Tại AFF Cup 2008, tuyển Việt Nam từng thăng hoa nhờ vào sự xuất thần của thủ môn số 1 này, người duy nhất là thủ môn giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải và sau đó đoạt Quả bóng vàng (QBV) Việt Nam.
Sau khi giải nghệ năm 2016 trong màu áo hà Nội T&T (nay là CLB Hà Nội), Hồng Sơn đang đảm nhận công tác đào tạo thủ môn ở các đội trẻ.
Ảnh: TL
2. Trung vệ Vũ Như Thành
Ở hàng phòng ngự của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2008, Như Thành là một trong những chốt chặn quan trọng. Thành được đánh giá là một trong những trung vệ hay nhất của BĐVN.
Từng thi đấu cho CLB Thể Công, Becamex Bình Dương, The Vissai Ninh Binh, Vicem Hải Phòng, Hùng Vương An Giang, XM Fico Tây Ninh, Công an Nhân dân và Như Thành cùng đội bóng đất Thủ vô địch V.League 2007, 2008.
Sau khi giải nghệ, Như Thành mở một trung tâm bóng đá cộng đồng.
Ảnh: TL
3. Trung vệ Lê Phước Tứ
Tại AFF Cup 2008, Phước Tứ được đánh giá là hòn đá tảng ở trung tâm hàng phòng ngự ĐT Việt Nam nhờ lối chơi mạnh mẽ và quyết đoán. Anh đá cặp ăn ý với Như Thành và tạo thành bộ đôi trung vệ "thép".
V.League 2016, Phước Tứ treo giầy vì chấn thương dây chằng và chuyển sang công tác huấn luyện tại Trung tâm bóng đá trẻ PVF.
Ảnh: Getty
4. Hậu vệ Đoàn Việt Cường
Sau AFF Cup 2008, sự nghiệp của Đoàn Việt Cường sa sút vì cuộc sống ngoài sân cỏ và là cầu thủ lận đận bậc nhất so với các đồng đội.
Năm 2017, Việt Cường được Công Vinh trao cơ hội làm lại ở CLB TP.HCM nhưng rồi bị bị thanh lý hợp đồng vì vô kỷ luật.
Ảnh: TL
5. Hậu vệ Huỳnh Quang Thanh
Quang Thanh là hậu vệ phải được đánh giá hay nhất của BĐVN. Sau AFF Cup 2008, Quang Thanh vẫn là trụ cột tại đội tuyển quốc gia đến trước AFF Cup 2012. Năm 2013, Thanh đầu quân cho Long An và dính vào sự cố phản ứng trên sân Thống Nhất tại V.League 2017, bị cấm thi đấu 2 năm.
Thanh được giảm án để quay lại và sau khi cùng Long An chơi hạng Nhất 2018, tuyển thủ này tuyên bố treo giầy để chuyển sang công tác huấn luyện.
Ảnh: TL
6. Tiền vệ Nguyễn Vũ Phong
Tại AFF Cup 2008, Phong đã ghi bàn thắng mở tỉ số quan trọng vào lưới Thái Lan ở trận chung kết lượt đi.
Năm 2017, Vũ Phong đã chính thức giải nghệ trong màu áo SHB. Đà Nẵng và tham gia BHL đội bóng sông Hàn.
Ảnh: TL
7. Phan Văn Tài Em
Ở vị trí trung tâm hàng tiền vệ, Tài Em từng là thủ lĩnh về cả chuyên môn và tinh thần. Anh được HLV Calisto trao chiếc băng đội trưởng.
Tại AFF Cup 2008, Phan Văn Tài Em không phải là cầu thủ nổi bật nhất nhưng là nhân tố quan trọng nhất trong sơ đồ chiến thuật của HLV Calisto.
Tài Em từng nắm Long An và CLB Sài Gòn nhưng rồi không thành công nên mùa giải này xin nghỉ, nhường chỗ cho HLV Nguyễn Thành Công.
Ảnh: TL
8. Tiền vệ Lê Tấn Tài
Tiền vệ người Khánh Hòa được xem là một trong những nhân tố gây đột biến mà HLV Calisto sử dụng ở AFF Cup 2008. Cùng với Thành Lương, Tấn Tài vẫn đang thi đấu tốt và vừa cùng B.Bình Dương giành Cúp QG 2018.
Ảnh: TL
9. Tiền vệ Nguyễn Minh Phương
Minh Phương là đội trưởng ĐT Việt Nam, để lại dấu giày trong bàn thắng lịch sử của Công Vinh giúp BĐVN lần đầu vô địch Đông Nam Á.
Năm 2015, Minh Phương giải nghệ ở tuổi 35 trong màu áo SHB. Đà Nẵng. Sau đó, anh về giữ chức giám đốc kỹ thuật tại đội bóng quê hương Bình Phước, rồi làm HLV Long An, đến mùa 2018 dẫn dắt CLB SHB. Đà Nẵng.
Ảnh: TL
10. Tiền đạo Nguyễn Việt Thắng
Sau AFF Cup 2008, Việt Thắng là một trong những ngôi sao đắt giá nhất Việt Nam. Tháng 11.2014, tiền đạo đóng góp nhiều công lao cho ĐTQG treo giày và hiện làm việc cho Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF.
Ảnh: TL
11. Tiền đạo Lê Công Vinh
Ghi 2 bàn thắng ở 2 trận chung kết với Thái Lan giúp ĐT Việt Nam vô địch, Vinh là chân sút số 1 lịch sử Việt Nam và mới giải nghệ sau AFF Cup 2016. Công Vinh làm quyền Chủ tịch CLB TP.HCM nhưng đầu mùa giải 2018 chia tay.
Công Vinh không theo nghiệp huấn luyện và hiện đang chuyên tâm cho công tác đào tạo trẻ tại Học viện bóng đá CV9.
Ảnh: TL