img
Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 1.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 2.

Cuộc trò chuyện với Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát có nhiều chủ đề nhưng hay bị lái đến ông Trần Quí Thanh. Khi nói với chúng tôi, ban đầu Phương dùng từ "bố" chứ không nói "ba" như kiểu của người miền Nam (có lẽ do câu chuyện với 2 người miền Bắc). Cô gái thừa kế của Tập đoàn Tân Hiệp Phát ở ngoài đời trông trẻ trung hơn nhiều những bức hình xuất hiện trên báo.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 3.

Gia đình chị có 5 người, 4 người đang làm việc tại Tân Hiệp Phát, duy chỉ có em trai Trần Quốc Dũng (con trai duy nhất) thì không làm ở Tân Hiệp Phát. Phương nghĩ gì về điều đó?

Trước đây, Dũng có làm ở Tân Hiệp Phát, chuyên về bán hàng. Bạn ấy là người rất thích đi ra đường, rất năng nổ. Lúc làm, bạn ấy đi xe Honda tới tất cả các ngóc ngách trong thành phố và từ một saleman bạn ấy lên chức quản lý khu vực TPHCM.

Khi làm một cái gì đó ví dụ như kinh doanh, nghệ thuật,... bố mẹ cũng muốn con cái học hỏi trên doanh nghiệp hay kinh nghiệm mình đã trải qua dù chưa chắc đã để lại cho con cái và tôi hiểu quan điểm đó. Tuy nhiên, với Dũng cũng có điểm khác.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 4.

Lúc Dũng không làm ở công ty nữa, tôi có tâm sự với bố rằng mỗi người có một cách học, nhìn nhận vấn đề khác nhau. Nếu áp đặt mình sẽ thấy thoải mái nhưng người khác không thấy như vậy. Có người thích học bằng vẽ hình, có người thích nghe audio… đâu có ai giống ai đâu. "Có khi ba dạy Dũng 10, nó chỉ học được 3-4 thôi nhưng cho nó tự làm, thì nhiều khi chỉ cần ba dạy 1 Dũng lại học được 10".

Do cách học của Dũng khác. Dũng muốn tự làm thực tế, trải nghiệm. Và Dũng phải tự thử trên sức và khả năng lãnh đạo của mình. Tôi nghĩ đó là một cơ hội và cái đó tốt hơn cho Dũng.

Về sở hữu tài sản thì Phương và em gái Ngọc Bích nắm giữ phần lớn vốn của Tân Hiệp Phát. Trong khi đó, cậu con trai duy nhất của gia đình lại gần như không liên quan đến sở hữu công ty gia đình. Phương nghĩ gì về điều đó?

Sau này tôi mới biết có một số gia đình không cho con gái thừa kế, gần như toàn bộ tài sản đều dành cho con trai. Nhưng ở trong nhà tôi thì khác. Từ bé, Dũng đã ý thức là con trai nên phải làm tất cả. Dũng rất chiều 2 chị và cái gì nặng nhọc thì con trai làm chứ con gái không làm. Bạn ấy cũng không thắc mắc là được cái gì hay không được cái gì. Bạn ấy hiểu là muốn cái gì thì phải tự làm (cười).

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 5.

Ngày xưa, Dũng đi học ở nước ngoài thì cũng phải dạy đàn để kiếm tiền. Lúc làm ở McDonald’s, chỉ sau 2 tuần thôi là đã được lên chức rồi. Sau đó khoảng 2 tháng, Dũng có khoe với tôi, quản lý của Dũng đưa cho bạn ấy một quyển sách dày cộp và bảo là nếu học và qua được kỳ thi thì lương sẽ được tới 20 USD/giờ (lúc đó lương của Dũng là 5 USD/giờ)…

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 6.

Nói chung, bạn ấy ý thức được nhiệm vụ là phải chiều 2 chị chứ chẳng đòi hỏi chia cái gì cả (cười).

Phương có những áp lực gì khi là con gái, người thừa kế của ông Trần Quí Thanh?

Có một vài người bạn nói với tôi rằng họ rất nể ba tôi, nhưng làm con gái của ông thì họ không bao giờ muốn. Ví dụ như ba đã từng nói đến mức là: "Tôi đẻ ra không có nghĩa là tôi phải nuôi đâu". Nhưng với bản thân mình, tôi thấy đó là điều may mắn và hạnh phúc, vì tôi học được nhiều hơn những người khác, thậm chí là quá nhiều. Tôi nghĩ, cái gì cũng có giá của nó. Và tôi cảm ơn vì được làm con của ba Thanh và má Nụ.


Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 7.

Phương từng chia sẻ: "Tôi đã cưới Tân Hiệp Phát". Vậy Tân Hiệp Phát đã thay đổi như thế nào đến khi Phương "cưới"?

Ngày xưa tôi không hiểu hết được khi nghe ba nói ông chỉ tạo ra Tân Hiệp Phát như một sân chơi. Trước đó, tôi luôn được nghe: công ty đối với người sáng lập sẽ như đứa con thứ 4 trong gia đình và nhiều thứ khác nữa. Lúc đó, tôi đã tự hỏi: "Lập ra một công ty như một sân chơi nghĩa là sao?".

Trong quá trình làm việc, tôi mới hiểu là quan điểm đó tránh cho ba những tác động mang tính cảm xúc và giúp thay đổi công ty này rất nhiều. Ba tôi xây Tân Hiệp Phát từ con số 0, đến giờ là doanh nghiệp hàng đầu thị trường, phải trải qua rất nhiều lần "tự tay xé đi những lớp áo" mà việc đó đối với các doanh nghiệp cực kỳ khó mỗi lần bước qua, mà Tân Hiệp Phát đã đi qua không dưới 3 lần.

Khi đã lên một cái đỉnh như là nhất phường thì nhiều người không dám đi nữa, như lên nhất ao thì không dám ra sông, lên nhất sông thì không dám ra biển. Cứ mỗi lần chơi cuộc chơi lớn hơn là anh phải làm lại từ đầu. Đã có giai đoạn Tân Hiệp Phát thay đổi hệ thống phân phối, doanh số rớt tới 90%. Mỗi ngày đọc số liệu, cả nhà đều toát mồ hôi nhưng chúng tôi vẫn kiên trì bởi nếu không sẽ không thể trở thành Tân Hiệp Phát như bây giờ.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 8.

Mọi thứ đều có thể thay đổi nhưng cấu trúc của Tân Hiệp Phát vẫn là một công ty gia đình với những vị trí lãnh đạo cao nhất. Với một cấu trúc gia đình như vậy làm sao có thể thu hút được những người xuất sắc từ bên ngoài?

Ai vào công ty cũng sẽ thấy không có kiểu quản trị theo gia đình, mà theo bảng mô tả công việc theo chuẩn quốc tế. Thẩm quyển của ai ở vị trí nào thì quyết tương ứng với vị trí đó chứ mình kiểm soát hết thì đâu có cáng đáng được. Tại Tân Hiệp Phát, chúng tôi đánh giá rất cao những người có tinh thần làm chủ (entrepreneurship).

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 9.

Đánh giá cao những người có tinh thần làm chủ nhưng Tân Hiệp Phát vẫn là một công ty gia đình và họ vẫn chỉ là người làm thuê thì làm sao để họ có thể xây dựng một sự nghiệp với tinh thần làm chủ được?

Những người ở Tân Hiệp Phát luôn phải trả lời câu hỏi: "Tại sao?". Với những nhân viên ở các công ty đa quốc gia, họ sẽ ít phải hỏi câu hỏi ấy hơn bởi các kế hoạch, mô hình… ở vùng và tổng hành dinh có sẵn và mang sang áp dụng cho từng quốc gia. Còn mình không trả lời được câu hỏi tại sao là "chết" liền và những nhân viên đã tồn tại được tại Tân Hiệp Phát thì tinh thần làm chủ công việc và vượt qua thách thức phải rất cao.

Còn chuyện người giỏi ở Tân Hiệp Phát làm thuê hay làm chủ chỉ là quan điểm, vì Tân Hiệp Phát là hợp tác và phát triển. Nếu một người cho rằng mình có năng lực để ra đối chọi được với tất cả các khía cạnh của cuộc sống và của doanh nghiệp thì có thể ra riêng và đầu tiên thì có trở thành đối tác của chúng tôi. Lúc đó không còn là chuyện góp sức, mà còn là góp của. Được ăn thua chịu. Trường hợp chưa đủ năng lực để tự tương đầu với mọi thứ thì họ có thể góp sức để cùng phát triển.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 10.

Phải chăng Tân Hiệp Phát là "công ty bò sữa" nên những chủ sở hữu không thích chia sẻ "con bò sữa" của mình với người ngoài?

Quá trình phát triển của một công ty có nhiều hướng, trong đó có một hướng là cổ phần hoá. Đối với Tân Hiệp Phát, bây giờ chưa phải thời điểm. Chúng tôi thấy rằng mình vẫn thực hiện nhiều quyết định rất rủi ro mà nếu trong ban quản trị có đối tác bên ngoài thì họ rất khó đồng ý. Như việc đầu tư 10 dây chuyền Aseptic chẳng hạn. Chính bản thân ba tôi còn nói đó là một canh bạc rất lớn. Các cổ đông đều muốn có lời và lời nhanh mà quyết định đầu tư dài hạn và tái đầu tư toàn bộ là yêu cầu bắt buộc thì nên là công ty gia đình.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 11.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 12.

Ông Trần Quí Thanh từng nói 20 năm lịch sử của Tân Hiệp Phát chỉ là nháp, giờ mới là trang bắt đầu. Là thế hệ thừa kế, Phương nghĩ gì về trang bắt đầu này?

Câu nói về tờ nháp ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt. Vào ngày kỷ niệm 20 năm của Tân Hiệp Phát, sự kiện mà chúng tôi lấy tên gọi là "Vàng son lịch sử", ba nói rằng Tân Hiệp Phát đã xong giai đoạn làm nháp, bây giờ mới là điểm khởi đầu.

Khi bắt đầu làm Tân Hiệp Phát, ba tôi mua lại đống sắt vụn của Bia Sài Gòn, sau đó thuê những nhân viên kỹ thuật từng làm ở Bia Sài Gòn đã nghỉ hưu về để lắp lại thành dây chuyền vận hành được. Nhiều người nhìn dàn máy, than thở rằng không hiểu sao ông lại mua đống sắt vụn này, làm sao mà lắp ráp vào được nữa. Ba lúc đó nói: Có đống sắt vụn để ráp còn đỡ hơn là ráp từ không khí, bởi ít nhất là vẫn có cái khung sườn để mình bắt đầu.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 13.

Tôi còn nhớ năm 2003, ban lãnh đạo Tân Hiệp Phát thảo luận để lập ra tầm nhìn của công ty, chú Hai Dũng (hiện là giám đốc logistic) – khi nghe mục tiêu mà ba tôi đặt ra tầm nhìn là "trở thành công ty hàng đầu châu Á" đã đứng lên phản đối luôn: "Cái này là điên. Nhất Việt Nam không biết đã được chưa". Lúc đó, chúng tôi còn ở quá xa so với các công ty khác chứ nói gì đến chuyện châu Á.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 14.

Nhưng lúc nghe chú Hai Dũng phản đối, ba tôi chỉ nói lại: "Tao nghĩ người Việt Nam không dở. Tao muốn chứng minh người Việt mình không đi làm gia công suốt đời, mà sẽ có thương hiệu của người Việt Nam. Còn việc có làm được tới đó hay không thì cứ đi rồi tính".

Vào thời điểm công ty gặp khủng hoảng liên tiếp, ba tôi thảo luận với mọi người: Ai cảm thấy mệt mỏi thì nên cùng ngồi lại thống nhất là "chơi tiếp hay đóng cửa". "Chơi tiếp thì tụi bay phải chịu cực đó, đừng có than với tao. Còn nếu đóng cửa thì thôi: bán (bán công ty-PV), nghỉ!".

Tôi cảm thấy rất lạ khi ba cho rằng việc có thể không còn Tân Hiệp Phát là chuyện nhẹ nhàng. Nhưng với ông, đã dựng lên được thì cũng có thể hạ xuống được, còn nếu đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn, và không được than cực.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 15.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 16.

Trên trang web của Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh cũng nói về câu chuyện gia đình trong lời giới thiệu và cả gia tộc họ Trần nữa. Ở một công ty hàng tiêu dùng lớn, định hướng khách hàng thường rất quan trọng, liệu một công ty lại đưa yếu tố gia đình lên như vậy có hợp lý không?

4 năm về trước, khi Tân Hiệp Phát xảy ra khủng hoảng, chúng tôi mới nhận ra rằng mình đã chia sẻ quá ít với công chúng. Đặc biệt, nguyên tắc của gia đình tôi trước đó là không nói chuyện cá nhân, chỉ nói về sản phẩm của công ty.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 17.

Sau này chúng tôi nhận ra rằng, công ty nào cũng được xây dựng từ những con người và bản thân nó không phải là một thực thể vô tri, cũng cần tình yêu thương từ những người xung quanh. Còn việc nói về Tân Hiệp Phát nhưng lại liên kết với câu chuyện gia đình là bởi ba mẹ tôi cho rằng, thứ mình chọn cho gia đình mình chắc chắn là thứ tốt nhất.

Những người làm kinh doanh vốn đã bận thì việc ra sách "Chuyện nhà Dr Thanh" sẽ thêm bận rộn, rồi cuộc sống cũng bị nhòm ngó nhiều hơn. Phương có thấy cuộc sống của mình bây giờ đã có chút màu showbiz?

Trước kia tôi cũng chia sẻ câu chuyện của gia đình mình nhưng chủ yếu trong khuôn khổ của YPO (Young Presidents Organization). Còn bây giờ, khi chia sẻ với nhiều người hơn thì quả thật tôi đã khiến bản thân bận rộn hơn trước rất nhiều.

Từ tháng 6 đến giờ, số ngày tôi được ngủ 6-7 tiếng chỉ đếm trên đầu ngón tay vì trả lời facebook, email... Nhưng khi đã bị cuốn vào thì tôi cũng không nhớ mình có buồn ngủ hay không. Thêm nữa là việc chia sẻ cũng tạo ra tác động tích cực với người khác thì mình cũng cảm thấy hạnh phúc nên cứ làm tới, làm tới… Nhưng cũng đến lúc tôi phải thắng lại vì không ngủ nhiều đêm quá cũng không được. Cần có hệ thống và cần làm sao để việc chia sẻ được lan rộng nhưng không phải chỉ có một mình mình có thể triển khai.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 18.

Ngoài bố mình, trong giới doanh nhân Việt Nam, Phương hâm mộ người nào nhất?

Tôi rất quý anh Trần Bá Dương. Đó là một trường hợp khác hoàn toàn với ba Thanh. Bà xã của anh ấy không tham gia vào việc của công ty. Tôi luôn thắc mắc là một người như vậy thì động lực làm việc của họ là gì? Tôi sống trong một môi trường hoàn toàn khác nên không hiểu. Bởi với tôi, cùng làm việc chung với các thành viên trong gia đình là một điều may mắn.

Những chuyện khó tin từ cô gái thừa kế Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Ảnh 19.

Ai là bạn thân nhất của Phương?

Bạn thân nhất của tôi có lẽ là ba và Bích (Trần Ngọc Bích – em gái của Uyên Phương). Tôi thường nói đùa Bích là một nửa của mình, và nếu không có chồng hoặc không có con thì sẽ bám theo bạn ấy suốt đời (cười).


Hoàng Ly - Hạ Minh
Trịnh Kim Điền
7pm
Theo Trí Thức Trẻ20/10/2017