Những góc khuất của nghề trọng tài Việt

Tuệ Anh |

Không quá nhiều cảm thông với tiếng còi "méo", nhưng đối với những ai hiểu nghề trọng tài quả thực "rất bạc" và nhiều cám dỗ.

LTS: Những ngày qua, dư luận đang nổi sóng với những sai lầm của trọng tài Hà Anh Chiến ở sân chơi V-League. Không quá nhiều cảm thông với tiếng còi như thế, nhưng đối với những ai hiểu nghề trọng tài quả thực "rất bạc" cũng như nhiều cám dỗ...

VietNamNet gửi tới quý độc giả loạt bài về nghề trọng tài, với những góc khuất, quy trình tuyển chọn và cả những áp lực mà Vua sân cỏ phải chịu...

Bài 1: Trần ai nghề trọng tài

"Nghề này, người ngoài nhìn vào tưởng là dễ nhưng không phải đâu. Để có thể cho ra lò một trọng tài phải mất quãng thời gian dài ngang chuyện học lên...thạc sỹ, tiến sỹ". Cựu trọng tài FIFA của Việt Nam Dương Văn Hiền đã chia sẻ như thế khi nói về nghề của mình...

Tuyển sinh khắt khe như ngành...Công an

Theo như các cựu trọng tài Dương Văn Hiền, Hoàng Ngọc Tuấn cho hay, để đủ điều kiện đi học những lớp sơ cấp của nghề thông thường nam, nữ học viên phải hội đủ tiêu chuẩn đầu tiên là về sức khỏe.

"Điều này là dễ hiểu, khi các cầu thủ trên sân chạy 10 km mỗi trận đấu thì không thể có chuyện các trọng tài chạy ít hơn, nếu như chẳng muốn nói là nhiều hơn rất nhiều", ông Hiền chia sẻ.

Quy trình để tuyển sinh các học viên đầu tiên chưa dừng ở lại đó khi còn có những quy định khác về học vấn, lý lịch...mới có thể xét cho theo học lớp sơ cấp đầu tiên của nghề.

Thông thường, ban trọng tài sẽ tổ chức các lớp học sơ cấp ở cả 3 miền dành cho những ai yêu, đam mê với nghề làm vua. Tất nhiên, như đã nói phải hội đủ những điều kiện về sức khỏe, lý lịch...

"Ai cũng có thể học làm trọng tài, nhưng thực tế mỗi lớp sơ cấp ở 3 miền như thế mới chỉ là những bước đầu tiên thôi, còn quá trình sàng lọc là khắt khe vô cùng", cựu trọng tài Hoàng Ngọc Tuấn cho hay.

Trong những khóa đào tạo tạo sơ cấp với cả trăm học viên như thế, đến khi kết thúc khóa học theo được, trụ lại được hoặc có tiềm năng...cũng chỉ còn 20 người là nhiều.

Và bắt đầu từ đây, những học viên ưu tú này sẽ bước vào một quy trình đào tạo mới cao hơn, khắt khe hơn nữa trước khi có thể cầm còi, cầm cờ...

Học thời gian ngang...tiến sỹ.

"Để có thể bước ra ánh sáng ở các sân chơi hạng Nhất, V-League một trọng tài phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện trần ai chẳng kém bất cứ nghề nào.

Thậm chí, quãng thời gian để có thể trở thành Vua sân cỏ ấy kéo dài ngang với thời gian học lên thạc sỹ, tiến sỹ...", cựu trọng tài FIFA Dương Văn Hiền ví von.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại