Trong quả penalty đầu tiên, thủ môn U22 Thái Lan đã di chuyển một chân khỏi vạch vôi trước khi Tấn Sinh thực hiện cú đá. Luật FIFA quy định:
"Vị trí của thủ môn đội phòng ngự đứng trên đường cầu môn là vạch vôi giữa hai cột dọc. Mặt thủ môn hướng về phía trái bóng. Thủ môn chỉ được di chuyển sau khi bóng đã được đá đi. Nếu thủ môn vi phạm thì cú đá phạt sẽ được thực hiện lại".
Thủ môn Thái Lan di chuyển trước khi Tấn Sinh thực hiện cú đá
Chân của thủ môn Nont Muangngam đã bước lên khỏi vạch vôi theo nhận định của trọng tài
Trọng tài chính đứng ở vị trí quan sát rất thuận lợi. Nhận thấy hành vi sai luật của thủ môn Thái Lan, ông tham khảo thêm ý kiến từ trợ lý trước khi đưa ra quyết định cho đá lại quả penalty. Đây là một tình huống xử lý quyết đoán từ vị "vua áo đen".
Tuy nhiên, thực tế trong nhiều trận đấu bóng đá quốc tế, không ít lần trọng tài bỏ qua việc các thủ môn di chuyển sớm và lấn vạch nếu họ cho rằng hành vi ấy không làm ảnh hưởng đến cầu thủ đá phạt cũng như kết quả của quả penalty.
Thủ môn Tim Krul từng đặt cả 2 chân trước vạch vôi một khoảng cách rõ ràng trước khi cản cú đá của Rashford trong trận Man United vs Norwich. Nhưng trọng tài không cho Man United được đá lại.
Trở lại với tình huống penalty của Việt Nam, có thể thấy tiền đạo Hà Đức Chinh cũng đã phạm luật khi đã xâm nhập vòng cấm trước khi Tấn Sinh tung cú đá. Chình vì thế, trọng tài hoàn toàn có quyền không công nhận bàn thắng nếu bóng đi vào lưới.
Quả penalty được thực hiện lại sau đó là một pha bóng tách biệt với quả phạt đền đã bị hủy bỏ trước đó. Do vậy, U22 Việt Nam có quyền được thay người đá phạt. Tiến Linh bước lên thế chỗ Tấn Sinh và thực hiện thành công, san bằng tỉ số 2-2.
2-2 cũng là kết quả cuối cùng trận đấu, U22 Việt Nam lọt vào bán kết với ngôi đầu bảng A, còn Thái Lan bị loại sớm.
Tiến Linh gỡ hòa cho U22 Việt Nam (nguồn: HTV)