img
NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

Đối với tôi, Tết là cái gì đó thiêng liêng lắm. Đó là cái thiêng liêng của tình thân, tình bạn, tình người. Không chỉ là dịp gia đình đoàn viên, sum vầy bên nhau mà Tết còn là dịp để bạn bè thăm hỏi, đến nhà nhau chơi sau cả năm bận rộn với công việc, cuộc sống.

Tết còn là dịp để mình bày tỏ yêu thương với mọi người nhiều hơn qua các hoạt động cộng đồng. Tết năm nào cũng thế, một trong những việc tôi không thể không làm là đi xin quà tài trợ, tổ chức các chương trình trao tặng quà Tết cho nghệ sĩ già, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn. Tết đến xuân về, nhà mình ấm cúng thì cũng mong nhà người khác không lạnh dù món quà đôi khi không nhiều.

Những ngày vui nhất với gia đình tôi, không phải là ngày mùng mà là những ngày cận Tết, mọi người cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mua hoa, mua trái cây về trưng bày rồi lại cùng nhau đi sắm sửa quần áo mới.

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

Nhà tôi có bốn chị em, một người ở nước ngoài, ba chị em ở Việt Nam. Và làm gì thì làm, bận đến đâu thì bận, năm nào nhà tôi cũng phải gói bánh chưng.

Cứ tầm 26, 27 Tết là tôi dừng hết các công việc để đi mua lá dong cùng cả nhà gói bánh. Buổi tối nấu bánh là vui nhất. Mọi người ngồi canh nồi bánh chưng tới sáng, cùng nhau trò chuyện. Bạn bè, hàng xóm cũng tới. Hôm đó còn rộn ràng và vui hơn cả ngày mùng.

Tôi gói bánh Tét cũng thuần thục nhưng gói bánh chưng là theo truyền thống gia đình, vừa để nhắc nhớ kỷ niệm, vừa là ngày sinh hoạt của đại gia đình khi chị em, con cháu ở xa đều tề tựu đông đủ. Từ lúc tôi còn bé xíu, Tết năm nào bà ngoại cũng nấu bánh chưng.

Tới đời của mẹ tôi cũng vậy. Hồi nhỏ, mình chạy lăng xăng phụ, tới năm 18 tuổi thì được giao gói chính. Có một năm, nhà tôi chuyển tới chuyển lui nên không gói bánh chưng được. Cảm giác như thiếu một cái gì đó lạ lắm mà mình không lý giải nổi, Tết năm ấy không còn trọn vẹn nữa.

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

Gói bánh chưng muốn đẹp thì phải quen tay, chắc tay, chặt tay từ lúc ém lá đến khi siết lạt cũng phải có kỹ thuật. Gói lỏng, sau 10 tiếng đồng hồ nấu, bánh sẽ bị bung ra hết, nhão, thậm chí phùi bánh ra ngoài.

Gói bằng khuôn thì không cần lá to nhưng gói bằng tay thì phải là lá nếp to, bánh mới xanh. Lá tẻ làm bánh bị vàng. Muốn giữ bánh lâu hư thì rửa lá dong phải thật kỹ. Chỉ cần hơi bẩn chút xíu là bánh mau hỏng. Nhà tôi thường rửa lá 4 - 5 nước, sau đó chống lá lên cho ráo, trước khi gói thì dùng khăn sạch lau thật khô.

Muốn bánh đậm đà, không bị nhạt thì trộn chút bột ngọt và muối. Nhà tôi đặc biệt không bao giờ để hạt đậu nguyên còn sống mà thường nấu chín rồi nghiền nát, nêm bột ngọt, muối. Thịt cũng ướp tương tự như vậy cùng chút hạt tiêu sọ xay nhuyễn. Nêm nếm như vậy, lúc ăn bánh sẽ thơm và đậm đà từ vỏ bánh tới nhân.

Người Bắc thường ăn bánh chưng với củ hành muối còn người Nam thì ăn bánh chưng với "dưa món" cho bớt ngán, bớt ngấy.

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

Thịt kho hột vịt là món không thể thiếu trong ngày Tết của gia đình tôi nói riêng và hầu hết người miền Nam nói chung. Nếu mâm cơm ngày Tết của người Bắc thường có thịt đông và canh măng hầm chân giò thì thịt kho hột vịt là món truyền thống của người miền Nam.

Mẹ chồng tôi làm thịt kho hột vịt cực kỳ ngon, không ai qua được bà. Thành ra từ khi lấy chồng, tôi học được công thức nấu món này của bà. Tết năm nào nhà tôi cũng phải làm một nồi thịt kho hột vịt để ăn trong mấy ngày mùng. 3 - 4kg thịt cùng mấy chục trứng nhưng chỉ tới mùng 3 là hết cả nước. Bạn tôi tới nhà chơi đặc biệt mê món này.

