img

Theo khảo sát, trong vòng 2 năm trở lại đây những liền kề, biệt thự tại khu Geleximco, Nam An Khánh, Thiên Đường Bảo Sơn, Bắc An Khánh... được rao bán với mức giá trung bình 20 tỷ, thậm chí có căn được định giá lên tới 70 tỷ đồng.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 1.
Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 2.

Biệt thự ven hồ Khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn.

Cách đây 15 năm khi Đại lộ Thăng Long bắt đầu được xây dựng, ăn theo cơn sốt hạ tầng, khu Tây Hà Nội bỗng trở thành vùng trũng thu hút dòng tiền của các "đại gia" bất động sản. Hạ tầng đến đâu, những cánh đồng, ruộng rau, ao nước mênh mông bỗng biến thành dự án.

Những cái tên như Geleximco, Bảo Sơn, Sudico An Khánh, Dương Nội…trở nên "nóng sốt". Thị trường bất động sản sôi động với các cuộc giao dịch chớp nhoáng, giá chênh mỗi căn biệt thự lên đến 3-4 tỷ đồng. Thậm chí, nhiều căn biệt thự, nhà đầu tư mua bán như tranh cướp nhau.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 3.

Nhiều căn biệt thự trong Khu đô thị Nam An Khánh bị bỏ hoang suốt một thập kỷ.

Tuy nhiên, sốt nóng chỉ chưa đầy 2 năm, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2009-2010 đã kéo theo sự giảm tốc của thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2011-2013. Cơn sốt nhanh chóng hạ nhiệt để rồi trơ lại những khu đô thị hoang với tường gạch thô rêu xanh, cỏ mọc um tùm, nhếch nhác, xuống cấp.

Thời đấy, giới đầu tư gọi đây là vùng đất của "khu đô thị ma". Ngay cả đến thời điểm 2014-2015, đi dọc con đường Lê Trọng Tấn, xuyên vào khu đô thị như Geleximco, Bảo Sơn, Sudico An Khánh, Dương Nội…biệt thự hoang vẫn xếp dài im lìm, lác đác bóng người sống. Cỏ mọc um tùm hoang dại phủ kín, rêu bám mốc đen, hoang lạnh trải dài cả nghìn ha chạy dọc từ nút giao Lê Trọng Tấn – Đại Lộ Thăng Long đến tận Dương nội.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 4.
Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 5.

Sau 10 năm, khu đô thị Dương Nội đã bắt đầu hút cư dân về ở.

Đến năm 2017, cùng với sự ấm lại của thị trường bất động sản, những căn biệt thự hoang lại bất ngờ rục rịch tăng giá. Tuy nhiên, mức tăng mạnh nhất phải kể từ thời điểm đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện. Thời điểm đó, không ai có thể nghĩ tới giá những căn biệt thự hoang tàn có thể tăng hàng chục tỷ.

Tại khu đô thị Geleximco, năm 2013, một căn biệt thự tại khu D được nhà đầu tư bán tháo với giá 14 triệu đồng/m2, thấp hơn khoảng 3 lần so với năm 2009 - 2010. Nhưng đến năm 2020, mức giá của căn biệt thự này lên tới 70 triệu đồng/m2 và hiện tại dao động ở mức khoảng 90 - 100 triệu đồng/m2.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 6.

Khảo sát mức giá ở thời điểm hiện tại ở khu đô thị Bảo Sơn, căn biệt thự có diện tích hơn 364m2 có giá lên tới 37 tỷ đồng, tương đương với giá gần 100 triệu đồng/m2, gấp 3 lần so với mức 35 triệu/m2 hồi đầu năm 2020. Một số khu liền kề với diện tích 130m2 được rao bán với giá 16-25 tỷ đồng. Theo tiết lộ của một môi giới khu vực này, có căn biệt thự diện tích hơn 500m2 hướng trực diện ra hồ bán nguyệt trong khu đô thị Bảo Sơn được định giá lên tới gần 100 tỷ đồng.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 7.

Nhiều khu biệt thự bắt đầu được hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Tại khu đô thị Dương Nội, mức giá căn biệt thự song lập dao động ở ngưỡng 25-30 tỷ đồng. Sở hữu mức giá cao hơn so với mặt bằng chung đó là những căn biệt thự nằm ở dự án Vinhomes Thăng Long với mức giá từ 35-60 tỷ đồng. Kế bên là khu biệt thự khép kín của Sudico cũng đang được giao dịch ở mức 150 triệu đồng/m2.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 8.
Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 9.

Một trong những nguyên nhân chính đẩy mức giá căn biệt thự tăng theo lần đến từ hạ tầng giao thông của Tây Hà Nội đổi thay rõ rệt và sự khan hiếm nguồn cung biệt thự, liền kề mới.

Hơn 10 năm trước, với định hướng phát triển Tây Hà Nội, các dự án giao thông như Đại Lộ Thăng Long; tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông; trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương cùng tuyến xe bus BRT; đường Trung Văn kết nối Mễ Trì – Mỹ Đình…đã bắt đầu triển khai và hoàn thiện. Đến nay, những trục đường giao thông này đã cùng tạo thành mạng lưới kết nối hiện đại và thông thoáng.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 10.

Sự xuất hiện của nhưng đại đô thị quy mô lớn với đầy đủ hạ tầng đã kéo làn sóng cư dân đổ về khu Tây.

Theo quy hoạch, các tuyến đường này sẽ nối thông với các dự án đường vành đai trọng điểm đang được xây dựng như vành đai 3,5 nối quốc lộ 32 qua các khu đô thị Kim Chung Di Trạch, Vân Canh, Splendora…chạy qua Đại lộ Thăng Long tiếp nối vào tuyến đường có sẵn Lê Trọng Tấn tại khu vực Thiên Đường Bảo Sơn.

Ngoài ra, tuyến đường dài 5,6km với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng cũng sẽ nối vành đai 3,5 sẽ kết nối các huyện ngoại thành phía tây Thủ đô Hà Nội như: Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Thanh Trì tạo vành đai phía Tây Hà Nội.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 11.

Các tuyến giao thông kết nối khu Tây liên tục được hoàn thiện.

Song song với tuyến đường vành đai 3,5, các tuyến đường quy hoạch trong Tây Mỗ, Đại Mỗ cùng góp phần hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông nơi đây. Đơn cử như, tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài bắt đầu tư nút giao Lê Quang Đạo đâm thẳng ra Đại lộ Thăng Long, đường từ AEON Mall Hà Đông đến đường Lê Quang Đạo kéo dài, đường nối Geleximco A với Vinhomes Smart City….

Đặc biệt, Tây Hà Nội dự kiến trong tương lai còn hưởng lợi từ hệ thống tuyến đường sắt đô thị như đường sắt quy hoạch số 5 (Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc) dài 34km và tuyến đường sắt đô thị số 7 (Mê Linh – Khu đô thị Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội) dài 35km. Trong đó, dự án metro số 5 là phần lớn chiều dài đi nổi trên Đại lộ Thăng Long còn tuyến đường sắt số 7 sẽ là tuyến đi cao toàn bộ hoặc đi cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị vành đai 4.

Người giàu đổ về khu Tây Hà Nội, làng biệt thự hoang bỗng tăng giá gấp ba - Ảnh 12.

Tuyến đường sắt đô thị trên cao là dự án hạ tầng quan trong của khu Tây trong 5 năm tới.

Có thể nói, nhìn vào sự bứt phá cua hạ tầng giao thông đã và đang hoàn thiện, Tây Hà Nội đã trở thành điểm đến của giới nhà giàu. Bởi xét về di chuyển, khu Tây Hà Nội cách trung tâm Hà Nội mới Mỹ Đình 5km. Trong bối cảnh quỹ đất trung tâm hầu như không còn, khan hiếm nguồn cung biệt thự, liền kề mới thì làn sóng người giàu Hà Nội về đây cũng là chuyện tất yếu.

Nguyễn Linh
Tùng Lâm, Mai Linh, Goku
Hải An