img
Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 1.
Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 2.

8 năm trước, ngày 14.5.2010, chiếc xẻng trên tay bà Thái Hương cũng đã xới nhát đầu tiên trong lễ khởi công nhà máy sữa TH true Milk lớn nhất Đông Nam Á ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Nhưng đó không chỉ là bước ngoặt quan trọng trên con đường trở về với mẹ thiên nhiên của bà chủ ngân hàng Bắc Á, mà nhát xẻng ấy còn đánh dấu những dấu chân đầu tiên trên lộ trình kiến tạo cuộc cách mạng sữa tươi ở Việt Nam.

Hơn 2 năm trước, khi Thái Hương công bố đầu tư dự án bò sữa khổng lồ 2,7 tỉ đô la tại Nga, không ít người, kể cả chuyên gia nông nghiệp đã nghi ngại lắc đầu: Làm thế nào để nuôi bò sữa hiệu quả trong một mùa đông quá dài, thiếu cỏ và thời tiết lạnh giá bậc nhất trên trái đất?

Những câu hỏi kiểu ấy từng được đặt ra một cách đầy hoài nghi ở trang trại bò sữa Nghĩa Đàn. Nhưng bài toán thiên nhiên khắc nghiệt không thể gây khó khăn cho người đàn bà thép Thái Hương.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 3.

Từ rất lâu, nữ doanh nhân xứ Nghệ đã nhìn thấy chìa khoá vàng không chỉ cho tập đoàn TH, mà còn cho sự hưng thịnh của người Việt. Chìa khóa ấy bắt nguồn từ một đất nước cũng cách xa Việt Nam. Thái Hương đặt câu hỏi: Israel - đất nước phần lớn diện tích là sa mạc khô cằn, khan hiếm nước, nhiệt độ nóng bỏng, mà vẫn có thể trở thành hình mẫu tuyệt vời của nông nghiệp thế giới, thì tại sao xứ xở tươi tốt quanh năm như Việt Nam, lại mãi cam chịu tụt hậu?

Trước khi Thái Hương đi một nước cờ chiến lược: Xây dựng trang trại bò sữa tập trung quy mô lớn ở Nghĩa Đàn, thì Việt Nam không hề có tên trên bản đồ sữa tươi thế giới. Rất hiếm người Việt dám nghĩ rằng một xứ sở nhiệt đới, ít thảo nguyên lại có thể chăn nuôi bò sữa quy mô lớn.

Chiếc chìa khóa vàng trong nông nghiệp được Thái Hương khái quát thành công thức chuẩn để biến tập đoàn của bà trở thành một thế lực sừng sỏ nhất trong ngành sữa tươi: Trí tuệ Việt + Tài nguyên Việt + công nghệ đầu cuối hiện đại nhất của thế giới = thành công vượt trội.

Công thức ấy ấy đã giúp TH khắc chế hoàn toàn được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, biến nó trở thành lợi thế cho mình. Bỏ qua những miền đất lạnh nhưng eo hẹp diện tích như Mộc Châu, Ba Vì, Đà Lạt, Thái Hương chọn vùng cao nguyên rộng lớn Nghĩa Đàn – nơi có gió Lào rát bỏng - làm thủ phủ bò sữa Việt Nam.

Chỉ trong thời gian vài năm, Kỷ lục trang trại bò sữa công nghệ cao lớn nhất Châu Á và hàng chục giải thưởng danh giá nhất, danh hiệu quốc tế đã lần lượt được trao cho TH.

Từ một người đàn bà năm 2008 không biết tí gì về sữa, quyết định làm sữa tươi sạch khi thấy hàng triệu quả thận trẻ em rỉ máu vì sữa nhiễm melamin; thấy trẻ con Việt Nam khổ quá, phải uống tới 92% sữa bột pha lại, Thái Hương đã nhanh chóng trở thành “Nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á”, thành “người kiến tạo cách mạng sữa tươi ở Việt Nam” theo bình chọn của Forbes.

Sự thành công thần tốc của TH, đã trở thành một hình mẫu phát triển không thể chối cãi ở một quốc gia nghèo đang muốn vươn tới vị thế cường quốc nông nghiệp như Việt Nam. Nhưng điều khiến Thái Hương tâm đắc hơn cả phía sau sự thành công của một thương hiệu, chính là quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng được tôn trọng, bảo vệ.