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết
NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

Bí quyết nấu món này không khó, tùy theo khẩu vị của mỗi người, mỗi gia đình mà mình nêm nếm, gia giảm. Nhà tôi thích vị ngọt thanh nên tỷ lệ nước dừa và nước lọc là 50-50. Ai ăn ngọt nhiều thì nước dừa chiếm 2/3 nồi nước.

Thịt ướp nước mắm, hạt nêm và một chút bột ngọt. Người miền Nam thường không dùng bột ngọt (mì chính) mà dùng đường. Nhưng vì tôi là người gốc Bắc nên cứ phải cho chút bột ngọt mới cảm thấy ngon. Bù lại, tôi không cho nhiều đường vì nước màu mình đã "thắng" bằng đường rồi nên không ướp thịt với đường nữa.

Tôi thường chọn nạc dăm hoặc phần thịt ba rọi (ba chỉ) nhiều nạc để ăn bớt ngán. Thịt cắt to bằng bàn tay, mỗi lần ăn thì xắn ra thành từng miếng nhỏ. Sau khi nấu sôi thì để lửa nhỏ liu riu và tiếp tục đun từ 8 đến 10 tiếng tới khi thịt mềm rục thì thôi. Hôm sau lại đun tiếp để thịt ngấm nước dừa, ăn vừa thơm vừa ngọt.

Đặc biệt nhất là khi nấu thịt kho hột vịt thì không được khoắng, không được quậy, nước sẽ bị đục, lên màu không đẹp. Nước càng trong, ăn càng ngon, nhìn càng đẹp. Ăn miếng thịt nào thì múc ra, ăn không hết để ngoài chứ không đổ ngược lại vào nồi, sẽ làm nồi thịt nhanh hư.

Thịt kho hột vịt ngon nhất là ăn kèm với dưa giá, củ kiệu. Đây là hai loại gia vị không thể thiếu. Mọi người thường ăn thịt kho hột vịt với cơm nhưng gia đình tôi thì đặc biệt ăn cuốn.

Một miếng thịt kho, trứng kho kèm rau sống, dưa giá, bún, dưa leo, củ kiệu chấm nước thịt thịt kho là tuyệt vời, chẳng những không ngán mà không bị béo.

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

Bữa cơm ngày Tết của gia đình tôi nhất định phải có chả giò và khổ qua nhồi thịt. Chả giò dễ làm nhưng ăn thua vẫn là ở khâu nêm nếm của mỗi người để chả giò đậm đà và ngon hay không.

Nhà tôi thường dùng nấm mèo, thịt, củ sắn (củ đậu), miến. Tất cả băm nhỏ trộn với trứng, nêm chút bột ngọt, hạt nêm, muối, hành, tiêu. Khi chiên, chả giò giòn rụm rất ngon. Món này cũng được xem là món tủ của nhà tôi vào dịp Tết. Làm tới đâu hết tới đó, không bao giờ ế, dù đồ ăn ngày Tết thường ê hề.

Canh khổ qua nhồi thịt cũng vậy. Thịt băm trộn với miến băm nhuyễn, nêm chút hạt nêm, muối, hành, tiêu. Khổ qua để bớt đắng thì ngâm nước muối loãng chừng 1 đến 2 tiếng. Lột sạch ruột, để nguyên trái và nhét thịt bằm đã trộn vào, nấu chừng 30 - 45 phút là khổ qua mềm và thịt chín.

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết
NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết
NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết
NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết
NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết

53 năm được đón Tết, kỷ niệm nhiều không kể hết. Tết với gia đình tôi thường gắn với những gì vui tươi, ấm áp nhưng cái Tết năm đầu tiên sau khi mẹ mất là cái Tết tôi nhớ nhất.

Mọi năm, cứ vào ngày gói bánh chưng là mẹ luôn ngồi bên cạnh. Lúc còn khỏe thì mẹ gói bánh với con cháu. Lúc yếu, mẹ ngồi ghế vừa xem con cháu gói vừa nói chuyện. Mẹ tôi mất lúc dịch Covid còn chưa hết nên năm đó, cả nhà không ai có tâm trạng để đón Tết, cũng không ai muốn gói bánh chưng nhưng không gói thì không được.

Người lớn không vui nhưng trẻ con thì vô tư nên tôi lại quyết định nấu bánh cho có không khí và cũng có bánh để cúng ông bà, cha mẹ.

Nhưng gói bánh, nấu bánh đấy mà trong lòng cứ thấy thiếu thốn một điều gì đó không tả được, trống trải, nao nao trong lòng. Mọi năm, mình hào hứng lắm nhưng thật sự năm đó là mình làm cho có, cho xong nghĩa vụ mùa Tết chứ không phải vì hân hoan tiễn năm cũ, chào đón năm mới. 

NSND Trịnh Kim Chi và những cái Tết


Cao Thanh Hương
Phạm Hoàng Sang
Yên Yên
05/02/2024 00:00