Cụ thể hơn, mức lương trung bình mà các cầu thủ của Man United đang có là vào khoảng 5,77 triệu bảng/cầu thủ (một mùa giải).
Thế nhưng con số của các cầu thủ bóng rổ của Cleverland Cavaliers, một trong những đội bóng hàng đầu của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA được trả trung bình còn cao hơn thế, với 6.5 triệu bảng/cầu thủ.
Và Cavaliers cũng chính là CLB thể thao được trả lương cao nhất trên thế giới. Sportsmail đã thống kê trên dưới 10.000 VĐV của tổng cộng 333 CLB thể thao từ 17 giải đấu hàng đầu thế giới của 7 môn thể thao khác nhau để đưa ra con số này.
Cũng theo thống kê trên, vượt mặt Premier League, NBA cũng chính là giải đấu được trả lương cao nhất trên thế giới. Mức lương trung bình của các cầu thủ ở giải đấu này rất đáng kể, khoảng 4,8 triệu bảng/cầu thủ.
Con số này một phần đến từ việc tỷ giá giữa đồng đô la và đồng bảng Anh đang được thu hẹp lại sau Brexit (nước Anh rời EU) đồng thời quan trọng hơn chính là hợp đồng bản quyền truyền hình mới của NBA, giải đấu bóng rổ hấp dẫn nhất hành tinh.
Về phần mình, Premier League chắc chắn là giải đấu bóng đá trả lương khủng nhất với mức chi trả trung bình cho mỗi cầu thủ đã là 2,4 triệu bảng/cầu thủ, con số gần gấp đôi mức lương trung bình của giải đấu xếp ngay phía sau, La Liga.
Dưới đây là những thống kê cụ thể hơn nữa về 2 giải đấu trả lương cao nhất thế giới này:
Mức thu nhập của NBA thực ra chỉ vừa mới tăng lên gấp đôi ở mùa giải này ở mức 2,17 tỷ bảng/năm trong 9 năm tới, và vẫn chưa thể so sánh được với hợp đồng bản quyền truyền hình siêu khủng 2,7 tỷ bảng/năm trong 3 năm tới (và sự kiến sẽ còn tăng lên sau 3 năm) của Premier League.
Tuy nhiên với chỉ 20 CLB, số lượng cầu thủ của Premier League lại lên tới 527 so với 449 cầu thủ thuộc biên chế 30 đội bóng của NBA, đó là lí do mà mức thu nhập bình quân của giải đấu bóng rổ là cao hơn so với giải đấu bóng đá hàng đầu châu Âu.
Tuy nhiên, có một yếu tố khác mà NBA cũng sẽ phải ao ước từ Premier League, đó là số lượng khán giả đến sân. 17.864 khán giả/trận là con số trung bình cho giải đấu của Mỹ, chỉ bằng 1 nửa so với 36.451 khán giả/trận của giải Ngoại hạng Anh.
Con số này là nhờ việc các trận đấu bóng đá luôn diễn ra trên những SVĐ có sức chứa lớn hơn hẳn các sân bóng rổ, mặc dù vẫn có những sân bóng đá có sức chứa chỉ 11.000 (của Bounermouth) so với 22.000 (SVĐ lớn nhất của NBA).
Tuy nhiên ngược lại, thu nhập từ các khán giả của NBA lại vượt trội so với Premier League nhờ giá vé vào sân luôn cao hơn (trung bình 46 bảng/trận của NBA so với 31 bảng/trận của Premier League, đã giảm so với mùa giải trước) đồng thời số trận đấu diễn ra trong mỗi mùa giải cũng cao hơn hẳn (1230 trận so với chỉ 380 trận).