Suốt 7 năm trời, dù các dự án của TH, của ngân hàng Bắc Á phát triển với tốc độ chóng mặt, thì Thái Hương vẫn không mệt mỏi khởi xướng và đấu tranh cho sự minh bạch nhãn mác, xuất xứ, chất lượng của thị trường sữa. Bà chính là người khởi xướng, vận động, tổ chức nghiên cứu, tạo tiền đề để Chính phủ ban hành Chương trình sữa học đường quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sữa dạng lỏng, nhằm cải thiện thể trạng và tầm vóc Việt.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 5.
Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 6.

Lẽ ra người đàn bà sữa tươi quyền lực Thái Hương đã có thể bước chậm lại để thu hái thành quả bà đã gầy dựng bao nhiêu năm qua. Nhưng không, bà lại bắt đầu bước vào một cuộc cách mạng khác, góp phần “biến Việt Nam thành bếp ăn của thế giới” và “mang một Việt Nam đẳng cấp ra thế giới”.

Sức làm việc của Thái Hương còn khủng khiếp hơn cả 8 năm trước, khi bà trăn trở và quyết định mở hướng đánh chiến lược: Vươn sức mạnh của TH ra ngoài lãnh thổ và nhảy vào nhiều lĩnh vực mới của thực phẩm sạch.

Thái Hương bảo: “Nhiều năm nay, ngành du lịch có khát vọng “mang thế giới đến Việt Nam”, để Việt Nam trở thành “điểm đến của thế giới”. Đây là khát vọng tuyệt vời, nhưng ở đâu đó, người ta vẫn đang làm ngược: Tàn phá thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường và danh thắng.

Nhưng muốn đất nước phát triển thịnh vượng, việc “mang thế giới đến Việt Nam” là chưa đủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta còn cần “mang Việt Nam ra thế giới”.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 7.

Theo Thái Hương, để “mang Việt Nam ra thế giới”, bà chọn con đường trở thành một “người nội trợ tử tế”: Sản xuất ra nhiều dòng thực phẩm tươi sạch đẳng cấp và khác biệt, vừa phục vụ sức khỏe người Việt, vừa xuất khẩu sang những nước đòi hỏi chất lượng thực phẩm cao nhất.

“Việt Nam vốn được mẹ thiên nhiên ưu đãi, nhưng chúng ta đang ứng xử thế nào với người mẹ vĩ đại này? Hoá chất dùng vô tội vạ và chúng ta đang phải trả giá bằng ung thư, bằng vô số bệnh tật. Ngày nào đọc báo, xem truyền hình cũng thấy thực phẩm bẩn, ngộ độc, bệnh tật, đau lòng lắm. Tôi sẽ đi một cách mạnh mẽ và kiên trì để thúc giục người Việt biết trân quý lại mẹ thiên nhiên – người sẽ cho ta tất thảy. Cuộc cách mạng về sữa hạt và nước uống thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên mà chúng tôi đang làm, chính là những bước khởi đầu cho xu thế tất yếu ấy”.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 8.

Một trong những điều khiến Thái Hương trăn trở là quan niệm xã hội. Hàng trăm năm nay, người Việt vẫn khao khát “ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật”. Thái Hương cho rằng, đã đến lúc quan niệm ấy cần thay đổi. Thời đói kém, người ta ca ngợi cơm Tàu một phần là vì nhiều dầu mỡ, nhiều calori. Ngày nay, ăn nhiều dầu mỡ rất có hại cho sức khỏe. “Chúng tôi đã cho ra đời rất nhiều thực phẩm nâng cao sức khỏe con người. Cần phải làm mọi cách để chính người Việt và bạn bè quốc tế đều thích “ăn cơm Việt” tin tưởng lựa chọn thực phẩm sạch với chất lượng quốc tế của Việt Nam. Khi ấy, chắc chắn người nông dân Việt cũng sẽ đổi đời, đất nước sẽ có của ăn của để”.

Hiện thực hóa ước mơ này, Thái Hương đã có một quyết định khiến cả giới đầu tư Việt và Nga xôn xao: Đầu tư dự án trang trại bò sữa khổng lồ tại Nga. Đó vừa là cách để bà tri ân nước Nga đã ở bên Việt Nam trong những tháng năm gian khó nhất, vừa là cú đánh chiến lược trên con đường lớn mang khát vọng “Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới” và “mang Việt Nam ra thế giới”.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 9.

Sáng 7.9.2018, nhân chuyến thăm chính thức liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống V. Putin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm tỉnh Kaluga và dự Lễ khởi công Nhà máy chế biến sữa đầu tiên của Tập đoàn TH. Cùng đi với đoàn còn có Phó thủ tướng Liên bang Nga Alexei Vasilievich Gordeev.

Tại đây, Tổng Bí thư đã đánh giá cao nỗ lực của tập đoàn TH, “doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam đầu tư vào nông nghiệp của Liên bang Nga với số vốn lớn và mục tiêu rất nhân văn, đó là tạo ra những sản phẩm sạch, có chất lượng cao để phục vụ cộng đồng”.

Tổng Bí thư đã dùng cụm từ “Tôi rất ấn tượng” khi nghe báo cáo về quá trình đầu tư và những mục tiêu lớn của TH. Nói về nhà máy sữa lớn, hiện đại bậc nhất ở đặc khu kinh tế Kaluga và dự án 2,7 tỉ đô la của TH tại Nga.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 10.

Bức tranh Hoa Sen Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng nữ doanh nhân Thái Hương. Hoa sen được coi như Quốc hoa Việt Nam. Với Thái Hương, hoa sen cũng là là hình ảnh của nhà Phật, mà bà là Phật tử, pháp danh Diệu Huệ.

“Dự án của Tập đoàn TH không chỉ góp phần tăng trao đổi thương mại và dầu tư giữa hai nước, mà còn thể hiện sự sẻ chia, đồng hành cùng nước Nga phục hồi và phát triển nền sản xuất nông nghiệp đã từng đứng hàng đầu thế giới.

Như vậy, ngoài ý nghĩa kinh tế, Dự án còn mang một ý nghĩa chính trị quan trọng, làm phong phú thêm hợp tác Việt – Nga ngoài các lĩnh vực truyền thống khác như kỹ thuật quân sự, giáo dục – đào tạo. Dự án còn thể hiện, khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường quốc tế, mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Dự án của TH có thể là khởi dầu của một xu hướng về đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Trước khi kết thúc bài phát biểu, Tổng Bí thư đã đưa ra lời chúc ý nghĩa đối với nứ doanh nhân Thái Hương: “Việt Nam có câu “Đất lành chim đậu”, TH đã chọn được đất lành Kaluga, chúc bà Thái Hương, nữ doanh nhân có tư duy nhanh nhạy, với tình yêu quê hương, đất nước và nước Nga tha thiết, khát vọng làm việc và cống hiến vì lợi ích cộng đồng, sẽ thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình”.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 11.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó thủ tướng Liên bang Nga Alexei Vasilievich Gordeev, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và đoàn đại biểu cấp cao hai nước, cùng bà Thái Hương tham dự Lễ khởi công nhà máy sữa TH tại Kaluga.

Trong bài phát biểu đầy cảm xúc và kỷ niệm, Thái Hương đã nhắc đến 2 trong 3 người đàn ông ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời doanh nhân. Người thứ nhất là Paven Pavel Corsaghin – nhân vật chính trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" và người thứ hai là Vladimir Putin – Tổng thống Liên bang Nga.

“Tình yêu ấy đang sinh sôi thành hệ sinh thái hữu cơ mát lành, đóng góp to lớn trong vấn đề tái cấu trúc của nông nghiệp Liên bang Nga… TH sẽ trở thành người nội trợ tử tế, sản xuất thực phẩm và đồ uống hoàn toàn từ thiên nhiên với tôn chỉ mạnh mẽ: tôn trọng tự nhiên, nâng niu đất mẹ, kết hợp với khoa học công nghệ cao và công nghệ 4.0 tạo ra những giá trị không giới hạn theo chiều hướng tốt hơn cho sức khỏe và trên nền tảng phát triển bền vững mà nền sản xuất văn minh của thế giới đang hướng tới, đồng thời đưa người nông dân tham gia một mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm đạt chất lượng quốc tế” – Thái Hương khẳng định.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 13.

Việc bà và TH sang Nga đúng lúc nước này bị cấm vận, thiếu hụt sữa, sản phẩm về sữa và nông sản cho Nga, một phần là để tri ân đất nước đã đứng bên cạnh Việt Nam những ngày gian khó.

Trước thời khắc mà bà gọi là “phút giây huyền thoại của tập đoàn TH”, Thái Hương xúc động cảm ơn và hứa với các vị lãnh đạo hai nước Việt- Nga: "Ở đây, mọi người tham gia vào dự án phải luôn luôn xác định được sứ mệnh mà mình đang theo đuổi là vì sức khỏe cộng đồng và phụng sự đất nước là vô điều kiện, tạo nên một sức mạnh vô bờ bến và không gì là không thể nếu như điều mong muốn của chúng ta là chính đáng".

Theo Thái Hương, sự hiện diện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các quan chức cấp cao đã “tiếp thêm sức mạnh cho tiếng chuông vang xa hơn nơi xứ người”. Bà gọi sự hiện diện đó là một đặc ân sẽ luôn nhắc nhở bà và cộng sự: “Món quà đáng trân trọng này đối với nhà máy sữa TH là một đặc ân luôn nhắc chúng tôi về trọng trách của mình đối với Tổng bí thư và quý vị khách quý có mặt ngày hôm nay. Và đây không chỉ là trọng trách đối với tỉnh Kaluga, đất nước Nga, mà còn là trọng trách với đất nước Việt Nam. Đó là tính tự tôn dân tộc và tự trọng của mỗi cá nhân tham gia vào dự án”.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 14.


Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 15.

Không chỉ nhận được sự quan tâm lớn từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo Việt Nam, hành trình của bà Thái Hương còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của 3 vị Tổng thống.

Tổng thống huyền thoại của Israel, người từng được trao giải Nobel Hòa bình, ngài Shimon Peres, khi đến thăm tập đoàn TH tại Việt Nam 7 năm trước, chỉ cần qua cái bắt tay, đã dự cảm được nguồn năng lượng mạnh mẽ từ người đàn bà nhỏ bé chỉ đứng đến vai ông.

Năm 2017, vị tổng thống khác của Israel, ngài Reuven Rivlin tới Hà Nội, và cũng giống người tiền nhiệm Shimon Peres, ngài Rivlin đã bỏ qua các khâu kiểm tra an ninh, tin tưởng thưởng thức trực tiếp hộp sữa tươi sạch TH true Milk và gật gù về chất lượng hàng đầu thế giới.

Nhưng cả ngài Shimon Peres (nếu còn sống) và ngài Reuven Rivlin, cũng khó có thể ngờ rằng, chỉ một thời gian ngắn sau, từ chỗ học hỏi kinh nghiệm – công nghệ của cường quốc nông nghiệp Israel, bà Thái Hương đã mang công nghệ hàng đầu thế giới + tầm nhìn vượt trội và tư duy quản trị 4.0 Việt Nam ấy, xuất khẩu sang Nga, trong dự án thương hiệu Việt trị giá 2,7 tỉ đô la.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ động thổ tổ hợp dự án trang trại bò sữa tại Moscow; Thủ tướng Nga Medvedev bắt tay chúc mừng bà Thái Hương trong Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa tập đoàn TH và tình Kaluga.

8 năm trước, lần đầu tiên những nông dân giỏi, kỹ sư, chuyên gia của cường quốc nông nghiệp Israel, đã sang Việt Nam làm thuê cho người phụ nữ Việt Nam này. Chắc chắn họ cũng không ngờ sau này, nhiều chuyên gia Việt Nam của trang trại bò sữa đạt kỷ lục Châu Á lại hành quân sang Nga để huấn luyện, trao truyền kinh nghiệm cho những người nông dân, kỹ sư Nga đang làm thuê cho TH.

Quyết định chiến lược đầu tư sang Nga của Thái Hương, được đích thân Tổng thống Nga Putin ca ngợi là dũng cảm, trong tiệc chiêu đãi bà Hương cùng khoảng 40 doanh nhân hàng đầu thế giới, tại thủ phủ vùng Viễn Đông, thành phố Vladivostok năm 2017.

Hôm ấy, Tổng thống Putin đã hướng về người phụ nữ duy nhất mặc áo dài đỏ Việt Nam ngồi đối diện ông phía bên kia bàn tiệc, rồi nói với tất cả khán phòng: “Có một nhà đầu tư nông nghiệp Việt Nam đã dũng cảm đầu tư vào vùng Viễn Đông. Chúng ta hãy ngợi khen họ bằng huân chương Hữu nghị”.

Sau khi nghe Thái Hương trình bày bài phát biểu 10 phút, Tổng thống Putin kết luận: “Bà là một doanh nhân tài ba. Bà đã đưa ra một bản kế hoạch hành động hết sức hoàn hảo, mang tầm cỡ của một doanh nhân quốc tế. Những đề xuất của bà mang tính thực tế cao. Bà không những sản xuất sữa và các sản phẩm nông nghiệp tại Liên bang Nga mà còn phải hướng tới cả thị trường Châu Á – Thái Bình Dương”.

Bà Thái Hương cùng quan chức Nga trong Lễ khánh thành Trang trại TH đầu tiên tại Moscow, đón chào con bê đầu tiên được sinh ra tại trang trại.

Quả thật, chỉ nhìn quy mô các dự án hiện diện trên nhiều tỉnh thành nước Nga của tập đoàn TH, sẽ thấy nhận định về “nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế” từ miệng người đàn ông quyền lực nhất thế giới, không hề quá lời.

Đó là dự án tại Moscow: 50.000ha, 15.000 con bò;

Dự án tại Kaluga: 65.000ha, 30.000 con bò;

Dự án tại Cộng hòa Bashkortostan: dự kiến 50.000ha, 20.000 con bò;

Dự án tại Tyumen: Dự kiến 48.000ha, 25.000 con bò;

Dự án tỉnh Primorye, Viễn Đông: 50.000ha, 15.000 con bò;

Dự án phối hợp với Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga sản xuất inulin từ cúc vu (một chất phòng chống ung thư, bảo vệ sức khỏe)…

Cái “tầm cỡ quốc tế” ấy cũng hiện lên rõ nét khi đưa ra một sự so sánh thú vị: Số tiền 2,7 tỉ đô la của dự án TH, tương với tổng khối lượng tất cả các khoản đầu tư của Việt Nam vào Nga hiện tại.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 18.

Năm 2016, khi Thái Hương dẫn quân sang Nga khảo sát dự án, bà đã tiếp xúc với nhiều người Việt thành đạt tại đây. Một trong số đó là triệu phú đô la Trần Quốc Triệu – chủ của nhiều khu chợ và chuỗi cửa hàng thực phẩm ở thành phố Krasnodar.

Ông Triệu chân thành nói với Thái Hương: “Dự án của chị và TH chắc chắn sẽ nâng vị thế của người Việt tại Nga lên một tầm cao mới và cũng góp phần làm chiếc cầu nối hữu nghị Việt Nga thêm bền chặt. Có chị sang, anh em bên này cũng như được tiếp thêm nhiều sức mạnh”.

Năm 2017, trong một lần đến thăm công trường xây dựng trang trại TH, trước khi dùng bữa, ông thống đốc Moscow, ông Andrey Vorobiev, đã chỉ vào bàn tiệc toàn món ăn Nga mà bà Thái Hương chuẩn bị để tiếp ông, hóm hỉnh nói: “Người Nga chúng tôi lúc nào chẳng được ăn đồ Nga. Lần sau, nếu bà có nhã ý mời cơm chúng tôi, mong rằng trên bàn này, có món phở Việt Nam. Tôi đã được thưởng thức phở ở Hà Nội, khi sang thăm tập đoàn TH. Tuyệt hảo”.

Khát vọng “mang Việt Nam ra thế giới” của người kiến tạo cách mạng sữa tươi - Ảnh 19.

Mong muốn của ông Andrey Vorobiev cũng là ước mơ bất thành của nhiều người Việt: mang phở, mang thực phẩm thương hiệu Việt ra thế giới. Nhưng chỉ ít tháng nữa, khi những hộp sữa TH xuất hiện trong tủ lạnh của người Nga, ước mơ ấy sẽ thành hiện thực và những doanh nhân như ông Trần Quốc Triệu cũng sẽ thấy ấm áp khi người Việt tạo dấu ấn ở xứ người.

Từ ngày khởi công nhà máy sữa tại Nghĩa Đàn đến ngày khởi công nhà máy sữa tại Kaluga chỉ mất 8 năm. Khoảng thời gian ấy rất ngắn ngủi nếu so với tuổi đời của các hãng sữa khác tại Việt Nam và thế giới, nhưng đã đủ để Thái Hương và TH tạo lập nhiều kỳ tích. Với tốc độ quyết liệt thường thấy ở TH, chỉ ít thời gian nữa, dòng sữa tươi sạch thương hiệu Việt sẽ chảy tới các siêu thị của nước Nga rộng lớn, và rồi có thể chảy tiếp một phần sang Trung Quốc (phần giáp Viễn Đông) và tạo bàn đạp sang nhiều nước Đông Âu khác.

Một bước ngoặt, một tương lai mới, kỳ tích mới đang chờ người đạt giải “Oscar kinh doanh” Thái Hương và những người TH khai phá, chinh phục.

Phương Loan
7pm
Theo Trí Thức Trẻ10/9/2018