào đó, và hầu hết các vị vua Thổ đều chọn học nghề chế tạo cung.

Thời gian học nghệ đến lúc tinh thông thường được tính bằng năm, đủ thấy đây là một nghề cao cấp và phức tạp. Cây cung Thổ được sử dụng trong thời đế chế Ottoman tồn tại và vẫn còn lưu truyền cho tới ngày nay.

Cung Thổ Nhĩ Kỳ từng được coi là số 1 thế giới.
Cung Thổ Nhĩ Kỳ từng được coi là số 1 thế giới.

Cây cung Thổ dài chừng 110 cm, mạnh dẻo dai và quý giá bậc nhất trong tất cả các loại cung nỏ thời bấy giờ đồng thời cũng là loại vũ khí có sức hủy diệt vào loại bậc nhất trong các cuộc chiến.

Kỹ thuật chế tác cung tên của người Thổ Nhĩ Kỳ cũng sớm nổi danh, bí quyết làm cung rất phức tạp được các thợ giỏi cất giữ kỹ càng. Vua Thổ Nhĩ Kỳ thường học nghề làm cung và tự chế tạo cung tên cho riêng bản thân mình.

Vào thời kỳ của đế chế Ottoman (1289-1923, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), cung trở thành loại vũ khí điển hình có sức chiến đấu hủy diệt giúp Ottoman càn quét trên 3 châu lục (Á, Âu, Phi) để rồi bành trướng lãnh thổ và phát triển trong suốt 7 thế kỷ.

Theo các nhà nghiên cứu võ thuật, bắn cung Thổ Nhĩ Kỳ có phong cách khác với bắn cung của Phương Đông (Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản…).

Trong quá trình bắn, họ sử dụng rất nhiều ngón tay cái hoặc xoay ngược cánh tay để bắn ở những góc độ rất khác thường và có thể bắn ở tốc độ cực nhanh.

Cung thủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát triển rất nhiều kỹ thuật độc đáo để hỗ trợ trong chiến đấu. Đặc biệt ngoài địa hình bằng phằng, các cung thủ Thổ Nhĩ Kỳ rất giỏi ở khả năng bắn ở những địa hình dốc hoặc hiểm trở (bắn từ dưới thấp lên cao hoặc bắn từ trên cao xuống).

Đến nay, các kỹ năng về bắn cung vẫn còn được lưu truyền ở đất nước Thổ Nhì Kỳ. Năm 1910, một cung thủ Thổ đã lập kỷ lục khi bắn xa 434m.

Các tài liệu cổ ghi lại rằng cung thủ Thổ bắn xa 300 bộ (450 m) trên ngựa, thậm chí một vài Sultan (vua Thổ Nhĩ Kỳ) có thể bắn xa tới 500m, nghĩa là xa gấp đôi so với cung Mông Cổ ( 182 - 275m ).

Trong khi loại cung có tầm bắn xa thứ 2 thế giới là Trường cung của Anh cũng chỉ có tầm bắn từ 250 – 350m. Cung của người Viking cũng chỉ có tầm bắn hiệu quả là khoảng 250m, cung Nhật Bản và cung La Mã là dưới 200m.

“Đặc sản” đấu vật

Ở Thỗ Nhĩ Kỳ cũng tồn tại một môn võ mang tính thực chiến cao mà không có đối thủ, đó là môn đấu vật được phát triển qua nhiều thế kỷ và vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Ở Thỗ Nhĩ Kỳ, môn này được goi là Oil Wrestling (hoặc như ngày nay còn được coi là Grease Wrestling). Ở thời trung cổ, vật Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tới mức lan rộng ra khắp vùng Trung Á và châu Âu.

Các đô vật được gọi là Pehlivan (theo tiếng Ba Tư nghĩa là “anh hùng” hoặc “nhà vô địch”). Khi thi đấu, các võ sĩ sẽ được mặc những trang phục làm bằng da trâu hoặc da bê.

Trong những thời kỳ thuộc đế chế Ottoman, mọi quân đội đều phải tham gia tập luyện đấu vật để rèn luyện sức khỏe và phục vụ tác chiến trong các tình huống giáp lá cà.

Đấu vật tại Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tới ngày nay như một môn thể thao cổ truyền.
Đấu vật tại Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tới ngày nay như một môn thể thao cổ truyền.

Từ năm 1362, giải đấu vật (được gọi là Kırkpınar) thường được tổ chức hàng năm tại Edirne ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó được lan ra ở miền bắc Hy Lạp và miền Đông vương quốc Macedonia, rồi lan ra nhiều khu vực khác của châu Âu.

Cho tới ngày nay, môn đấu vật này được phát triển trở thành một thể thao cổ truyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Ở các cuộc thi đấu, các võ sĩ được bôi một lớp dầu lên khắp cơ thể để tăng thêm độ khó và tính hấp dẫn.

Trong những năm gần đây, phong cách đấu vật của Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở nên phổ biến ở một số nước khác, đặc biệt là Hà Lan và Nhật Bản.

Môn võ Krav Maga

Krav Maga không phải là môn võ cổ truyền của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ mà bắt nguồn từ Israel. Với thành phần dân tộc gồm nhiều người Hồi giáo và Do Thái nên ở Thỗ Nhĩ Kỳ cũng phát triển rất mạnh môn võ này.

Krav Maga được cho là biến thể của kỹ thuật đánh đường phố được phát triển bởi võ sư Imi Lichtenfeld, người Israel gốc Hungary. Ông đã từng là võ sĩ quyền anh và đô vật.

Đây là môn võ cận chiến cực kỳ lợi hại, ngày nay được áp dụng vào lực lượng vũ trang của rất nhiều quốc gia hàng đầu về quân sự như Mỹ, Nga, Israel…

Môn võ Krav Maga có tính thực chiến rất cao và được nhiều nước áp dụng vào quân đội.
Môn võ Krav Maga có tính thực chiến rất cao và được nhiều nước áp dụng vào quân đội.

Triết lý của Krav Maga là vô hiệu hóa mối nguy hiểm càng nhanh càng tốt. Luyện tập Krav Maga, các học viên sẽ được học cách chiến đấu trong mọi tình huống, tự vệ tay không, chống được dao, súng và cả lựu đạn…

Đặc trưng của môn võ này là tận dụng mọi phần thân thể của ta và của địch, không loại trừ các đòn hiểm nhất như móc mắt, tấn công vào hạ bộ... miễn sao là hạ gục kẻ địch càng nhanh càng tốt.

Có lẽ ở Thỗ Nhì Kỳ, sự phát triển của môn võ Krav Maga chỉ thua kém mỗi quê hương Israel.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một số ngôi sao võ thuật rất nổi danh, có thể kể tới Serhat Arvas (người rất giỏi Kungfu, Aikido); Ekrem Boyalı (một cao thủ của môn Taekwondo) hay Fikret Güler ở môn võ tổng hợp và Taekwondo….

Xem một số tài liệu về cung Thổ Nhĩ Kỳ được phát triển tới ngày nay

Cung Thổ Nhĩ Kỳ

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại