img
Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 1.

Kể từ năm 2011, sau khi ngừng chương trình tàu con thoi, NASA đã phải trả một khoản tiền khổng lồ là 90 triệu USD cho một suất ghế trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga mỗi khi cần đưa phi hành gia Mỹ lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) làm việc, Space.com thông tin.

Sự phụ thuộc vào Soyuz, vào Roscosmos (Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga) và vào Nga đã hoàn toàn chấm dứt vào ngày lịch sử nước Mỹ gọi tên Falcon 9 - Crew Dragon - và SpaceX.

3 giờ 22 phút chiều thứ 7, ngày 30/5/2020, kỷ nguyên mới của ngành du hành vũ trụ Mỹ đang bay lên cùng hai phi hành gia NASA Douglas G. Hurley và Robert L. Behnken trong chuyến bay thử nghiệm Demo-2 trên con tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX - Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian do tỷ phú Elon Musk sáng lập.

Demo-2 là nhiệm vụ đầu tiên có người lái từ Trung tâm vũ trụ Kennedy của Mỹ tại Cape Canaveral, bang Florida kể từ năm 2011 - khi tàu con thoi cuối cùng của NASA, là STS-135, bay đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 2.

3 giờ 22 phút chiều thứ 7, ngày 30/5/2020, tàu vũ trụ Crew Dragon đưa kỷ nguyên mới của ngành du hành vũ trụ Mỹ bay lên không gian. Photo: NASA/AP/Getty Images

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 3.

Từ trái sang, phu nhân Karen Pence (vợ ông Mike Pence), Phó Tổng thống Mike Pence và Tổng thống Donald Trump theo dõi buổi ra mắt từ Trung tâm vũ trụ Kennedy. Photo: Mandel Ngan/AFP/Getty Images

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 4.

Tỷ phú Elon Musk - người sáng lập SpaceX - ăn mừng sau chuyến bay thành công của tàu vũ trụ Crew Dragon. Photo: Joe Raedle/Getty Images

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 5.

Rất đông người dân Mỹ tụ tập để theo dõi vụ phóng từ Titusville, đối diện Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, bang Florida. Photo: Scott Audette/Reuters

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 6.

Bay lên vũ trụ là đắt đỏ, là hao công tốn sức, là sứ mệnh "một mất - một còn" của bất cứ quốc gia, cơ quan vũ trụ và cá nhân phi hành gia nào.

Giây phút hai phi hành gia NASA Douglas G. Hurley và Robert L. Behnken tạm biệt người thân lên đường thực hiện nhiệm vụ có thể là giây phút cuối cùng...

Dầu vậy, đối với Đại tá Douglas G. Hurley sinh năm 1966 - Cựu phi công chiến đấu và phi công thử nghiệm trong Thủy quân lục chiến Mỹ - người được giao trọng trách chỉ huy tàu vũ trụ Crew Dragon thì đây là sứ mệnh quốc gia đáng tự hào.

Với kinh nghiệm 5.500 giờ lái trong hơn 25 loại máy bay khác nhau, Đại tá Douglas G. Hurley được chọn làm ứng viên phi hành gia của NASA năm 2000. 20 năm sau, ông trở thành một trong hai người đầu tiên bay trên Crew Dragon, kết nối thành công với Trạm ISS, cùng với Đại tá Robert L. Behnken.

Trong hồ sơ của NASA, Đại tá Robert L. Behnken từng phục vụ cho Không quân Mỹ có trong tay bảng thành tích ấn tượng không kém: Kinh nghiệm hơn 1.500 giờ bay trong hơn 25 loại máy bay khác nhau khi phục vụ cho Không quân Mỹ; Gia nhập NASA năm 2000, ông đã bay tổng cộng 708 giờ trong không gian và hơn 37 giờ trong 6 phi thuyền.

Trên tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX, Đại tá Robert L. Behnken sinh năm 1970 đảm nhận vai trò Tư lệnh điều hành chung.

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 7.

Hai phi hành gia NASA Douglas G. Hurley (phải, 1966) và Robert L. Behnken (1970) - Những người hùng vũ trụ, đưa kỷ nguyên du hành Mỹ sang trang mới. Photo: SpaceX

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 8.

Đại tá Douglas G. Hurley nói lời tạm biệt với vợ và con trai trước khi lên đường thực hiện sứ mệnh mới. Photo: Joe Skipper/Reuters

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 9.

Đại tá Robert L. Behnken (phải) nói lời tạm biệt với người thân trước khi thực hiện nhiệm vụ bay. Photo: Joe Raedle/Getty Images

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 10.

Hai phi hành gia NASA bước lên xe Tesla SUV đến bãi phóng 39A, chuẩn bị cho chuyến bay lịch sử. Photo: John Raoux/AP

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 11.

Hai phi hành gia đã "yên vị" trong con tàu vũ trụ sẽ đưa họ đến Trạm Vũ trụ Quốc tế như một phần của Chương trình phi hành đoàn thương mại của NASA. Photo: SpaceX

Sau khi kết nối thành công, 2 phi hành gia NASA gặp gỡ phi hành đoàn ISS Expedition 63. Photo: NASA

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 13.

Gần một thập kỷ phụ thuộc vào Nga cho những chuyến bay đưa người lên ISS; Tròn 10 năm NASA bắt tay với SpaceX, giờ đây NASA và nước Mỹ có thể tự tin đưa người và hàng hóa thiết yếu từ mặt đất lên không gian.

Có thể nói, sự kiện SpaceX đưa người lên ISS thành công đã cách mạng hóa chương trình không gian của Mỹ và khiến việc du hành tới các vì sao của nền kinh tế số 1 thế giới như nằm trong tầm tay, Inverse đánh giá.

Đối với nhiều người Mỹ, thành công của hai phi hành gia NASA Douglas G. Hurley và Robert L. Behnken trên con tàu Crew Dragon của SpaceX đã thay đổi mọi thứ: Đánh dấu kết thúc giai đoạn 9 năm Mỹ phải phụ thuộc vào Nga để đưa các phi hành gia lên trạm ISS. Thành công của SpaceX đã chứng minh sức mạnh hợp tác của cơ quan chính phủ và tập đoàn tư nhân; rằng Mỹ đã quay trở lại cuộc đua vũ trụ với một tâm thế mạnh mẽ để hướng tới các vì sao.

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 14.

Nhờ có tên lửa đẩy tối tân Falcon 9, có tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX mà ngành du hành vũ trụ Mỹ bước sang một kỷ nguyên mới. Photo: SpaceX

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 15.

Tỷ phú Elon Musk - người hiện thực hóa giấc mơ du hành vũ trụ Mỹ trong kỷ nguyên mới. Photo: Chris Saucedo/Getty Images

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 16.

Hai phi hành gia NASA cũng là những 'sứ giả' kết nối Mỹ với Trạm ISS thành công ngoạn mục. Photo: SpaceX

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 17.

Kỷ nguyên mới của ngành du hành vũ trụ Mỹ đang bay lên cùng những thế hệ tên lửa đẩy tối tân của Mỹ. Photo: John Kraus

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 18.

Tàu con thoi - Biểu tượng sức mạnh công nghệ không gian Mỹ - bắt đầu chuyến bay vào không gian lần đầu tiên năm 1981. 30 năm sau, năm 2011, tàu con thoi cuối cùng mang tên STS-135 của NASA nghỉ hưu. Đó cũng là lúc NASA bắt đầu phải trả một khoản tiền khổng lồ để thuê chỗ ngồi trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga (phóng đi từ bãi phóng Baikonur Cosmodrom ở Kazakhstan) nếu họ muốn đưa người lên ISS làm việc.

Tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đã kết thúc 9 năm lệ thuộc người Nga như thế. Với phiên bản cải tiến, có khả năng chở tối đa 7 phi hành gia, Crew Dragon sở hữu những con số vô cùng ấn tượng mà người dân Mỹ phải thốt lên rằng: "Rất ra dáng một phi thuyền không gian".

Cao: 8,1m - Đường kính: 4m - Nặng: 6 tấn - Trang bị 16 máy đẩy Draco dùng để định hướng tàu. Mỗi bộ đẩy Draco có khả năng tạo ra lực mạnh 400 N trong môi trường chân không vũ trụ. Crew Dragon còn được SpaceX trang bị 2 chiếc dù nhỏ để ổn định tàu sau khi tái hợp và 4 chiếc dù chính để tiếp tục giảm tốc cho tàu vũ trụ trước khi hạ cánh. Với các con số thể hiện đẳng cấp công nghệ không gian như vậy, con tàu vũ trụ thế hệ mới của SpaceX có thể đưa hành khách tư nhân lên quỹ đạo Trái Đất, Trạm ISS và… xa hơn nữa.

Ngày 30/5/2020, ở độ cao hơn 300 km, Crew Dragon đưa hai phi hành gia NASA Douglas G. Hurley và Robert L. Behnken kết nối thành công với ISS, gia nhập phi hành đoàn ISS Expedition 63, bao gồm phi hành gia NASA Chris Cassidy và các phi hành gia người Nga Ivan Vagner và Anatoli Ivanishin. Dự kiến, hai người sẽ ở lại ISS làm việc trong vài tuần.

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 19.

Tàu vũ trụ Crew Dragon tại bãi phóng 39A, Trung tâm vũ trụ Kennedy. Photo: Americaspace

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 20.

Crew Dragon chuẩn bị kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Photo: NASA

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 21.

Ở độ cao hơn 300 km, Crew Dragon kết nối thành công ISS. Lịch sử du hành vũ trụ Mỹ bước sang chương mới. Photo: NASA

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 22.

Hình ảnh tàu vũ trụ Crew Dragon đón ánh nắng Mặt Trời rực rỡ. Photo: SpaceX

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 23.

Trong những ngày này, người dân Mỹ lại có dịp hồi tưởng lại sứ mệnh không gian của phi thuyền Apollo 8 năm 1968. Đó là chuyến du hành vũ trụ có người lái đầu tiên của nước Mỹ khi rời khỏi quỹ đạo Trái Đất và quay quanh Mặt Trăng.

Dòng tên lửa đẩy mạnh nhất lịch sử cho đến nay của Mỹ Saturn V đã đưa bộ ba phi hành gia của Apollo 8 là Frank Borman, Jim Lovell và William Anders tiến thẳng lên quỹ đạo Mặt Trăng. Sứ mệnh có 1-0-2 này đã tạo bàn đạp to lớn cho sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng lịch sử của Apollo 11 năm 1969.

"Apollo là cuộc đối đầu của 2 cường quốc thời Chiến tranh Lạnh (1946-1991). Và chúng tôi là những chiến binh trong cuộc chiến đó" - Frank Borman, phi hành gia Apollo 8 nói sau khi sứ mệnh hoàn thành.

Tạm biệt Apollo Program của những ngày thời Chiến Tranh Lạnh, của thế kỷ 20. Bước sang thế kỷ 21, nước Mỹ đứng dậy với một tâm thế mới, với mục tiêu không gian vĩ đại mới: Đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng năm 2024, tạo bệ phóng thám hiểm sao Hỏa và không gian sâu.

Trong thời thế mới, Artemis Program của NASA cũng phải chiến đấu với rất nhiều tham vọng vũ trụ đến từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Trung Quốc, Ấn Độ...

Bởi vậy, thành công của Demo-2 tạo động lực mạnh mẽ, thiết thực cho NASA trên hành trình hiện thực hóa tham vọng đỉnh cao ấy của Mỹ. Chúng ta hãy cùng chờ...

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 24.

Ba bức tượng bằng đồng vinh danh 3 phi hành gia của Apollo 11 nhận dịp tròn 50 năm chuyến đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên của nhân loại được người Mỹ thực hiện thành công mỹ mãn. Trên đài tượng niệm khắc chữ "Đại bàng đã hạ cánh". Photo: Comeseeorlando

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 25.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (trái) đã ca ngợi phi hành đoàn Apollo 11 là "anh hùng" trong lễ kỷ niệm tại sân bay vũ trụ Cape Canaveral. Nửa thế kỷ trước, một đội gồm phi công Michael Collins, Buzz Aldrin (phải, trong ảnh) và Neil Armstrong đã cất cánh từ căn cứ Mỹ để lên Mặt Trăng. Neil Armstrong, người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt Trăng, qua đời vào năm 2012. Ảnh chụp năm 2019. Photo: J. Raoux/AP

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 26.

Tổng thống Mỹ Trump phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Ông là vị tổng thống chi mạnh tay nhất cho ngân sách của NASA trong năm tài khóa 2020, người hối thúc NASA phải đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng năm 2024. Photo: Alex Brandon/AP

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 27.

Chương trình Artemis (Artemis là người chị sinh đôi của Apollo trong thần thoại Hy Lạp) của NASA đặt ra mục tiêu không thể tham vọng hơn: Tái đưa người (1 nam, 1 nữ) lên Mặt Trăng, tạo bàn đạp thám hiểm sao Hỏa. Photo: NASA

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 28.

Năm 2010, NASA (với tư cách là một cơ quan của chính phủ) đã ‘bắt tay’ với SpaceX (một tập đoàn tư nhân của tỷ phú công nghệ Elon Musk). Đây là một phần của Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCDev) do chính phủ Mỹ thành lập và tài trợ năm đó.

Sau 3.650 ngày, vào những ngày cuối tháng 5 năm 2020, nước Mỹ và lịch sử chứng kiến ‘quả ngọt’ từ sự hợp tác đặc biệt này.

Không chỉ là SpaceX, NASA còn ký kết với Boeing, Lockheed Martin, Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos… Ngành du hành vũ trụ Mỹ hứa hẹn có những cú hích đột phát trong thế kỷ mới.

Trên thực tế, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cho biết họ muốn NASA một mặt thực hiện các sứ mệnh quốc gia (tái đổ bộ Mặt Trăng, tạo bàn đạp thám hiểm sao Hỏa), mặt khác đa dạng hóa công việc sang các lĩnh vực kỹ thuật và thương mại hóa vũ trụ.

Người ta có thể suy đoán rằng động thái như vậy sẽ cho phép các cơ quan chính phủ tập trung vào một mục tiêu đã nêu khác của Mỹ - để quân sự hóa không gian (trái với Hiệp ước ngoài vũ trụ). Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ cũng có ý định tương tự - chủ yếu, theo người ta nói, để bảo vệ cơ sở hạ tầng vệ tinh trong không gian.

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 29.

Chương trình Phi hành đoàn Thương mại (CCDev) của NASA. Photo: NASA

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 30.

Trước và sau khi sứ mệnh bay Demo-2 của tàu vũ trụ Crew Dragon, cụm từ “Launch America” được công chúng biết đến rộng rãi trên truyền thông, mạng xã hội. Trong hình là bộ đôi phi hành gia của Crew Dragon. Photo: Bill Ingalls/NASA

Mỹ hết tầm gửi vào Nga, dừng ‘đốt’ 90 triệu USD cho 1 chiếc ghế: Bí mật từ 6 chữ S.P.A.C.E.X - Ảnh 31.

Trước và sau khi sứ mệnh bay Demo-2 của tàu vũ trụ Crew Dragon, cụm từ “Launch America” được công chúng biết đến rộng rãi trên truyền thông, mạng xã hội. Trong hình là bộ đôi phi hành gia của Crew Dragon. Photo: Bill Ingalls/NASA

Trang Ly
Space X, Shutterstock, NASA, Getty Images
Bạch Quả
Theo Trí Thức Trẻ04/07/2020